Loại Bỏ Thói Ganh Ghét, đố Kỵ
Có thể bạn quan tâm
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đã chỉ rõ: “Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình…”, đây là một trong những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức đang tồn tại trong tình hình hiện nay. Những biểu hiện suy thoái này làm nản lòng, nhụt chí và cản trở sự phấn đấu của cá nhân và tổ chức, làm xói mòn đạo đức, văn hóa trong ứng xử, gây hại cho tập thể. Đồng thời, làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc xây dựng và củng cố sự đoàn kết, thống nhất và là nguyên nhân của sự nhen nhóm, bè phái, lợi ích nhóm, dẫn đến nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ…
Để loại bỏ thói ganh ghét, đố kỵ trong tình hình hiện nay, các cơ quan, đơn vị cần quán triệt và thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Cuộc vận động Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới; chú trọng làm tốt công tác tư tưởng, phát huy dân chủ, xây dựng khối đoàn kết, thống nhất trong cấp ủy, tổ chức đảng, làm hạt nhân cho khối đoàn kết của cơ quan, đơn vị. Xây dựng văn hóa ứng xử lành mạnh, kết hợp hài hòa giữa phát huy dân chủ đi đôi với giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, giữ gìn tình yêu thương đồng chí, đồng đội.
Thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình, rà soát từ trong cấp ủy đến từng đảng viên, ai có biểu hiện ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình phải chấn chỉnh, chỉ rõ cho họ thấy để họ “tự soi”, “tự sửa”. Phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh “mục đích của tự phê bình và phê bình để giúp nhau tiến bộ, sửa chữa sai lầm”, chứ không phải là để “bới lông tìm vết”, nên cách thức tiến hành phải có lý, có tình, có tính giáo dục cao. Đồng thời, tự phê bình và phê bình phải được làm thường xuyên, phải nêu cả ưu điểm và khuyết điểm, “phê bình việc chứ không phê bình người” để cùng tiến bộ.
Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc vận động vào thực tiễn công việc; trong nhận xét, đánh giá, đề bạt, khen thưởng phải thật sự khách quan, dân chủ, công khai và đúng thực chất, không bao che, không ích kỷ, hẹp hòi, thành kiến cá nhân làm tổn hại đồng chí, đồng đội, hạn chế sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể cơ quan, đơn vị… Phát huy sự nêu gương của đội ngũ cán bộ các cấp, nói đi đôi với làm, đi đầu trong mọi việc. Thường xuyên động viên, khen thưởng kịp thời những nhân tố điển hình tiên tiến; ngăn chặn cái sai, cái xấu, kèn cựa địa vị, lợi ích nhóm…
Đặc biệt, mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng phải nhận thức đúng và luôn rèn luyện đạo đức cách mạng, phòng và chống chủ nghĩa cá nhân; nỗ lực học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, tận tâm, tận lực với công việc, thấy đúng kiên trì bảo vệ, thấy sai kiên quyết đấu tranh. Phải khiêm tốn lắng nghe, tự giác học hỏi cái hay, cái tốt, cái mới của người khác mà mình chưa có; biết chia sẻ, động viên kịp thời với kết quả, thành tích nổi bật của đồng chí, đồng đội; biết nâng niu những việc đồng đội đã làm tốt, đã cống hiến cho tập thể; biết trân trọng, khuyến khích những ý tưởng, hiến kế, giải pháp, sáng chế, phát minh mà người khác nỗ lực tạo ra. Loại bỏ tư tưởng ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, hẹp hòi, ích kỷ; tạo không khí dân chủ, đoàn kết, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị VMTD “mẫu mực tiêu biểu”, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
KIÊN CƯỜNGTừ khóa » Khái Niệm Ganh Tị
-
Ganh Tị – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ganh Tị Là Gì - Quả Báo đáng Sợ Cho Người Có Tâm Ganh Tị.
-
Ganh Tị Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Ghen Tị - Từ điển Việt
-
Từ điển Tiếng Việt - Từ Ganh Tị Là Gì
-
Ghen Tị - Lý Do, Dấu Hiệu, Làm Thế Nào để Thoát Khỏi Cảm Giác Ghen Tị
-
Hãy Cứ Ganh Tị, Nhưng… - FuSuSu
-
VÌ SAO SỰ GANH TỊ VÀ ĐỐ KỊ LẠI DẪN TỚI BẮT NẠT?
-
Thói Ghen Tị - VnExpress
-
Sự Khác Biệt Giữa Ghen Tị Và đố Kị
-
'ganh Tỵ ': NAVER Từ điển Hàn-Việt
-
Ganh Tị Nghĩa Là Gì
-
Ganh Tị – Wikipedia Tiếng Việt - Blog Chia Sẻ AZ