Loại Hình H21 Là Gì - Hỏi Đáp
Hàng phi mậu dịch là gì? hàng phi mậu dịch có bán được không. Mẫu hóa đơn thương mại (invoice) hàng phi mậu dịch, hàng phi mậu dịch có được khấu trừ thuế GTGT. Nhập khẩu hàng phi mậu dịch như thế nào, loại hình nhập khẩu hàng phi mậu dịch và những quy định của pháp luật liên quan hàng phi mậu dịch. Là những nội dung chính mà Door to Door Việt sẽ chia sẻ đến quý vị trong bài viết này.
Bên cạnh hàng mậu dịch xuất nhập khẩu để kinh doanh buôn bán. Thì có một loại hình xuất nhập khẩu không để kinh doanh buôn bán thì được gọi là hàng phi mậu dịch (Non-merchant article). Đó là cách hiểu đơn giản nhất về hàng phi mậu dịch và hàng mậu dịch.
Có rất nhiều hiểu nhầm giữa hàng mậu dịch và hàng phi mậu dịch. Và những hiểu nhầm đó đã dẫn tới nhà xuất nhập khẩu đã khai sai tờ khai hải quan, khai sai mã loại hình và thậm chí đã khấu trừ thuế cho hàng phi mậu dịch.
Sau đây, Door to Door Việt sẽ làm sáng tỏ cho quý vị hiểu về hàng phi mậu dịch là gì. Mẫu invoice hàng phi mậu dịch, cách mua bán hàng phi mậu dịch và có khấu trừ được thuế nhập khẩu cho hàng phi mậu dịch không.
Khái niệm hàng phi mậu dịch được quy định rất rõ trong thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/09/2013. Theo điều 69 của thông tư này có quy định như sau:
“Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại (dưới đây gọi tắt là hàng phi mậu dịch) gồm:
- Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân Việt Nam. Của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
- Hàng hoá của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này.
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo.
- Hàng hoá tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế.
- Hàng mẫu không thanh toán.
- Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất, tạm nhập có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh, nhập cảnh.
- Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân.
- Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hoá mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế.
- Hàng hoá phi mậu dịch khác.”
Như vậy, những hàng hóa thuộc 9 trường hợp trên thì được gọi là hàng phi mậu dịch.
Đây là câu hỏi rất nhiều người băn khoăn, vì nhiều khi nhập hàng phi mậu dịch về rồi nhưng không cần dùng tới hoặc có thể đã sử kiểm tra xong như hàng mẫu. Như vậy sẽ xử lý số hàng phi mậu dịch đó như thế nào.
Theo điều 6 của Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020 thì có quy định như sau:
“Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
- a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
- b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
- c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên. Quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
- d) Kinh doanh mại dâm.
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người.
- e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
- g) Kinh doanh pháo nổ.
- h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.”
Hàng phi mậu dịch là danh từ chung để ám chỉ các mặt hàng nhập khẩu không nhằm mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, theo luật thì không có bất kỳ quy định nào cấm bán hàng phi mậu dịch cả.
Tuy nhiên, khi bán hàng phi mậu dịch thì sẽ được xếp vào mục thanh lý tài sản. Các loại thuế đóng nhập khẩu đặc biệt là thuế GTGT đầu vào sẽ không được khấu trừ. Đối với việc thanh lý bán hàng phi mậu dịch thì phải ghi nhận doanh thu khác.
Việc khấu trừ thuế GTGT là mong muốn chính đáng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được khấu trừ thuế GTGT. Hàng phi mậu dịch cũng không ngoại lệ, tất cả các thuế đóng để nhập khẩu cho hàng phi mậu dịch sẽ được đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Về vấn đề khấu trừ thuế GTGT cho hàng phi mậu dịch. Tổng cục thuế đã có những văn bản hướng dẫn cụ thể gồm:
- Công văn 1136/TCT-CS ngày 08/04/2010
- Công văn 3271/TCT-KK ngày 14/08/2014
Theo những công văn trên thì Door to Door Việt tái khẳng định là hàng phi mậu dịch không được khấu trừ thuế GTGT. Vì hàng phi mậu dịch nhập khẩu không phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh nên không được khấu trừ thuế.
Theo quyết định 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/05/2021 có quy định về mã loại hình xuất nhập khẩu hàng phi mậu dịch như sau:
- Mã loại hình xuất khẩu hàng phi mậu dịch là: H21 Xuất khẩu hàng khác.
- Mã loại hình nhập khẩu hàng phi mậu dịch là: H11 Hàng nhập khẩu khác.
Nhiều doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch không để ý đã áp sai mã loại hình nhập khẩu. Khi áp sai mã loại hình thì buộc phải hủy tờ khai hải quan. Đối với những tờ khai đã thông quan thì việc hủy tờ khai sẽ rất khó khăn.
Vì thế khi nhập khẩu hàng phải xác định được mục đích nhập khẩu hàng là gì. Nhập làm mẫu hay nhập kinh doanh, sản xuất.
Đối với những mặt hàng nhập khẩu dưới dạng cá nhân thì thông thường đơn vị chuyển phát nhanh sẽ mở tờ khai cho người nhập khẩu luôn.
Các đơn hàng xuất nhập khẩu có giá trị dưới 1,000,000 VND. Thì không có chịu thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu theo Quyết định 78/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010.
Hóa đơn thương mại của hàng phi mậu dịch không có sự khác biệt lớn đối với hàng mậu dịch. Điểm khác biệt duy nhật là hóa đơn hàng mậu dịch là hóa đơn thanh toán và invoice hàng phi mậu dịch là hóa đơn không thanh toán.
Hóa đơn thương mại hàng phi mậu dịch sẽ có những đặc điểm sau đây:
- Tiêu đề: Non Commercial Invoice
- Không có thông tin về thanh toán
Còn những thông tin còn lại thì sẽ giống như một hóa đơn thương mại bình thường. Quý vị có thể tải mẫu hóa đơn thương mại theo đường dẫn đính kèm.
Mẫu hóa đơn thương mại đó là mẫu cho hàng mậu dịch. Quý vị vui lòng thay đổi những thông tin sau để trở thành một invoice hàng phi mậu dịch. Thực hiện các bước như sau:
- Tải mẫu hóa đơn thương mại
- Sửa cụm từ “Commercial invoice” thành “Non Commercial Invoice”
- Sửa thông tin seller, buyer, thông tin hàng hóa, và các thông tin liên quan.
- Xóa thông tin về thanh toán.
Hàng phi mậu dịch cũng là những mặt hàng bình thường, sẽ nhập khẩu theo quy định đối với những mặt hàng riêng đó. Tuy nhiên, hàng phi mậu dịch của nhiều mặt hàng sẽ không phải làm kiểm tra chuyên ngành. Và mức thuế áp dụng cho hàng phi mậu dịch là cá nhân thường là mức thuế ưu đãi.
Quy trình nhập khẩu mặt hàng phi mậu dịch gồm những bước sau:
Bước 1. Khai tờ khai hải quan
Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, non-commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã hs của mặt hàng nhập khẩu. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.
Bước 2. Mở tờ khai hải quan
Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.
Bước 3. Thông quan tờ khai hải quan
Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.
Bước 4. Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng
Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho. Trên đây là bốn bước cơ bản thông quan hàng hóa nhập khẩu cho tất cả các mặt hàng.
Hàng phi mậu dịch là danh từ chung chỉ những mặt hàng nhập khẩu không nhằm mục đích kinh doanh. Khi làm thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch cũng có những lưu ý như sau:
- Hàng phi mậu dịch cũng phải đóng thuế nhập khẩu. Nếu mặt hàng trị giá dưới 1,000,000VND thì không phải đóng thuế.
- Hàng phi mậu dịch cũng được hưởng thuế ưu đãi nếu có ℅ (chứng nhận xuất xứ).
- Thuế GTGT nhập khẩu hàng phi mậu dịch không được khấu trừ. Thuế này được đưa vào chi phí khác trong hồ sơ khai báo thuế.
- Hàng phi mậu dịch có thể bán ra dưới dạng thanh lý tài sản. Ghi nhận doanh thu khác cho doanh nghiệp.
- Hàng phi mậu dịch có thể là hàng thanh toán hoặc không thanh toán qua ngân hàng. (Ví dụ: thanh toán hàng mẫu; hàng viện trợ nhân đạo thì không thanh toán).
- Hàng phi mậu dịch đa phần là không phải kiểm tra chuyên ngành hay làm các chứng nhận hợp chuẩn hợp quy hoặc công bố sản phẩm.
Trên đây là toàn bộ những nội dung liên quan đến hàng phi mậu dịch là gì. Hàng phi mậu dịch có bán được không, hàng phi mậu dịch có khấu trừ thuế GTGT không. Những quy định liên quan và những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch.
Door to Door Việt hy vọng bài viết sẽ giải đáp được những thắc mắc mà quý vị đang tìm kiếm. Quý vị có thể liên hệ trực tiếp đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn, báo giá dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch.
Kenny (Mr.) – Overseas Business Development Manager
Cell Phone: (+84) 91253 29 39 or (+84) 886 28 8889
Email:
Hàng phi mậu dịch là gì thì để cập nhật những bài viết hay về xuất nhập khẩu hoặc giá cước tàu; lịch tàu quý vị có thể theo dõi trên fanpage Door to Door Việt để được cập nhật những bài viết mới nhất.
Trân trọng cảm ơn đã theo dõi
Đánh giá bài viết
Từ khóa » H21 Loại Hình
-
Mã Loại Hình Xuất Khẩu H21 - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Mã Loại Hình Xuất Nhập Khẩu
-
Mã Loại Hình Tờ Khai Hải Quan - Dịch Vụ Vận Chuyển Quốc Tế
-
Bảng Mã Loại Hình Xuất Khẩu, Nhập Khẩu Mới Có ... - Hải Quan Online
-
Bảng Mã Loại Hình Xuất Khẩu, Nhập Khẩu Mới Có ... - Bình Phước
-
[PDF] Bảng Mã Loại Hình Xuất Nhập Khẩu Mới Trên Hệ Thống VNACCS - PwC
-
QUY ĐỊNH MỚI VỀ BẢNG MÃ LOẠI HÌNH ... - Redpineinternational
-
Xuất Nhập Khẩu Logistics | ACE Chú ý Nhé, Loại Hình PMD Phải Làm ...
-
Quyết định 1357/QĐ-TCHQ Bảng Mã Loại Hình Xuất Khẩu, Nhập Khẩu ...
-
HƯỚNG DẪN CÁCH KHAI BÁO TKHQ PHI MẬU DỊCH (Cơ Quan ...
-
[PDF] Câu 1: Về Loại Hình Xuất Khẩu Hàng SXXK để Bảo Hành
-
Hướng Dẫn Khai Mã Loại Hình Theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ Năm ...