Loại Hạt Xưa Có đầy Không Ai ăn, Giờ Thành đặc Sản được Chị Em ưa ...

Hạt đác là hạt của cây đác (hay còn gọi là cây bang) – một loại cây sống chủ yếu tại những vùng Nam Trung Bộ như: Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Yên. Chúng phải mất 10 năm, mới bắt đầu có trái; từ khi ra hoa, kết quả đến khi thu hoạch phải mất thêm 3 năm nữa. Đặc biệt sau khi thu hoạch quả, cây đác sẽ không ra trái nữa cho đến khi chết đi.

Quả đác có hình dáng giống như quả dừa nhưng bé hơn, quả kết thành từng buồng lớn, mỗi quả có 3-4 hạt. Hạt đác sau khi được tách vỏ sẽ có màu trắng đục, da trơn láng, ăn có cảm giác giòn sần sật, vị béo và bùi.

Quả đác có hình dáng giống như quả dừa nhưng bé hơn, quả kết thành từng buồng lớn, mỗi quả có 3-4 hạt.

Quả đác có hình dáng giống như quả dừa nhưng bé hơn, quả kết thành từng buồng lớn, mỗi quả có 3-4 hạt.

Chị Ngọc Hà (28 tuổi, Phú Yên) cho biết: “Nhiều người hay nhầm tưởng hạt đác với hạt thốt nốt vì chúng có nhiều nét tương đồng. Song thực tế hạt đác không mùi trong khi hạt thốt nốt có mùi rất đặc trưng.

Ngoài ra, thốt nốt ăn gần giống như dừa nước, mềm, dẻo hơn; cắn vào giữa hơi rỗng ruột và chứa nước. Ruột thốt nốt có màu trắng nõn, hơi ngọt. Hạt đác có phần cùi hình bầu dục, dẻo cứng và đặc ruột, khi ăn vừa giòn vừa dai”.

Xưa ở quê chị Ngọc Hà có rất nhiều cây đác, hạt của nó là thứ quà quê quen thuộc của lũ trẻ nghèo. Sau đó theo năm tháng, chúng dần dần ít đi – đó cũng là thời điểm hạt đác trở thành đặc sản nổi tiếng, được giới trẻ săn lùng ráo riết.

“Để lựa hạt đạt ngon, dẻo và an toàn, chị em nội trợ nên chọn hạt có màu trắng đục, tươi, mềm, đặc biệt chỉ nên mua những túi hạt đác không mùi vì đác tươi không có mùi rõ ràng.

Nhiều người hay nhầm tưởng hạt đác với hạt thốt nốt vì chúng có nhiều nét tương đồng.

Nhiều người hay nhầm tưởng hạt đác với hạt thốt nốt vì chúng có nhiều nét tương đồng.

Sau đó, để đảm bảo giữ được hạt đác tươi lâu nhất, chị em nên cất vào ngăn mát tủ lạnh hoặc ngâm trong nước sạch (hoặc nước muối loãng) ở nhiệt độ thường rồi rửa lại hạt đác và thay nước mới hằng ngày, bảo quản trong vòng 2 tuần”, chị Ngọc Hà chia sẻ cách chọn và bảo quản hạt đác.

Hiện hạt đác được rao bán trên thị trường với giá phù hợp với túi của người tiêu dùng. Theo đó, hạt đác tươi đã qua sơ chế và đóng gói hoàn chỉnh dao động từ 75.000 – 130.000 đồng/kg; hạt đác rim dao động từ 140.000 – 180.000 đồng/kg.

Từ hạt đác, chị em nội trợ có thể chế biến thành nhiều món như:

Chè hạt đác với mít

Chè hạt đác có vị giòn bùi của hạt đác, hòa quyện cùng với hương thơm cúa sợi mít thái nhỏ, tạo ra một hương vị hoàn toàn mới lạ và hấp dẫn. Bên cạnh đó, còn có trân châu, bột bán và nước cốt dừa, khiến bạn càng ăn càng ghiền.

Loại hạt xưa có đầy không ai ăn, giờ thành đặc sản được chị em ưa chuộng đến lạ, 130.000 đồng/kg - 3

Sữa chua hạt đác

Với vị sữa chua béo min thơm ngon, kết hợp cùng hạt đác giòn dai và các loại topping trái cây tươi vô cùng kích thích vị giác. Ăn vào vừa ngon lại giúp hỗ trợ tiêu hóa.

Hạt đác rim đường

Hạt đác rim đường có vị dẻo ngọt, cực kỳ thơm và hấp dẫn. Khi thưởng thức món ăn này bạn có thể uống kèm với một ly trà nóng. Tạo cho bạn cảm giác thư thái và dễ chịu.

Không chỉ vậy, hạt đác còn vô cùng tốt cho sức khỏe như làm đẹp – giảm cân, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa loãng xương – hỗ trợ điều trị viêm khớp, tốt cho phụ nữ mang thai…

Loại rau xưa là nhân sâm của người nghèo, giờ thành đặc sản được dân thành phố ưa chuộng, 90.000 đồng/kg Loại rau xưa là nhân sâm của người nghèo, giờ thành đặc sản được dân thành phố "ưa chuộng", 90.000 đồng/kg Hiện lá đinh lăng tươi và khô được giao bán trên các trang thương mại điện tử hoặc chợ quê với mức giá dao động từ 70.000 – 90.000 đồng/kg. Bấm xem >>

Đặc sản 4 phương

Từ khóa » Hình ảnh Quả đác