Lỗ Rốn Bị đau Cảnh Báo 5 Căn Bệnh Nghiêm Trọng - BlogAnChoi
Có thể bạn quan tâm
Phụ nữ mang thai hoặc người phẫu thuật vùng bụng thường hay bị đau rốn. Song, nếu đột nhiên lỗ rốn bị đau thì đừng xem thường, đó có thể là dấu hiệu của 5 căn bệnh nghiêm trọng dưới đây, cùng BlogAnChoi xem nhé!
Nội dung chính- 1. Lỗ rốn bị đau báo động viêm tụy
- 2. Rối loạn ruột non
- 3. Viêm ruột thừa
- 4. Sỏi mật
- 5. Nhiễm trùng rốn
Rốn là một huyệt vị trọng yếu của con người, nằm ở phần bụng vô cùng quan trọng. Bộ phận này phân chia vùng bụng thành 4 phần: thượng vị (khu vực trên rốn), hạ vị (khu vưc dưới rốn), hố chậu phải và hố chậu trái.
Chính vì vậy, lỗ rốn bị đau có thể là một dấu hiệu mà cơ thể muốn báo động với chủ nhân của nó. Tùy theo mức độ và cách cơn đau xuất hiện rồi lan ra, bạn có thể nhận biết được nguy cơ của một vài căn bệnh nguy hiểm.
BlogAnChoi sẽ tổng hợp dưới đây 5 căn bệnh tiềm tàng có dấu hiệu là cơn đau ở khu vực rốn, cùng xem kỹ nhé!
1. Lỗ rốn bị đau báo động viêm tụy
Tụy là một bộ phận quan trọng của cơ thể, nằm ẩn sau dạ dày, làm nhiệm vụ nội tiết lẫn ngoại tiết. Các men tiêu hóa (amylase, trypsin và chymotrypsin) tiết ra từ tụy sẽ giúp tiêu hóa thức ăn, còn các hormone (glucagon và insulin) thì hỗ trợ điều chỉnh lượng đường huyết trong cơ thể.
Tụy bị viêm sẽ gây khó chịu, hấp thụ thức ăn kém, nặng hơn là xuất huyết tụy, nhiễm trùng, tổn thương mô hay sự hình thành của nang giả tụy. Cùng với sốt, nhịp tim tăng, sưng và chướng bụng, lỗ rốn bị đau cũng là một triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm tụy.
Ngoại trừ cấp tính, nếu viêm tụy là mạn tính thì cơn đau ở rốn sẽ không bao giờ khỏi hẳn. Vì vậy, bạn nên tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ chuyên môn để điều trị và kiểm soát cơn đau này.
2. Rối loạn ruột non
Các vấn đề về đường ruột là hệ quả khó lường thứ hai của việc lỗ rốn bị đau. Ruột non bị rối loạn, viêm nhiễm cũng sẽ xuất hiện triệu chứng này. Tuy nhiên, nếu chữa trị kịp thời và đều đặn, bệnh nhân có thể thoát khỏi căn bệnh này.
Một ví dụ điển hình là bệnh Crohn – một bệnh mạn tính gây viêm và loét ruột (IBD). Nó có thể làm cơ thể suy nhược, ăn không ngon miệng, bụng đau âm ỉ, co thắt ruột và cả đau rốn không dứt, biến chứng còn ảnh hưởng tới tính mạng. Bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh, giảm stress để tránh xa căn bệnh này.
3. Viêm ruột thừa
Đây là căn bệnh khá phổ biến và có thể dẫn tới nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Người bệnh cần phẫu thuật loại bỏ phần ruột thừa bị viêm để tránh viêm phúc mạc, sốc do nhiễm trùng ruột.
Dấu hiệu đầu tiên của viêm ruột thừa là đau vùng quanh rốn rồi lan ra khắp các vùng bụng, đặc biệt là khi cơ thể di chuyển. Nếu lỗ rốn bị đau và lan ra, đi kèm cùng chán ăn, sốt,.. thì bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để chuẩn đoán ngay. Nguy cơ rất cao rằng bạn đã bị viêm ruột thừa rồi đấy!
4. Sỏi mật
Căn bệnh về đường tiêu hóa này tăng dần theo độ tuổi và xuất hiện nhiều ở nữ hơn nam. Nguyên nhân là do viêm túi mật, tá tràng, ống mật, khiến mật bị lắng xuống, tạo thành sỏi cholesterol. Sỏi này có thể xuất hiện một mình hoặc trong một số ít trường hợp còn đi cùng sỏi có sắc tố mật.
Cơn đau do sỏi mật vô cùng ám ảnh, đau dữ dội ở vùng thắt lưng, bụng rồi đi đến rốn. Một khi các triệu chứng này đi kèm với lỗ rốn bị đau thì xin chia buồn, có thể sỏi mật đang hành hạ bạn. Bệnh nhân cần phẫu thuật lấy túi mật ra, lúc ấy cơn đau mới chịu biến mất.
Nếu bị sỏi mật mức độ nhẹ, bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống thật lành mạnh, ít mỡ, nhiều vitamin C và B. Tránh xa các loại thức uống và thực phẩm như trà, cà phê, chocolate, lòng đỏ trứng, thịt nhiều mỡ,… là điều kiện tiên quyết để hỗ trợ điều trị căn bệnh này.
5. Nhiễm trùng rốn
Viêm nhiễm, lỡ loét và đau là dấu hiệu rõ rệt của nhiễm trùng rốn. Do chủ quan nên vệ sinh khu vực này không sạch sẽ, các vi khuẩn có hại cùng bụi bẩn tích đọng sẽ dẫn đến tình trạng trên. Bệnh này xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh, nhưng người lớn đôi khi cũng mắc phải.
Da bị loét, trầy xước, ngứa hoặc mẫn đỏ sẽ gây đau rát ở vùng rốn. Đôi khi, rốn có thể bốc mùi hôi thối rất mất vệ sinh, gây giảm sự tự tin của người bệnh và ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hằng ngày. Nguy cơ này còn cao hơn đối với những ai xỏ khuyên rốn.
Chính vì thế, trong quá trình tắm rửa, đừng chủ quan mà hãy vệ sinh rốn của bạn thật sạch sẽ. Bởi vì vùng này cũng cần được giữ vệ sinh như các khu vực khác trên cơ thể, thậm chí là hơn thế nữa vì nơi đây tích tụ nhiều bụi bẩn cùng vi khuẩn có hại.
Ngoài việc giữ rốn sạch bằng việc tắm rửa, các chuyên gia khuyên dùng tăm bông chấm vào dung dịch cồn để làm sạch rốn mỗi tuần một lần. Trường hợp viêm nhiễm quá nặng thì hãy đến gặp bác sĩ da liễu để tìm biện pháp điều trị nhé!
Vậy là BlogAnChoi đã chỉ ra cho bạn những căn bệnh không ngờ tiềm ẩn sau cơn đau rốn thông thường. Hãy giữ vệ sinh khu vực này sạch sẽ, cũng như chú ý đến từng dấu hiệu cảnh báo của cơ thể, dù là nhỏ nhất, để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Bạn cũng đừng bỏ qua các bài viết bổ ích khác trong chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi nhé!
Xem thêmTrẻ bị sốt mọc răng: Dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc để trẻ nhanh khỏi
Trong những năm đầu đời, việc mọc răng là một phần không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên điều này thường đi kèm với những triệu chứng như sốt, khó chịu, và không ngủ được. Đối với các cha mẹ, việc nhận biết và chăm sóc cho trẻ khi mọc răng là ...Từ khóa » Các Loại Bệnh Về Rốn
-
Những Bệnh Lý Về Rốn ở Trẻ Sơ Sinh | Vinmec
-
Triệu Chứng đau Rốn Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì, Cách Chữa Trị
-
Rốn Có Dấu Hiệu Này, Khám Ngay Kẻo Cứu Không Kịp - Tiền Phong
-
Điểm Mặt Những Nguyên Nhân Khiến Lỗ Rốn Có Mùi Hôi - Hello Bacsi
-
Ngứa Rốn: Hiểu Nguyên Nhân để Tìm Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Đau Bụng Quanh Rốn Cảnh Báo Bệnh Gì, Có Nguy Hiểm Không?
-
Các Bệnh Về Rốn ở Trẻ Sơ Sinh
-
Các Vấn đề Về Rốn ở Trẻ Sơ Sinh
-
Bị đau ở Rốn Là Dấu Hiệu Cảnh Báo Nguy Cơ Gì?
-
Đau Bụng Quanh Rốn Là Bệnh Gì? Dấu Hiệu, Cách Khắc Phục
-
Thoát Vị Rốn ở Trẻ Em | Sở Y Tế Nam Định
-
Rốn Trẻ Sơ Sinh: Bệnh Lý Về Rốn, Chăm Sóc, Vệ Sinh Rốn Rụng Nhanh
-
Thoát Vị Thành Bụng - MSD Manuals
-
Chuyện Về Cái Rốn (Phần I)