Loại Bỏ CO2 Khỏi Bầu Khí Quyển - Báo Nhân Dân
Có thể bạn quan tâm
Ngày 8/9 vừa qua, nhà máy thu khí CO2 trực tiếp từ không khí lớn nhất thế giới đã chính thức đi vào hoạt động tại Iceland, đánh dấu bước đột phá trong mục tiêu đạt mức phát thải ròng toàn cầu bằng 0 (net-zero) vào năm 2050.
Với công suất lên đến 4.000 tấn CO2 mỗi năm, tương đương với lượng khí thải hằng năm từ khoảng 790 ô tô, nhà máy Orca hoạt động theo cơ chế tách CO2 trực tiếp từ không khí và chôn khí thải vào trong lòng đất.
Công nghệ này là một trong nhiều phương pháp loại bỏ khí nhà kính (chủ yếu là CO2 – nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính) đang được nghiên cứu và áp dụng trên thế giới hiện nay nhằm hướng tới mục tiêu đạt được mức phát thải ròng toàn cầu bằng 0.
Không thể phủ nhận rằng các chiến lược giảm phát thải như chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng hiệu quả và chống phá rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, chỉ riêng chúng sẽ là không đủ để hiện thực hóa tham vọng nêu trên.
Sự cần thiết loại bỏ CO2 ra khỏi khí quyển
Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), thế giới ngày nay trung bình ấm hơn 1,1oC so với năm 1850. Nếu xu hướng này tiếp tục, hành tinh của chúng ta sẽ nóng hơn 2-3oC vào cuối thế kỷ này.
Nguyên nhân chính của sự gia tăng nhiệt độ là do lượng CO2 trong khí quyển cao hơn, khiến bầu khí quyển giữ lại nhiệt của Mặt trời và không cho nó phản xạ vào không gian. Từ năm 1850, tỷ lệ CO2 trong không khí đã tăng từ 0,029% lên 0,041% (288 ppm đến 414 ppm).
Trong 50 năm qua, hơn 1.200 tỷ tấn CO2 đã được thải vào bầu khí quyển của Trái đất - riêng năm 2018 là 36,6 tỷ tấn. Như một hệ quả tất yếu, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,8oC chỉ trong nửa thế kỷ.
Năm 2015, thế giới đã cùng nhau ký kết Thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu, trong đó đặt ra mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này ở mức thấp hơn 2°C và theo đuổi các nỗ lực để hạn chế nó ở mức 1,5°C. Thỏa thuận đưa ra giới hạn lượng CO2 có thể thải vào khí quyển. Theo tính toán của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, nếu phát thải tối đa khoảng 300 tỷ tấn, sẽ có 50% cơ hội hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5oC. Tuy nhiên, nếu lượng phát thải CO2 vẫn giữ nguyên ở mức hiện tại, thì “ngân sách” CO2 nói trên sẽ được sử dụng hết chỉ trong 7 năm.
Báo cáo đặc biệt của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đồng thời nêu rõ chỉ đơn thuần cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính là không đủ. Để ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của sự nóng lên toàn cầu, cần mở rộng mạnh mẽ quy mô các công nghệ loại bỏ carbon (công nghệ phát thải âm – NET).
Có mối quan hệ tương hỗ quan trọng giữa quy mô, tốc độ giảm phát thải và vai trò của việc loại bỏ carbon
Loại bỏ carbon đề cập đến việc tách CO2 hiện có ra khỏi khí quyển bằng các phương pháp từ đơn giản là trồng cây đến phức tạp như chế tạo các máy thu nạp carbon khổng lồ. Việc loại bỏ carbon là điều cần thiết vì Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế mới nổi khác sẽ tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch để làm năng lượng trong nhiều năm tới. Bên cạnh đó, một số lĩnh vực của nền kinh tế, như hằng không và sản xuất thép, có thể sẽ vẫn phải dựa vào năng lượng hóa thạch trong nhiều thập kỷ.
Để đạt được mức phát thải ròng toàn cầu bằng 0 trước năm 2050, những lượng phát thải trên sẽ phải được hạn chế bằng cách loại bỏ carbon.
Cần thiết phải bắt tay ngay vào việc tìm ra cách loại bỏ CO2 khỏi bầu khí quyển một cách có trách nhiệm và bền vững
Từ khóa » Khí Co2 được Coi Là ảnh Hưởng đến Môi Trường Vì Sao
-
Khí CO2 được Coi Là ảnh Hưởng đến Môi Trường Vì: - HOC247
-
Khí CO2 được Coi Là ảnh Hưởng đến Môi Trường Vì A. Tạo Bụi Cho ...
-
Khí CO2 được Coi Là ảnh Hưởng đến Môi Trường Vì
-
Khí CO2 được Coi Là ảnh Hưởng đến Môi Trường Vì
-
Khí CO2 được Coi Là ảnh Hưởng đến Môi Trường Vì - Tự Học 365
-
Khí Co2 được Coi Là ảnh Hưởng đến Môi Trường?
-
Khí CO2 được Xem Là ảnh Hưởng đến Môi Trường Vì | Cungthi.online
-
Khí CO2 được Coi Là ảnh Hưởng đến Môi Trường Vì
-
Khí CO2 được Coi Là ảnh Hưởng đến Môi Trường Vì A. Rất độc C. Tạo ...
-
Khí CO2 được Coi Là ảnh Hưởng đến Môi Trường Vì
-
Ảnh Hưởng Của Carbon Dioxide Với ô Nhiễm Không Khí
-
Khí CO2 được Coi Là ảnh Hưởng đến Môi Trường Vì:
-
Tại Sao Hai Khí CO, CO2 được Coi Là Khí Gây ô Nhiễm Môi Trường ...
-
Cacbon Dioxit: Tính Chất, điều Chế, ứng Dụng Và Bài Tập Chi Tiết