Loại Cây Cảnh "đa-zi-năng" được Giới Sành Cây Cảnh "săn Lùng" Ráo Riết

Bên cạnh những công dụng kể trên thì cây cảnh khế bonsai còn là loại cây có ý nghĩa phong thủy cực kỳ sâu sắc. Có lẽ đây cũng chính là một trong những nguyên do khiến cây cảnh khế bonsai được rất nhiều người yêu thích trồng cây cảnh quanh nhà "săn lùng".

Loại cây cảnh "đa-zi-năng" được giới sành cây cảnh "săn lùng" ráo riết - Ảnh 1.

Cây cảnh khế bonsai tên thường gọi là cây khế, hoặc gọi theo mùi vị như khế chua, khế ngọt. Một số tên gọi khác như ngũ liêm tử, tên tiếng anh là Carambola apple.

Đơn cử như khu vực trước cổng, cửa nhà thường là khu vực phong thủy, đón lộc vào, nên luôn được chú ý giữ sạch sẽ và thông thoáng. Gia chủ thường chọn những loại cây cảnh phong thủy để mong cầu sự may mắn cho gia đình. Cây cảnh khế bonsai cũng chính là loại cây cảnh đáp ứng được tất cả các yếu tố như vậy. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cây cảnh khế bonsai nên trồng ở đâu? Chăm sóc thế nào? Chữa được bệnh ra sao? Có ý nghĩa phong thủy như thế nào bạn nhé!

Loại cây cảnh "đa-zi-năng" được giới sành cây cảnh "săn lùng" ráo riết - Ảnh 2.

Loài cây cảnh này có nguồn gốc xuất xứ ban đầu từ Sri Lanka và sau đó được biết đến rộng rãi tại các nước Đông Nam Á.

Ở Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa, cây cảnh này được trồng và phát triển tốt từ miền Bắc cho đến miền Nam. Ngoài ra ở các nước khác, khế cũng được trồng tại Ghana, Brazil và Guyana. Ở Hoa Kỳ, khế được trồng với quy mô thương mại như ở miền nam Florida và Hawaii.

Khế là loài cây cảnh sống lâu năm có thể lên đến hàng nghìn năm, cho dù vậy, thân của cây không quá to. Cây cảnh khế bonsai là cây loại gỗ nhỏ, dáng tròn, cao 3m -5 m, có nhiều cành. Thân non màu xanh, có lông trắng. Thân già màu nâu, nhiều nốt sần sùi và có ít lông.

Trồng và chăm sóc cây cảnh khế bonsai thế nào?

Với cây cảnh khế bonsai nói riêng và cây khế nói chung thì chúng ta không nên tưới quá nhiều trong thời kỳ đầu sẽ rất bất lợi vì cây có thể thối rễ bất cứ khi nào. Lượng nước phải vừa đủ, chỉ cần chú ý trong giai đoạn từ cây con đến khi trưởng thành, giai đoạn nuôi quả từ tháng 6 đến cuối năm thì tăng cường tưới, thời tiết khô hạn sẽ làm quả bị rụng nhiều.

Loại cây cảnh "đa-zi-năng" được giới sành cây cảnh "săn lùng" ráo riết - Ảnh 3.

Về kỹ thuật uốn bonsai: Để một cây cảnh bonsai có thiết kế đẹp, cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn cấu trúc của cây đến sự kết hợp giữa cây và chậu.

Bón phân cho cây cảnh khế bonsai cũng không cần cầu kỳ, tuy nhiên bên bón tro bếp và vôi bột để cải thiện chất lượng quả, không nên bón đạm. Và cũng nên cắt tỉa trong giai đoạn trưởng thành để cây cảnh đều tán, không nên cho nắng rọi vào thân cây cảnh. Cắt tỉa cành cây sâu bệnh, cành già, yếu để tăng cường dinh dưỡng nuôi cây, nên cắt tỉa cành trước lúc ra hoa hoặc sau khi thu hoạch quả.

Rễ cây cảnh lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự trưởng thanh và tính chất của cây. Đây là một trong những nét đặc trưng thú vị nhất của nghệ thuật cây cảnh, rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn. Cành cây tạo nên cấu trúc căn bản của hình bóng cây, bạn có thể điều chỉnh nó bằng phương pháp cắt tỉa và buộc uốn dây kẽm.

Loại cây cảnh "đa-zi-năng" được giới sành cây cảnh "săn lùng" ráo riết - Ảnh 4.

Loại cây cảnh này có thể chịu được điều kiện thời tiết khác nhau, có thể chịu được rét đậm, rét hại hoặc nắng nóng. Thích hợp nhất là từ 22 - 25 độ C.

Thời điểm thích hợp nhất để trồng cây cảnh khế bonsai là vào vụ xuân hoặc thu. Trồng và chăm sóc đúng thời vụ sẽ làm cho cây cảnh ra hoa vào thời tiết ấm và khô, tỉ lệ quả cũng vì thế mà tăng lên, quả chín đẹp và thơm ngon nhất.

Về đất trồng, cây cảnh khế bonsai không chịu được sự ngập úng nên loại đất trồng cây phải đảm bảo nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước, tơi xốp. Cây cảnh cần nhiều nước ở giai đoạn ra quả, nếu không quả sẽ bị rụng.

Trồng cây cảnh khế bonsai có những ích lợi gì?

Khế được rất nhiều gia chủ sử dụng làm cây cảnh. Một phần, vì là loài cây cảnh sống dai và khỏe, trưng bày được lâu và không phải chăm sóc quá nhiều vẫn có thể sinh trưởng tốt.

Loại cây cảnh "đa-zi-năng" được giới sành cây cảnh "săn lùng" ráo riết - Ảnh 5.

Hiện tại, có rất khá nhiều đơn vị cung cấp cây cảnh, có khế bonsai rất lạ, đẹp mắt và có thế cây độc đáo, ấn tượng dùng để trưng bày, làm cảnh cho ngôi nhà hay khuôn viên sân vườn.

Mặt khác, khế ra hoa quả nhiều, theo quan niệm hoa trái xum xuê phong thủy tốt. Chính vì thế, cây cảnh khế bonsai rất được ưa chuộng và đưa vào công nghiệp cây cảnh.

Cây cảnh khế bonsai có thể làm thuốc chữa bệnh

Tất cả bộ phận từ của khế từ rễ đến ngọn đều có công dụng cho sức khỏe con người, cụ thể như sau:

Quả của cây cảnh khế bonsai

Quả của cây cảnh này có vị chua ngọt, tính bình, hiệu quả trong việc thanh nhiệt giải khát, tiêu viêm. Dùng nước quả khế có thể chữa ho, viêm họng, sổ mũi. Một số tác dụng khác cho tiêu viêm như viêm lợi, chảy máu chân răng..

Quả khế được sử dụng ăn uống trong cuộc sống thường ngày rất nhiều. Nếu là loại khế chua, thường sử dụng trong nấu canh chua( loại canh hầu hết người Việt Nam đều yêu thích) hay dùng để kho cá, khử mùi tanh của một số loại thực phẩm.

Loại cây cảnh "đa-zi-năng" được giới sành cây cảnh "săn lùng" ráo riết - Ảnh 6.

Quả của cây cảnh khế bonsai

Làm trái cây ăn quả với loại khế ngọt. Khế ngọt có vị ngọt thanh, nhẩm vị chua, hầu hết phù hợp với khẩu vị người Việt. Đồng thời, Khế còn có tác dụng giải khát, hàm lượng dinh dưỡng như vitamin C cao (một chất chống oxy hóa tự nhiên cho cơ thể).

Một số khoáng chất khác như magie, phốt pho, kali, sắt và kẽm, có trong thành phần dinh dưỡng của quả khế. Đặc biệt, vỏ quả khế giàu chất xơ, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa tự nhiên làm cho cơ thể khỏe mạnh.

Loại cây cảnh "đa-zi-năng" được giới sành cây cảnh "săn lùng" ráo riết - Ảnh 7.

Lá của cây cảnh khế bonsai

Lá của cây cảnh có vị chua, chát, tính bình, giúp thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu. Dùng lá khế để tắm hoặc đắp bên ngoài da chữa trị dị ứng, mề đay. Nếu gặp vấn đề như sổ mũi, sốt, ho, tiểu buốt, tiểu ra máu, mụn nhọt, ngộ độc và các bệnh khác như viêm tiết niệu,... cũng có thể sử dụng lá khế để chữa bệnh.

Hoa của cây cảnh khế bonsai

Loại cây cảnh "đa-zi-năng" được giới sành cây cảnh "săn lùng" ráo riết - Ảnh 8.

Hoa của cây cảnh khế bonsai

Hoa của cây cảnh này có vị chua hơi chát, ngọt, tính bình, có tác dụng bổ thận, nhuận phế, trừ ho. Còn có thể điều trị bệnh sốt rét, ho đờm, ho khan. Bằng cách ngâm hoa trong nước nóng uống, hoặc sắc lấy nước uống mỗi ngày, đến hết bệnh thì thôi.

Thân, rễ của cây cảnh khế bonsai

Thân, rễ của khế có thể điều trị đau khớp, viêm dạ dày, đau đầu mãn tính, một phần vỏ và rễ cây có vị chua chát, tình bình, hơi ngọt phù hợp để điều trị cho các vấn đề sức khỏe này. Sử dụng 8-16g vỏ thân hoặc rễ sắc nước uống mỗi ngày.

Có thể kết hợp lá khế, quả khế, hoa khế và vỏ thân cùng các dược liệu dân gian khác, để có thể điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.

Ngoài tác dụng làm cây cảnh, kết hợp cây ăn quả và tác dụng chữa trị nhiều vấn đề sức khỏe, theo dân gian, nước ở quả khế khi vắt ra có thể tẩy các vết gỉ sắt, các vết hoen ố trên trang phục.

Cây cảnh khế bonsai có ý nghĩa phong thủy

Cây cảnh khế bonsai cũng có ý nghĩa phong thủy. Cây cảnh lớn khỏe, cành lá xum xuê và quả màu vàng chín là tượng trưng cho những may mắn, phát triển, thịnh vượng của gia chủ. Gia chủ trồng khế ở khuôn viên nhà sẽ gặp điều tài lộc, phú quý.

Loại cây cảnh "đa-zi-năng" được giới sành cây cảnh "săn lùng" ráo riết - Ảnh 9.

Loại cây cảnh này cũng dễ trồng, không cần mất nhiều thời gian chăm sóc. Bạn vì thế cũng không cần lo vận lụi đi, mà luôn phát triển tươi tốt.

Có nên trồng cây khế trước cửa nhà không?

Cây cảnh khế bonsai mang lại nhiều lợi ích là thế nhưng không phải có thể tùy tiện trồng ở bất cứ vị trí nào cũng đem lại tài lộc. Nhiều người sẽ nghĩ trồng cây cảnh ăn quả ở đâu cũng được vì thực chất chỉ để lấy quả và bóng mát. Nhưng thực ra nên xem xét vị trí trồng cây cảnh để đảm bảo vận may cho gia chủ, đặc biệt là vị trí lối ra, cửa nhà.

Cửa nhà trong phong thủy là nơi đón vận khí, rước tài lộc may mắn vào nhà nên nếu trồng cây ở ngay lối đi sẽ chắn lối, cản trở luồng khí tốt vào trong. Lối đi không được thông thoáng và ánh sáng không chiếu được vào trong nhà.

Loại cây cảnh "đa-zi-năng" được giới sành cây cảnh "săn lùng" ráo riết - Ảnh 10.

Trong tín ngưỡng Việt, cây khế cũng là loại cây cảnh “chánh pháp” gắn với những người phúc hậu, hiền lành.

Khế cũng là loại cây cảnh đại thụ nên tán lá lớn, trồng trước cửa sẽ che đi tầm nhìn, khiến nhà thiếu khí trời, u ám hơn. Các hệ thống rễ cây dày bám vào tường nhà, lan qua những vị trí khác gây nứt nẻ bề mặt và hỏng lớp sơn. Lá khế rụng sẽ làm mặt tiền mất đi tính thẩm mỹ.

Nếu vẫn muốn trồng khế trong nhà thì có thể tham khảo 1 số vị trí khác như ngay sân vườn hoặc sau nhà. Nhiều người cho rằng cây cảnh khế bonsai không đẹp mắt nên không thể hiện sự may mắn. Nhưng thực chất thì khế được người Việt ưa chuộng trồng ở sân nhà giúp gọi tài lộc vào, cũng 1 phần vì “ăn khế trả vàng”.-

  • Cá cảnh không chỉ để làm cảnh, 8 lợi ích về việc nuôi cá cảnh mà nhiều người không biết

    Cá cảnh không chỉ để làm cảnh, 8 lợi ích về việc nuôi cá cảnh mà nhiều người không biết 23/04/2022 06:11

  • Thêm nắm này vào đất trồng cây cảnh lưỡi hổ, đảm bảo lộc lá đủ đầy, cây xanh mơn mởn

    Thêm nắm này vào đất trồng cây cảnh lưỡi hổ, đảm bảo lộc lá đủ đầy, cây xanh mơn mởn 22/04/2022 16:10

  • Loại rau dại đắt gấp 2 lần rau muống và bổ như "nhân sâm tự nhiên", không trồng mà cũng tự mọc um tùm

    Loại rau dại đắt gấp 2 lần rau muống và bổ như "nhân sâm tự nhiên", không trồng mà cũng tự mọc um tùm 22/04/2022 06:11

  • Những cá thể rùa “lơ ngơ” đi lạc vào nhà dân: Toàn loài rùa đã độc còn dị!

    Những cá thể rùa “lơ ngơ” đi lạc vào nhà dân: Toàn loài rùa đã độc còn dị! 21/04/2022 20:00

Từ khóa » Cây Khế Cảnh To