Loại Hình Sử Dụng đất đai: Land Use Type - LUT Là Bức Tranh Mơ Tả ...

  1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Khoa học xã hội >
Loại hình sử dụng đất đai: Land Use Type - LUT là bức tranh mơ tả thực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.99 KB, 87 trang )

1.2.4. Loại hình sử dụng đất đai: Land Use Type - LUT là bức tranh mô tả thực

trạng sử dụng đất đai của một vùng với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện KT-XH và kỹ thuật được xác định [9, trang 28].Trên thế giới, học thuyết về LHSDĐĐ đã được Duddley Stamp thế kỷ XIX xây dựng và sau này được Kostrowiky và các đồng sự của ông phát triển. Gần đâyBeek và Bennerma đã hoàn chỉnh và được Brinkman và Smyth sử dụng trong đề cương đánh giá đất đai 1976 [6]. Loại hình sử dụng có thể hiểu theo nghĩa rộng làcác LHSDĐĐ chính dùng trong đánh giá khái quát. Ví dụ: nơng nghiệp nhờ nước trời, nơng nghiệp có tưới, đồng cỏ, rừng... hoặc có thể mơ tả chi tiết hơn là kiểu sửdụng đất đai. Kiểu sử dụng đất là một LHSDĐĐ được mô tả chi tiết theo các thuộc tính nhất định để đánh giá các yếu tố cần sử dụng đất của nó và để lập kế hoạch đầutư cần thiết. Ví dụ: trồng mía quy mơ nhỏ, quảng canh hoặc trồng mía quy mơ lớn có thâm canh, trồng cà phê gia đình bán thâm canh... Đơi khi, người ta khơng phân biệtthật rạch ròi các loại hình sử dụng đất chính và các kiểu sử dụng đất, mà gọi chung là các LHSDĐĐ, với mức độ chi tiết thay đổi theo phạm vi và các mục đích nghiên cứu.Trong việc nghiên cứu, đánh giá đất đai dẫn đến đề xuất sử dụng nhằm góp phần vào qui hoạch sử dụng đất đai hợp lý thì điều quan trọng là cần lựa chọn và áp dụng vàothực tế các LHSDĐĐ nào đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của con người; đảm bảo nhu cầu phát triển lâu bền về cả sinh thái, kinh tế, quản lý và bảo tồn; phù hợp với sựphân hố khơng gian của đất đai. Mỗi loại hình sử dụng đều có những yêu cầu sửdụng đất đai khác nhau. “Yêu cầu sử dụng đất đai là những đòi hỏi về đặc điểm vàtính chất của đất đai để đảm bảo cho mỗi loại hình sử dụng đất dự kiến phát triển được bền vững. Yêu cầu sử dụng đất đai được thể hiện trực tiếp qua các yếu tố và chỉtiêu phân cấp trong xác định ĐVĐĐ” [6, tr.299]. Chỉ tiêu trong phân cấp lãnh thổ có thể là các các yếu tố tự nhiên thuận lợi hoặc ngược lại có thể lấy theo các yếu tố gâytrở ngại cho sử dụng đất đai. Hướng phân cấp theo yếu tố trở ngại lấy yếu tố hạn chế lâu dài khó khắc phục làm cơ sở để xác định khả năng đất đai.1.2.5. Khả năng đất đai: Theo Dent D.,Young A, khả năng capability đất đai là tiềm năng của đất đai cho các loại sử dụng hay hoạt động quản lý cụ thể. Nó khơngnhất thiết phải là loại sử dụng tốt nhất hay có lợi ích lớn nhất. Việc phân loại khả20năng đất đai chủ yếu dựa vào các yếu tố tự nhiên thể hiện các hạn chế. Các hạn chế là những đặc điểm đất đai gây trở ngại cho sử dụng đất. Các hạn chế bao gồm:- Các hạn chế lâu dài là các hạn chế khó khắc phục bằng cách cải tạo thơng thường, kể cả những cải tạo quy mơ nhỏ; Ví dụ: độ dốc lớn, độ dày tầng đất mỏng...- Hạn chế tạm thời là các hạn chế có thể chuyển đổi bằng biện pháp chăm sóc, quản lý; Ví dụ: hàm lượng dinh dưỡng đất, khả năng điều tiết nước.Chỉ tiêu phân loại khả năng đất đai chủ yếu dựa vào các hạn chế lâu dài như độc dốc, độ dày tầng đất, độ ngập lụt... Chỉ tiêu này cũng khác nhau tuỳ quốc gia; Vídụ, ở các nước Liên Xơ cũ, giới hạn độ dốc để canh tác cây hàng năm là 5 ; cácnước vùng Caribê là 10 ; Indonesia là 22...1.2.6. Phân loại khả năng sử dụng đất đai là phân loại, xây dựng các chỉ tiêu cơ bảnvề đất đai cho loại hình sử dụng, làm cơ sở cho việc quy hoạch và sử dụng đất đai trong sản xuất N-LN, bảo vệ đất, chống thối hố và xói mòn đất. Theo NguyễnNgọc Nhị [12, tr. 116], các đặc điểm chính của đất đai được chú trọng phân tích khi phân loại khả năng sử dụng gồm có:- Độ dốc địa hình ảnh hưởng lớn đến sử dụng đất đai và quyết định các biệnpháp làm đất để khơng làm tăng nguy cơ xói mòn.- Độ dày tầng đất tối thiểu là độ dày tầng đất được giới hạn khi gặp các vậtcản cho sự hoạt động của rễ như kết von, đá ong.- Nhóm đất theo đá mẹ biểu thị sự khác nhau về thành phần cơ giới và thànhphần hóa học của đất như độ chua, độ phì của đất.- Hiện trạng sử dụng đất đai. 1.2.7. Hiện trạng sử dụng đất đai thể hiện qua phân bố các loại cây trồng, thảm thựcvật tự nhiên... là kết quả của quá trình sử dụng đất trong quá khứ và hiện tại, làm tiền đề cho hướng phát triển trong tương lai.Trong phân loại hiện trạng sử dụng đất đai, các loại hình sử dụng đất thường bao gồm: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất dân cư... [12,tr.119]. Hiện trạng sửdụng đất đai phản ảnh khả năng sử dụng đất đai, đồng thời cũng là một trong những tiền đề cho việc đề xuất sử dụng đất đai phù hợp với thực tế.211.2.8. Quy hoạch sử dụng đất đai là tổng hợp các kết quả đánh giá đất đai theo yêucầu sử dụng hay các kết quả phân loại khả năng sử dụng đất đai với các nghiên cứu về tình hình KT-XH, thị trường để đề xuất các phương hướng sử dụng đất đai hợp lý.C.Sys. Vanranst và Debaveye đã đưa ra sơ đồ các bước nghiên cứu trong quy hoạch sử dụng đất đai. Theo sơ đồ này, có thể thấy mục đích chính của quy hoạch sử dụngđất đai là lựa chọn dạng, loại hình sử dụng tối ưu cho một ĐVĐĐ xác định, có tính đến các điều kiện tự nhiên, KT-XH cũng như các phương hướng bảo vệ môi trườngvà đất đai trong tương lai.1.3. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUY HOẠCH NÔNG - LÂM NGHIỆP HUYỆN SƠN TỊNH:1.3.1. Quan điểm đánh giá:Dựa trên các quan điểm nghiên cứu đã được xác định, đề tài đã vận dụng vào đánh giá như sau:

1.3.1.1. Quan điểm tổng hợp:

Quan điểm tổng hợp đòi hỏi nghiên cứu các thành phần tự nhiên, KT-XH trong mối quan hệ tương hỗ, tác động lẫn nhau, gắn bó với nhau chặt chẽ như là một tổng thể.Tuy nhiên, theo quan điểm này không yêu cầu nhất thiết phải đánh giá tất cả các chỉ tiêu thuộc các thành phần mà tuỳ thuộc vào mục tiêu đánh giá để lựa chọn chỉ tiêu phù hợp.Trong đề tài, quan điểm này thể hiện qua việc lựa chọn chỉ tiêu: loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, điều kiện tưới và vị trí. Điều quan trọng của đề tài là đãchọn các chỉ tiêu cần thiết cho mục đích đánh giá, trong đó chú trọng các chỉ tiêu địa mạo và thổ nhưỡng là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quy hoạch sử dụng đất đai N-LN. Các chỉ tiêu được kết hợp đánh giá theo phương pháp tiếp cận hệ thống từng bước tuỳ theo loại hình đánh giá và đặc điểm đơn vị sử dụng đất đai. Khi đánh giá tiềm năngsử dụng đất đai, các yếu tố địa mạo và thổ nhưỡng được coi trọng. Khi đề xuất LHSDĐĐ thì kết hợp giữa tiềm năng, định hướng sử dụng đất đai, hiện trạng sử dụngđất và kết quả đánh giá hiệu quả KT-XH, môi trường.

1.3.1.2. Quan điểm lãnh thổ:

Quan điểm này chỉ đạo việc lựa chọn đơn vị lãnh thổ cơ sở trong đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch N-LN. Đối với nghiên cứu và đánh giá theo địa lý ứngdụng là nghiên cứu sự phân hố khơng gian về mặt lãnh thổ trong sử dụng đất đai.22Dựa trên cơ sở chỉ tiêu phân loại khả năng đất đai, đề tài đã phân cấp lãnh thổ theo loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới… và tổng hợp lại theo các đơnvị lãnh thổ cơ sở. Trong đề tài, đơn vị cơ sở là các đơn vị đất đai. Mỗi ĐVĐĐ có sự đồng nhất tương đối về các ĐKTN và KT-XH, thể hiện chỉ tiêu tổng hợp gắn liền vớikhả năng đất đai và việc đánh giá được dựa trên cơ sở so sánh chỉ tiêu yêu cầu SDĐĐ N-LN với đặc điểm của các ĐVĐĐ để xác định LHSDĐĐ thích hợp.

1.3.1.3. Quan điểm phát triển bền vững:

Sử dụng đất đai N-LN vì mục tiêu phát triển bền vững không chỉ dựa vào đặc điểm của tự nhiên mà còn dựa vào đặc điểm KT-XH, hiện trạng sử dụng đất đai củakhu vực cũng như những định hướng chiến lược của huyện, của tỉnh. Việc đánh giá nhằm quy hoạch sử dụng đất đai của đề tài gắn liền với cơ cấu quỹ đất phân bổ củatỉnh cho huyện theo chỉ tiêu qui hoạch. Nhiệm vụ của đánh giá là xác định khả năng đất đai trong từng ĐVĐĐ để bố trí những loại hình thích hợp. Khả năng đất đai N-LN của huyện chính là các loại hình N-LN được phát triển, bố trí tại các ĐVĐĐ phù hợp yêu cầu sinh thái, yêu cầu KT-XH và mơi trường. Thực hiện đánh giá của đề tàilà góp phần định hướng cụ thể hơn việc sử dụng đất đai trong khu vực đảm bảo sự phát triển bền vững.1.3.2. Phương pháp đánh giá sử dụng trong đề tài - Phương pháp phân tích theo đơn vị lãnh thổ cơ sở:+ Phân chia lãnh thổ thành các đơn vị đất đai đồng nhất về các chỉ tiêu: loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới….+ Phân tích, so sánh yêu cầu sử dụng đất đai N-LN với đặc điểm của các ĐVĐĐ, xác định LHSDĐĐ phù hợp cho từng đơn vị cơ sở.- Phương pháp bản đồ: Được thực hiện qua các bước:+ Chồng xếp các bản đồ đơn tính sau khi đã phân cấp theo chỉ tiêu đánh giá thành lập bản đồ đơn vị đất đai.+ Liên kết các bản đồ đơn vị đất đai với các bản đồ khác thủy hệ, giao thông, hiện trạng sử dụng đất đai… để xây dựng các bản đồ đánh giá, bản đồ đề xuấtcho các LHSDĐĐ.23Phương pháp chồng xếp bản đồ được thực hiện trên máy tính thơng qua sử dụng phần mềm GIS.- Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO: Áp dụng trong việc đánh giá, sosánh yêu cầu sử dụng của các LHSDĐĐ với đặc điểm của các ĐVĐĐ để xác định các mức độ thích hợp.

1.4. NGUYÊN TẮC VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI.

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch nông - lâm nghiệp huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng NgãiĐánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch nông - lâm nghiệp huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
    • 87
    • 1,923
    • 26
Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.34 MB) - Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ quy hoạch nông - lâm nghiệp huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi-87 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Các Loại Hình Sử Dụng đất Lut