Loài Cá Dày Nhìn Y Hệt Con Cá Lóc Vừa được Một Trường Đại Học ở ...

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Facebook Google

Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt

Đăng nhập

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Mã xác nhận

Captcha refesh

Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt

Đăng ký

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

Nhà nông
  • Tin nông nghiệp
  • Muôn cách làm giàu
  • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
  • Ngon - Sạch - Lạ
  • Chuyển đổi số nông nghiệp
  • Kinh tế nông nghiệp
  • Nông thôn mới
  • Khuyến nông
  • Khởi nghiệp sáng tạo
  • Thái Bình xây dựng Nông thôn mới
Loài cá dày nhìn y hệt con cá lóc vừa được một trường Đại học ở tỉnh Kiên Giang nhân giống thành công

Loài cá dày nhìn y hệt con cá lóc vừa được một trường Đại học ở tỉnh Kiên Giang nhân giống thành công

Chủ nhật, ngày 09/08/2020 07:06 AM (GMT+7) Sau hơn 2 năm sưu tầm, thuần dưỡng, nghiên cứu, Khoa Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (Trường Đại học Kiên Giang, tỉnh Kiên Giang) đã thành công trong việc cho cá dày sinh sản nhân tạo. Bình luận 0 Dân Việt trên
  • Ninh Thuận: Nhân giống thành công loài cá nghe tên đã muốn ăn

  • Loài cá trước bơi đầy ở suối, nay Phú Yên nhân giống thành công

  • Khánh Hòa: Nhân giống thành công loài cá bè vẩu ngon nức tiếng

  • Tỉnh Hà Giang thông báo đã nhân giống thành công cá anh vũ

Tiến sĩ Nguyễn Bạch Loan – Bộ môn Khoa học vật nuôi (Khoa Nông nghiêp – Phát triển nông thôn, Trường Đại học Kiên Giang) – Chủ nhiệm đề tài, cho biết, hiện đàn cá con đã đạt 4cm, sức khỏe tốt, sẵn sàng đưa ra nuôi trong môi trường tự nhiên.

Một trường Đại học ở tỉnh Kiên Giang nhân giống thành công loài cá dày nhìn y hệt con cá lóc - Ảnh 1.

Tiến sĩ Nguyễn Bạch Loan và cá dày trưởng thành. Ảnh: LT

Được biết cá dày (hay cá dầy), có tên khoa học là Channa lucius, là 1 trong 4 loài cá nước ngọt thuộc giống cá Channa phân bố nhiều ở vùng hạ lưu sông Mekong. Thoạt nhìn, cá dày có hình dáng giống với cá lóc, nhưng ngắn, tròn hơn.

Đặc biệt là loài cá dày hoa văn, màu sắc vảy bắt mắt hơn. Với chất lượng thịt thơm ngon, bổ dưỡng, cá dày được nhiều người chấp nhận mua với giá cao, luôn ở mức trên 100.000đ/kg...

Một trường Đại học ở tỉnh Kiên Giang nhân giống thành công loài cá dày nhìn y hệt con cá lóc - Ảnh 2.

Cá dày con được sinh sản nhân tạo. Ảnh: LT

Chính điều này đã dẫn đến nạn săn bắt ráo riết, cộng với môi trường thiên nhiên đang chịu nhiều tác động từ áp lực ô nhiễm là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm mạnh số lượng loài cá dày trong môi trường tự nhiên. Trong khi đó, việc nghiên cứu cho cá dày sinh sản nhân tạo, vì nhiều lý do chưa mang lại kết quả như mong đợi.

Một trường Đại học ở tỉnh Kiên Giang nhân giống thành công loài cá dày nhìn y hệt con cá lóc - Ảnh 3.

Một góc khu vực cho cá dày sinh sản nhân tạo. Ảnh: LT

Chính vì thế, việc tiến sĩ Nguyễn Bạch Loan và cộng sự thành công trong việc cho cá dày sinh sản nhân tạo có ý nghĩa rất lớn.

Bởi đó không chỉ kéo loài cá đặc sản này khỏi nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai không xa, mà còn mở ra triển vọng tích cực cho việc tạo thêm sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có giá trị thu hút du lịch.

Hơn thế nữa, theo tiến sĩ Loan, việc sinh sản nhân tạo thành công loài cá dày còn góp phần cung ứng nguồn con giống thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Một trường Đại học ở tỉnh Kiên Giang nhân giống thành công loài cá dày nhìn y hệt con cá lóc - Ảnh 4.

Cá dày trưởng thành. Ảnh: LT

Theo các nghiên cứu, cá dày có khả năng thích nghi rất tốt với môi trường khắc nghiệt. Không chỉ sống tốt ở môi trường nước có nhiệt độ dao động từ 15 - 39 độ C và ngưỡng pH đạt từ 2,7 - 10,3, cá dày còn có thể sống trong môi trường nước có độ mặn đạt ngưỡng cao khoảng 22‰ nên rất rộng đường chăn nuôi.

Không chỉ thích hợp để nuôi lồng, bè trên các nhánh sông, kênh, mương, cá dày còn có thể nuôi thả tự nhiên tại các mương trong các mô hình cây trồng, cây ăn trái.

Bình Thuận: Chim tiền tỷ thấy bay trên trời thì dễ nhưng khó quản ở dưới đấtKhánh Hòa: Xáo tam phân là cây quý thế nào mà ở đây cả nhà nước và nhân dân cùng bảo tồn?Covid-19: Đến khổ, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế lên mạng kêu gọi "giải cứu" 6.000 con vịt cho nông dân Lục Tùng (Báo Lao động) Từ khóa:
  • trường đại học
  • tỉnh Kiên Giang
  • phát triển nông thôn
  • Tên khoa học
  • giá trị kinh tế
  • khả năng thích nghi
  • cá dày
  • loài cá dày
  • Trường Đại học Kiên Giang
  • nhân giống cá dày
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
danviet.vn
Ý kiến của bạn Đăng nhập Đăng ký x

Ảnh đính kèm

Gửi ý kiến

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Xem tiếp bình luận x Tin cùng chuyên mục Xem theo ngày Xem
  • Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị quan tâm hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số

    Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị quan tâm hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số

  • Mavin Group: Hành trình 20 năm xây dựng ngành nông nghiệp bền vững

    Mavin Group: Hành trình 20 năm xây dựng ngành nông nghiệp bền vững

  • Làm gì để phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

    Làm gì để phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

  • Giá lợn hơi tiếp tục tăng nhanh, 'ông lớn' chăn nuôi cũng đẩy giá lợn lên đỉnh mới

    Giá lợn hơi tiếp tục tăng nhanh, 'ông lớn' chăn nuôi cũng đẩy giá lợn lên đỉnh mới

  • Năm 2025 thực hiện tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp trên toàn quốc

    Năm 2025 thực hiện tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp trên toàn quốc

  • Cận cảnh con động vật hoang dã quý hiếm có tên trong sách Đỏ vừa phát hiện lần đầu tiên tại Quảng Bình

    Cận cảnh con động vật hoang dã quý hiếm có tên trong sách Đỏ vừa phát hiện lần đầu tiên tại Quảng Bình

Tin nổi bật
  • Chỉ trồng rau bán mà một Hợp tác xã ở Long An có doanh thu 12-15 tỷ/năm

    Chỉ trồng rau bán mà một Hợp tác xã ở Long An có doanh thu 12-15 tỷ/năm

  • Ở khu bảo tồn loài-sinh cảnh Nam Xuân Lạc tại Bắc Kạn có hơn 3.700 cây gỗ quý được "định danh"

  • Bộ Nông nghiệp và PTNT sắp xếp, hợp nhất 12 cục, vụ trước khi hợp nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường

  • Vừa thả vô một khu rừng nổi tiếng Nghệ An, 11 con động vật hoang dã này đã tự kiếm ăn

Xem thêm

Từ khóa » Hình ảnh Giống Cá Lóc