Lộ Trình Trở Thành Giáo Viên Tiếng Anh - Kiến Thức Tổng Quan
Có thể bạn quan tâm
Để trở thành giáo viên tiếng Anh, mình phải bắt đầu từ đâu? Trình độ tiếng Anh của mình phải cỡ nào? Nghe nói đọc viết ra sao? Mình cần chứng chỉ gì? Mình chưa có kinh nghiệm gì thì sao? Mình có thể xin việc làm ở chỗ nào?…
Trong bài viết này, Mr. Bách sẽ chia sẻ, cho đi toàn bộ kiến thức, kinh nghiệm bản thân mình thu thập được trên con đường trở thành giáo viên tiếng Anh và xa hơn, để hỗ trợ những bạn trẻ có cùng đam mê đạt đến giấc mơ trên con đường làm giáo dục của mình.
Contents
Năng lực tiếng Anh
Để trở thành giáo viên tiếng Anh (English Teacher, TESOL Teacher hoặc ESL Teacher), điều kiện tiên quyết nhất hiển nhiên là năng lực tiếng Anh. Sau đây, Mr. Bách sẽ liệt kê các kỹ năng theo thứ tự ưu tiên & cấp độ của một GV tiếng Anh nhé:
Kỹ năng phát âm
Quan trọng nhất của một GV khi đứng lớp vẫn là phát âm tiếng Anh. Bạn cần phát âm chính xác tất cả 44 âm trong bảng IPA (International Phonemic Alphabet – Bảng phiên âm quốc tế), đồng thời biết cách đặt khẩu hình miệng, phát âm đúng âm đuôi (ending sound), dạng thêm -S/ES, -ED, âm Schwa, nhấn nhá (stress), nối âm (linking sound) đúng. Các kiến thức này không chỉ tạo ấn tượng tốt với học viên và nhà tuyển dụng, mà còn là nền tảng để chúng ta giải đáp các thắc mắc của học viên về phát âm.
Bạn có thể luyện tập phát âm qua rất nhiều kênh trên youtube. Dưới đây là series đề xuất của mình:
Xem thêm >> Cách Dạy Phát Âm Qua Bảng Phiên Âm Quốc Tế IPA
Kỹ năng Nói
Quan trọng song song với phát âm là khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của GV, vừa phải có sự trôi chảy (fluency), không bị ấp úng, vừa phải chính xác về mặt ngữ pháp khi nói (grammatical accuracy), nhuần nhuyễn và dùng đúng 5 thì cơ bản (hiện tại, tương lai, quá khứ, tiếp diễn, hoàn thành).
Tối thiểu, GV phải có khả năng đáp lại các câu hỏi của học viên & giải thích được nghĩa các từ vựng bằng tiếng Anh, khả năng nói tương đương IELTS Speaking 6.5+.
Kỹ năng Nghe & Đọc
Tiếp đến là nkhả năng nghe & đọc, vì 2 khả năng này quan trọng ngang nhau, ngoài khả năng nghe hiểu người bản ngữ ít nhất 90% (chủ yếu là các accent Anh, Mỹ, Úc), GV còn cần nghe được các lỗi sai khi học viên phát âm để sửa.
GV cũng cần đọc hiểu trên 80% các sách giảng dạy như Teacher’s Book, Syllabus, TESOL Course,… và master ít nhất 5000~7000 từ vựng cơ bản & chuyên môn trong giáo dục. Tương đương IELTS Listening & Reading 7,0+.
Kỹ năng Viết
GV cần viết từ vựng chính xác 100%, không được phạm lỗi sai chính tả (thiếu chữ, thiếu dấu câu, thiếu phẩy s,…), đồng thời phải nắm rõ 5 thì cơ bản và các mẫu câu điều kiện, câu hỏi Yes/No, câu hỏi WH và có thể dịch trôi chảy, thoát nghĩa các câu trong bài học.
Kỹ năng viết đặc biệt rất quan trọng cho các bạn dạy luyện thi IELTS phần Writing để viết bài mẫu và sửa lỗi cho học viên. Tối thiểu bạn có khả năng viết tương đương IELTS Writing 6.0+.
Bằng cấp
Để dạy tiếng Anh trong trường phổ thông, các bạn cần có chứng chỉ nghiệp vụ Sư phạm của bộ Giáo Dục cấp. Chứng chỉ này có tổ chức thi lấy bằng, các bạn có thể lên trang web của Bộ GDĐT xem.
Tuy nhiên, dạy trong trường thì lương sẽ không cao bằng ở ngoài (chỉ bằng khoảng 50-70%), nên đa số các bạn GV sẽ chọn dạy tiếng Anh ở trung tâm. Hiện tại, hầu hết các trung tâm đều yêu cầu bạn có bằng TESOL để xem xét việc tuyển dụng (xem bài viết của Mr. Bách về bằng TESOL tại đây).
Bằng TESOL học tại Việt Nam sẽ có giá trị sử dụng trong khu vực Đông Nam Á/Châu Á, nên các bạn có thể học bằng này để dạy tiếng Anh tại các nước khác vẫn được nhé (với điều kiện có năng lực!).
Bên cạnh chứng chỉ TESOL, IELTS đang ngày càng trở thành một yêu cầu rất thiết yếu với công việc giảng dạy tiếng Anh. Chứng chỉ này được công nhận quốc tế và là thước đo được các trung tâm, trường học ưa chuộng để biết được năng lực ngôn ngữ của giáo viên. Sở hữu IELTS từ 7.0 trở lên, lý tưởng là 8.0, sẽ là một điểm sáng, trợ lực rất mạnh mẽ cho công việc giảng dạy của chúng ta. (Tìm hiểu thêm về phương pháp và lộ trình học IELTS ở đây).
Buổi tốt nghiệp khóa học TESOL của Mr. Bách tại TESOL Simple Education
Xem thêm >> Chứng Chỉ TESOL là gì? Phân biệt TESOL, TESL, TEFL
Kiến thức và năng lực giảng dạy
Có tiếng Anh, có bằng cấp, bạn đủ điều kiện để trở thành một giáo viên tiếng Anh. Nhưng để trở thành một người thầy GIỎI, có khả năng tạo ra sự tiến bộ cho học viên, cái bạn cần là trau dồi kiến thức sư phạm & rèn dũa năng lực giảng dạy cho thật sắc bén. Nếu bạn muốn đi làm ở các trung tâm ngoại ngữ và được lương cao, bạn phải giỏi phần này. Đây mới là năng lực thật sự của một giáo viên Tiếng Anh!
Kiến thức giảng dạy
Kiến thức sư phạm ở đây HOÀN TOÀN KHÔNG PHẢI là những gì hàn lâm mà các bạn học được trong trường Đại học (cách soạn giáo án, cách viết báo bài, cách dịch thuật,… các bạn có thể tạm gác các kiến thức đó qua một bên), mà là sự hiểu biết của các bạn về những phương pháp giảng dạy mà thế giới đang đi theo:
– Học từ vựng bằng TPR (Total Physical Response)
– Luyện phản xạ bằng TPRS (Teaching Proficiency Through Reading & Storytelling)
– Đọc sách tăng vốn từ vựng & ngữ pháp bằng Pleasure Reading
– Lý thuyết hấp thụ ngôn ngữ Second Language Acquisition
– Các phương pháp giảng dạy trẻ em như Montessori, Waldorf,…
– Và còn rất nhiều các phương pháp khác như Process Writing, Syntax Tree,…
Còn nhiều phương pháp khác nữa, luôn luôn học hỏi và tìm hiểu thêm nhé!
Ngoài ra, bạn phải đủ kiến thức để giải thích thật sâu những câu hỏi khó nhằn của học viên. VD như “học mãi không giỏi”, “phương pháp nào phù hợp”, “em muốn nghe nói thành thạo trong 3 tháng thì sao”,…
Năng lực giảng dạy
Năng lực giảng dạy là cách các bạn điều phối lớp học của mình cho thật năng lượng, như một nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc: nắm bắt tâm lý học viên, hiểu & tinh tế với cảm xúc của lớp học.
Vì thế các bạn cần input rất nhiều kiến thức về:
- Thông minh cảm xúc (EQ)
- Kỹ năng thuyết trình, cách điều tiết giọng nói, khiếu hài hước (để hài không bị nhạt)
- Khả năng giải thích thật rõ ràng, dễ hiểu một ngôn ngữ mới
- Biến việc học tiếng Anh thành một hoạt động thú vị (sáng tạo trò chơi, hoạt động, sử dụng âm nhạc, phim ảnh, truyện,… để lớp học sôi động và thú vị)
- Tâm lý học viên, truyền động lực, khơi gợi ý chí học tập
Chốt lại, để trở thành một “ESL Teacher”, các bạn cần 2 điều kiện: tiếng Anh giỏi, đặc biệt là phát âm & nói và có bằng TESOL.
Để trở thành một “Good ESL Teacher”, các bạn cần trau dồi: kiến thức về các phương pháp giảng dạy mới & kỹ năng giảng dạy thật năng lượng.
Vậy làm thế nào để trở thành một “Great ESL Teacher”?
Một “Great ESL Teacher” không dừng lại ở việc dạy giỏi và nói tiếng Anh hay, mà còn là người có một niềm đam mê với giảng dạy và có thể đem nguồn cảm hứng nội tại này truyền đến học trò của mình.
Để có thể thắp lên ngọn lửa ham học cho học trò, mỗi giáo viên chúng ta phải là một tấm gương về sự siêng năng, nghiêm túc, kỷ luật trong việc học tập trọn đời (lifelong learning). Điều này thể hiện qua:
– Không ngừng trau dồi, thực hành các kiến thức về phương pháp giảng dạy và đọc, học qua mọi hình thức: trường lớp, sách vở,…
– Liên tục rèn luyện khả năng tiếng Anh, không ỷ lại.
– Khiêm cung, học hỏi từ các đồng nghiệp, người tiền nhiệm và cả chính những học trò của mình.
Giáo dục ngôn ngữ là mảnh đất rất màu mỡ, nhưng cũng cần sự đào sâu kiên trì bền bỉ của mỗi người làm nghề. Chính sự quyết tâm theo đuổi chất lượng giảng dạy, làm tất cả vì sự tiến bộ của học trò sẽ là kim chỉ Nam cho hành trình phát triển sự nghiệp giảng dạy của giáo viên chúng ta. Nếu quyết tâm đi với “nghề giáo” đủ mạnh, Mr. Bách tin rằng mỗi thầy cô chúng ta sẽ luôn có được con đường để đem đến niềm vui cùng cảm hứng không chỉ cho học trò, mà còn cho bản thân mình nữa.
Chúc tất cả các thầy cô thành công!
Chia sẻ từ thầy Lê Cao Bách – Founder TESOL Simple Education
Xem thêm >> Chương trình TESOL tại Simple Education
Từ khóa » Học Thêm Bằng Sư Phạm Tiếng Anh
-
Văn Bằng 2 Sư Phạm Tiếng Anh Học ở đâu? - EduLife
-
Chứng Chỉ Nghiệp Vụ Sư Phạm Tiếng Anh Là Gì? Học ở đâu? - EduLife
-
Văn Bằng 2 Sư Phạm Tiếng Anh Học ở đâu Tại Hà Nội, TPHCM
-
3 điều Bạn Cần Biết Trước Khi Học Văn Bằng 2 Tiếng Anh Sư Phạm
-
Tiếng Anh Tốt, Muốn Học Thêm Văn Bằng để Có Thể Giảng Dạy
-
Chứng Chỉ Nghiệp Vụ Sư Phạm Tiếng Anh Là Gì? Học ở đâu Tốt?
-
Những Trường đào Tạo Uy Tín Văn Bằng 2 Sư Phạm Tiếng Anh 2020
-
Nhu Cầu Học Văn Bằng 2 Sư Phạm Tiếng Anh Tại TPHCM
-
TUYỂN SINH LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC - VB2 - SƯ PHẠM TIẾNG ANH
-
Bằng Sư Phạm Tiếng Anh Là Gì - Hàng Hiệu Giá Tốt
-
Liên Thông Sư Phạm Tiếng Anh Đại Học Sư Phạm Hà Nội
-
Các Câu Hỏi Thường Gặp | Webkhoaanh - HCMUE English Department
-
Nghiệp Vụ Sư Phạm Giáo Viên Tiếng Anh Tiểu Học
-
Nên Học Sư Phạm Anh Hay Ngôn Ngữ Anh? Ngành Nào Dễ Tìm Việc?