Lỗ Thủng Tầng Ozone Nam Cực Thu Hẹp, ở Bắc Cực Lớn Kỷ Lục | Tin Tức

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Cơ chế tín chỉ chung - JCM
  • Liên hệ
  • Lịch công tác
Sửa nhà trọn góiSửa chữa điện nướcSua nha tai ha noi Chào mừng bạn đến với website của Cục Biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường Đăng nhập | Đăng ký Giới thiệu Chức năng nhiệm vụ Cơ cấu tổ chức Tin tức Tin hoạt động Hội nghị COP các Bên tham gia UNFCCC Tin Dự án - Hợp tác quốc tế Tin hoạt động các địa phương Tin khoa học công nghệ Tin bảo vệ tầng ô - dôn Góp ý dự thảo văn bản Nghiên cứu và Ấn phẩm Tài liệu COP Điểm tin Sự kiện, vấn đề liên quan tới lĩnh vực tài nguyên và môi trường Tai lieu Bản tin ô dôn Bản tin biến đổi khí hậu Sách, ấn phẩm Tài liệu Hội thảo 24/06/2020 Văn bản pháp luật Dự án Dự án trong nước Dự án nước ngoài Đơn vị sự nghiệp Trung tâm Ứng phó biến đổi khí hậu Trung tâm Phát triển các-bon thấp Các phòng chuyên môn Văn phòng Phòng Kế hoạch - Tài chính Phòng Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng Ô- dôn Phòng Thích ứng biến đổi khí hậu Phòng Kinh tế và Thông tin Biến đổi khí hậu Cuộc thi Bảo vệ tầng ô-dôn để bảo vệ khí hậu trái đất Viện Chiến lược, Chinh sách Tài nguyên và Môi trường Cục CNTT -  Bộ TNMT Cơ quan Hợp tác Đức Đồng bằng sông cửu long United Nations Framework Convention on Climate Change United Nations Development Programme Vietnam Intergovernmental Panel on Climate Change World Meteorological Organization Japan International Cooperation Agency Thống kê truy cập Online: 24 Hôm nay: 2471 Hôm qua: 3185 Trong tháng: 18584 Số lượt truy cập: 11439824 Tin tức / Tin khoa học công nghệ Lỗ thủng tầng ozone Nam Cực thu hẹp, ở Bắc Cực lớn kỷ lục Ngày đăng: 16/09/2020 Tầng ozone ở hai cực đang trong tình trạng đối lập nhau: một bên mang tới tín hiệu tích cực, một bên ghi nhận lỗ thủng lớn chưa từng thấy.

Theo CNN ngày 16-4, các nhà khoa học thuộc Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và  Cơ quan Giám sát khí quyển Copernicus (CAMS) cho biết lỗ thủng ở độ cao 18km ngay giữa tầng ozone đã mở rộng lớn nhất trong vòng 25 năm qua.

Từ hơn 1,6 triệu km2 vào tháng 2-2020, đến nay lỗ thủng đã rộng gấp 3 lần diện tích đảo Greenland (hơn 2 triệu km2). Đây là hiện tượng hiếm ở Bắc Cực, không thường xuyên như lỗ thủng ozone Nam Cực.

Theo Markus Rex - nhà khí quyển học tại Viện Alfred Wegener (Đức), hai nguyên nhân xuất hiện cùng lúc đã gây ra lỗ thủng này. 

Thứ nhất là nhiệt độ biến đổi đột ngột ở vùng Bắc Cực, gây nên những cơn xoáy cực bất thường làm giảm lượng ozone trong tầng bình lưu.

Lỗ thủng tầng ozone ở Bắc Cực - Ảnh: ESA

Thứ hai, cũng có trường hợp các chất phá hủy tầng ozone như clo và brom trong khí quyển do hoạt động của con người. Tuy nhiên, lỗ hổng không liên quan đến sự suy giảm chất ô nhiễm không khí vì dịch COVID-19.  

Theo nhóm nghiên cứu, lỗ thủng tầng ozone ở Bắc Cực không nguy hiểm như ở Nam Cực, tuy nhiên nếu lan rộng về khu vực vĩ độ cao, lỗ thủng này có thể gây hại cho người dân trước tác động của các tia cực tím, gần nhất ở vùng Greenland.

Trái với Bắc Cực là những tín hiệu tốt từ Nam Cực. Theo ghi nhận mới đây của NASA, lỗ hổng đã thu hẹp ở mức thấp nhất kể từ năm 1982. Một trong các nguyên nhân là giảm ô nhiễm không khí, những hóa chất công nghiệp, chứng tỏ thành công của nỗ lực các nước ký kết nghị định Montreal.

Tầng ozone như một tấm lọc của khí quyển Trái đất, có vai trò chặn đến 99% các bức xạ tia cực tím từ Mặt trời, giúp cho bề mặt Trái đất cũng như các sinh vật sống hạn chế tối đa các bức xạ nguy hiểm.

Greenland băng tan kỷ lục

 

Băng Greenland đang tan chảy kỷ lục - Ảnh: REUTERS

Theo nghiên cứu đăng tải ngày 15-4, các nhà khoa học ghi nhận lớp băng ở Greenland tan đi đáng kể, mất khoảng 600 tỉ tấn băng, tương đương 800 triệu hồ bơi tiêu chuẩn Olympic.

Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Columbia (Mỹ) và Đại học Liege (Bỉ) cho biết lượng nước tan chảy của Greenland có thể khiến mực nước biển toàn cầu dâng cao thêm khoảng 1,5mm.

Nguyên nhân ngoài nhiệt độ ấm lên toàn cầu còn do các hình thái tuần hoàn khí quyển tiêu cực xuất hiện thường xuyên hơn do hiện tượng biến đổi khí hậu.

Theo nhóm nghiên cứu, các lớp băng bao phủ 80% diện đảo Greenland . Nếu băng ở đây chảy hết, mực nước biển Trái đất sẽ dâng đến 7m.

Các tin khác Đẩy mạnh thực hiện cam kết về biến đổi khí hậu Công bố Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu NetZero Triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 Mục tiêu định lượng tổng thể về tài chính khí hậu (NCQG) UNDP tiếp tục hỗ trợ Việt Nam giải quyết các thách thức trong ứng phó BĐKH Nhiều tranh luận về cơ chế trao đổi các-bon toàn cầu Thủ tướng: Cần hành động nhanh hơn ứng phó biến đổi khí hậu Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế doanh nghiệp từ lãi trái phiếu xanh và tín chỉ carbon Phát huy nguồn lợi tín chỉ các-bon từ rừng Hoàn thiện phương pháp đánh giá trữ lượng các-bon rừng ngập mặn Tin tiêu điểm
  • Công bố Chương trình nghiên cứu khoa học và công...
  • Phổ biến Kế hoạch quốc gia về loại trừ các chất...
  • Triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm...
  • Những kết quả tại Hội nghị COP29 về biến đổi...
Cơ sở dữ liệu quốc gia biến đổi khí hậu Đồng bằng sông cửu long Cơ sở dữ liệu về tăng cường năng lực thực hiện nghị định thư Montreal Bộ Tài nguyên và Môi trường Chúc mừng năm mới 2022 Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia Viện Khí tượng thủy văn và Môi trường THĂM DÒ Ý KIẾN Theo bạn nguyên nhân là tác nhân chính gây ra "hiệu ứng nhà kính" ?

Adipex 37.5 mg can be purchased at

Từ khóa » Các Lỗ Thủng Tầng Ozone ở đâu