Loại Hình Nhà Trường Trong Hệ Thống Giáo Dục Quốc Dân được Quy ...
Có thể bạn quan tâm
Nhà trường là một cơ sở giáo dục có chức năng đào tạo con người về trí dục đức dục và thể dục. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của pháp luật.
Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân
Nhà trường là cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được quy định cụ thể tại Điều 47 Luật Giáo dục 2019.
Các loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân
Khoản 1 Điều 47 Luật Giáo dục 2019 quy định nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây:
Thứ nhất: Trường công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;
Theo đó, loại hình này trường được thành lập, xây dựng và hoạt động dựa trên các quyết định đầu tư kinh tế trực thuộc Nhà nước, Trung ương hay Địa phương. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu trường công lập thể hiểu là nhà nước có quyền hạn, nhiệm vụ đối với các quyết định của trường.
Thứ hai: Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Loại hình trường dân lập chỉ áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non;
Theo đó, loại hình trường dân lập này kinh phí là từ người dân, cho nên các việc sửa chữa, lắp đặt, đổi mới, nâng cấp phòng học, trang thiết bị sẽ được các lãnh đạo trường toàn quyền quyết định.
Thứ ba: Trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là trường mà nhà đầu tư cam kết và thực hiện cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi trong quyết định thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình trường; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển nhà trường.
Chuyển đổi loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân
Khoản 2 Điều 47 Luật Giáo dục 2019 quy định việc chuyển đổi loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
+ Chỉ chuyển đổi loại hình nhà trường từ trường tư thục sang trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận;
+ Thực hiện quy định của điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của loại hình nhà trường ở mỗi cấp học, trình độ đào tạo;
+ Bảo đảm quyền của giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động và người học;
+ Không làm thất thoát đất đai, vốn và tài sản.
Chính phủ quy định
3. Chính phủ quy định chi tiết việc chuyển đổi loại hình nhà trường quy định tại khoản 2 Điều này.
Chuyển đổi nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông từ tư thục sang cơ sở giáo dục phổ thông tư thục hoạt động không vì lợi nhuận được hướng dẫn bởi Chương III Nghị định 84/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/09/2020.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục
Luật Hoàng Anh
Từ khóa » Hình Trường Là Gì
-
03 Loại Hình Nhà Trường Trong Hệ Thống Giáo Dục Quốc Dân
-
Loại Hình Nhà Trường Trong Hệ Thống Giáo Dục Quốc Dân | CSC
-
Loại Hình Nhà Trường Trong Hệ Thống Giáo Dục Quốc Dân
-
Trường Học – Wikipedia Tiếng Việt
-
Độ Sâu Trường ảnh Là Gì? Cách Thiết Lập để Chụp ảnh đẹp Nhất?
-
Nhà Trường Là Gì? Để Xây Dựng Nhà Trường Hiệu Quả Cần Những Gì?
-
Mô Hình Trường Học Mới Việt Nam - Bộ GD&ĐT
-
Hội Thảo Các Loại Hình Nhà Trường, Mối Tương Quan Trong Quy định ...
-
Mô Hình Nhà Trường Hiệu Quả Là Gì? - Hoa Tiêu Tri Thức
-
Chi Tiết Hệ đào Tạo Và Loại Hình đào Tạo Là Gì?
-
Cơ Cấu Tổ Chức Của Nhà Trường Trong Hệ Thống Giáo Dục Quốc Dân