Loài Kiến Thường Gặp ở Việt Nam - Khử Trùng Xanh GFC
Có thể bạn quan tâm
Loài kiến thường gặp ở Việt Nam có rất nhiều, có thể kể đến như kiến hôi, kiến lửa,… Kiến là loài có số lượng cá thể nhiều nhất trong các loại côn trùng hiện nay. Tuy không gây hại cho con người nhưng với lực lượng đông đảo và xuất hiện ở khắp mọi nơi, tìm hiểu về tập tính sinh hoạt và thói quen của chúng sẽ phần nào giúp ích trong việc diệt trừ loài côn trùng này. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ có bạn cái nhìn cụ thể hơn về từng loài kiến tại Việt Nam.
Sự phân bố của loài kiến
Kiến được tìm thấy trên tất cả các lục địa trừ Nam Cực, và chỉ có một vài quần đảo lớn như Iceland, Greenland. Kiến có nguồn thực phẩm dồi dào trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các động vật ăn cỏ, săn mồi, hoặc xác chết. Hầu hết các loài kiến là động vật ăn tạp nhưng có một số loài khác thì chỉ ăn vài loại thức ăn đặc trưng. Theo ước tính thì trong các môi khác trường nhau cho thấy rằng loài kiến đóng góp khoảng 15 – 20% trong tổng sinh khối động vật đất liền.
Thông tin tổng quát về loài kiến
Kiến (tên khoa học: Formicidae) là một họ côn trùng thuộc bộ Cánh màng. Các loài trong họ này có tính xã hội cao, có khả năng sống thành tập đoàn lớn có tới hàng triệu con. Nhiều tập đoàn kiến còn có thể lan tràn trên một khu vực đất rất rộng, hình thành nên các “siêu tập đoàn”. Các “tập đoàn kiến đôi” khi được coi là các siêu cơ quan vì chúng hoạt động như một thực thể duy nhất. Kiến chúa là một con kiến cái đã trưởng thành trong đàn kiến. Thông thường, kiến chúa là mẹ của những con kiến khác trong tổ kiến đó. Nhiều con kiến cái không cần giao phối để sinh sản, chúng có thể sinh sản theo hình thức sinh sản đơn tính hoặc sinh sản vô tính và trong trường hợp này thì tất cả các con kiến sinh ra là kiến cái
Vòng đời phát triển của kiến
- Kiến cái thường đẻ trứng ngay, dù một số có thể đợi đến mùa Xuân.
- Khi bắt đầu đẻ trứng, con kiến chúa đẻ khoảng mỗi ngày một trứng.
- Trứng sẽ phát triển thành ấu trùng trong 25 ngày và chúng sẽ tự tạo ra một sợi chỉ, sau 10 ngày thì tạo thành một kén trắng nhỏ.
- Nếu điều kiện thuận lợi, trứng sẽ nở trong vài tuần sau.
- Kiến chúa sẽ không ăn hay uống cho đến khi trứng đã nở thành kiến thợ.
- Kiến cái có thể sống sót bằng cơ của đôi cánh đã rụng hoặc ăn vài quả trứng đã sinh ra
Nguồn thức ăn của loài kiến
- Kiến ăn nhiều loại thức ăn.
- Một số ăn hạt giống, săn động vật khác và có cả loài ăn nấm… nhưng hầu hết chúng thích đồ ngọt & mật của rệp vừng.
- Hầu hết những gì chúng làm được là do bản năng
- Các con kiến tìm mồi ở khắp mọi nơi, đôi khi lấy của các tổ khác.
- Việc di chuyển thức ăn của chúng tương đối thuận lợi do có tính tập thể cao, chúng cùng nhau dìu thức ăn về tổ thành từng đàn, theo từng hàng lối nghiêm chỉnh.
Những loài kiến thường gặp tại Việt Nam
Dưới đây là những loài kiến rất phổ mà bạn có thể bắt gặp ở bất kỳ đâu:
1. Kiến hôi (hay còn gọi là kiến riệng)
Hình dáng
- Kiến này có tên khoa học là Tapinoma sessile
- Có màu nâu hay đen, có 6 chân
- Dài từ 1/16 đến 1/8 inch
- Râu có 12 đốt và không kết thúc bằng một đầu chùy to
Thói quen
- Ăn hầu hết các thức ăn trong nhà, nhất là thực phẩm có đường
- Kiến hôi bị hấp dẫn bởi độ ẩm
- Cơ thể tiết ra mùi dừa khi bị đè nát
- Một đàn dao động từ 100 tới 10.000 cá thể
Vòng đời
- Thời gian phát triển đến giai đoạn trưởng thành mất từ 34 đến 38 ngày
- Sống thọ nhiều năm
2. Kiến lửa
Hình dáng
- Tên khoa học là Solenopsis
- Kiến thường gặp này có kích thước lớn hơn so với các loài kiến khác tại Việt Nam. Kiến chúa lớn khoảng 5/8 inch, kiến thợ lớn khoảng từ 1/8 đến 1/4 inch
- Có màu nâu đồng trên đầu và thân, bụng màu sậm hơn
- Râu của kiến lửa chia làm hai phần rõ nét, dễ thấy nhất khi nhìn từ phần trước của kiến sinh sản cái
Thói quen
- Tổ kiến có thể là một ụ đất cao đến 40 cm hay kế các vật trên mặt đất (khúc gỗ,…)
- Nguồn thức ăn mà kiến thợ tìm kiếm là động vật chết như côn trùng, giun đất, và động vật có xương sống. Kiến thợ còn thu gom dịch ngọt và tìm thức ăn ngọt, protein và chất béo
- Kiến lửa khi bị chọc tức sẽ cắn, chích người. Chất độc tiết ra chỗ vết cắn gây ra mụn nhọt sau 48 giờ
- Các con kiến này là loài dịch hại chính trong nông nghiệp và khu vực thành thị. Chúng phá hoại cây trồng và xâm nhập các khu dân cư
Vòng đời
- Sau khi tách đàn và giao phối, kiến chúa tìm kiếm nơi phù hợp để đẻ trứng
- Ấu trùng nở trong vòng 8 đến 10 ngày, giai đoạn nhộng kéo dài từ 9 đến 16 ngày
- Ấu trùng ăn các chất tiết ra từ các tuyến nước bọt của kiến chúa cho đến khi các kiến thợ xuất hiện. Sau khi lứa ấu trùng đầu tiên nở thành kiến thợ, vai trò của kiến chúa trở lại giai đoạn đẻ trứng
- Kiến chúa có thể đẻ đến 1.500 trứng một ngày. Lúc này kiến thợ tiếp tục chăm sóc ấu trùng, xây tổ và tìm thức ăn
- Khác với các loài kiến Solenopsis thường gặp khác, kiến lửa đực có khả năng sinh sản
Tham khảo: Cách diệt kiến lửa tận gốc và hiệu quả nhất
3. Kiến đen
Hình dáng
- Tên khoa học của loại kiến này là Ochetellus
- Dài từ 2,5 đến 3mm
- Bóng và đen
Thói quen
- Loài kiến này tìm thức ăn trong nhà bếp, rác và phân chó, do đó nó có khả năng lây bệnh khuẩn salmonella
- Biện pháp kiểm soát hiệu quả nhất là tìm ra tổ và tiêu diệt chúng
Vòng đời
- Ấu trùng nở ra khỏi trứng thành một ấu trùng màu trắng, hẹp hơn về phần đầu
- Ấu trùng phát triển thành nhộng và có màu trắng kem. Đôi khi có kén tơ bảo vệ quanh chúng
- Con trưởng thành có ba phần rõ ràng: đầu, ngực và bụng.
- Mất 6 tuần để trứng và kiến phát triển thành con trưởng thành; giai đoạn này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loài kiến, nhiệt độ, lượng thức ăn
- Ở loại kiến Ochetellus này, trứng thụ tinh trở trành con cái, trứng không thụ tinh thì trở thành con đực
Tham khảo:
Kiến đen – Những thông tin bạn cần biết về kiến đen
Cách diệt kiến đen cực kỳ hiệu quả trong nhà
4. Kiến Pharaoh
Hình dáng
- Tên khoa học là Monomorium pharaonis
- Mắt đen, 2 đốt nhỏ ở cuối
- Kiến thợ dài 1,5 – 2mm, màu nâu vàng có bụng nâu
- Kiến chúa dài 3,5 – 6 mm, màu đỏ sậm có cánh
- Con đực dài 3mm, màu đen, có cánh
Thói quen
- Mỗi con kiến Monomorium pharaonis chúa có thể đẻ đến 3.500 trứng trong suốt cuộc đời
- Số kiến trong đàn có thể dao động từ vài chục đến 300.000 cá thể
- Tổ của chúng nằm sâu trong các hốc các tòa nhà nóng hay ẩm ướt.
- Thức ăn của chúng là thực phẩm có hàm lượng protein cao trong nhà như thịt, mỡ, máu, xác côn trùng chết,…
- Kiến Pharaoh di chuyển thành đàn. Đàn kiến mới thường được hình thành khi tổ bị quấy phá, chẳng hạn như do xử lý phun xịt thuốc diệt côn trùng
Vòng đời
- Phân đàn xảy ra quanh năm
- Đàn kiến có nhiều kiến chúa
- Kiến pharaoh trưởng thành khác với các loại kiến khác. Chúng có cánh nhưng ít khi bay do đó hiếm khi bị bắt gặp. Chẳng bao lâu sau khi giao phối chúng sẽ rụng cánh
5. Kiến đường
Hình dáng
- Tên khoa học là Tetramorium Caespitum
- Dài 1/8 inch
- Có 6 chân, có màu nâu đen hay hơi đen
- 2 gai ở phần lưng và 2 đốt ở trên phần cuống giữa ngực và bụng, râu có 12 đốt, phần đầu to có 3 đốt
- Kiến cánh thường bị nhầm lẫn với mối
Thói quen
- Chúng ăn gần như bất kỳ món gì mà người cà vật nuôi ăn
- Kiến đường có thị lực rất tốt vì phải kiếm ăn vào ban đêm. Chúng đi luồn qua các đường ống và dây điện để vào nhà
- Xây tổ trong bãi cỏ hay dưới các tảng đá, gỗ, tấm ván…
Vòng đời
- Giống với các loài kiến ở trên – kiến Pharaoh, sự phân đàn xảy ra quanh năm
- Một đàn có nhiều kiến chúa
- Mất khoảng 6 đến 8 tuần để kiến đường phát triển từ trứng thành kiến trưởng thành
6. Kiến thợ mộc
Hình dáng
- Tên khoa học là Camponotus Pennsylvanicus
- Kiến chúa dài 1/2 inch
- Kiến thợ dài 1/4 inch
- Có 6 chân, màu đen nhạt thường gặp nhất nhưng có thể có màu đen và đỏ
Thói quen
- Kiến Camponotus thường sống trong cả gỗ ướt và khô, nhưng thích gỗ ướt có thấm nước hơn
- Bên trong – khoét các đường lỗ có bề mặt mịn; bên ngoài – đôi khi cắn rỗng các phần của cây
- Kiến thợ mộc tìm thức ăn chủ yếu vào ban đêm; vào đầu mùa xuân và hè chúng kiếm ăn cả ban ngày
- Thức ăn chủ yếu là dịch ngọt, ngoài ra còn ăn dịch cây, nước trái cây và xác côn trùng. Trong nhà, chúng bị thu hút bởi chất ngọt, chất béo, dầu mỡ và thịt. Chúng không ăn gỗ
Vòng đời
- Mất từ 6 đến 12 tuần để trứng trở thành con trưởng thành
- Mất từ 3-6 năm để lập nên một đàn kiến lớn và ổn định
7. Kiến ma
Hình dáng
- Loài kiến thường gặp này có tên khoa học là Tapinoma Melanocephalum
- Dài 16mm
- Chân và bụng xanh xao
Thói quen
- Thức ăn là các chất ngọt và chất nhớt, ngoài ra chúng còn côn trùng tiết dịch ngọt
- Xây tổ trong nhà: các không gian nhỏ, hốc tường; bên ngoài: dưới các vật trên mặt đất, trong các chậu hoa, dưới vỏ cây lỏng lẻo
- Các đàn kiến có thể sử dụng nhiều địa điểm để xây tổ chủ yếu là ở các khu vực có độ ẩm cao, có thể tìm thấy trong tủ bếp và tủ nhà tắm
Vòng đời
- Đàn kiến sinh sản liên tục
Một số thông tin thú vị xung quanh loài kiến
- Kiến có thể sống sót dưới nước trong vòng 24 giờ.
- Kiến có khả năng khiêng vật bằng hàm trên nặng gấp 50 lần trọng lượng của cơ thể chúng.
- Tổng trọng lượng của toàn bộ số kiến trên thế giới là bằng, nếu không muốn nói là lớn hơn dân số thế giới.
- Kiến giao tiếp và hợp tác với nhau bằng cách sử dụng pheromone có thể báo động cho các con khác về nguy hiểm hoặc dẫn đường cho chúng đến một nguồn thức ăn đầy hứa hẹn.
- Kiến tiến hóa từ tổ tiên của chúng giống như ong vò vẽ ở thời kỳ khủng long cách đây 110 đến 130 triệu năm.
- Mỗi đàn kiến có thể có đến nửa triệu cá thể. Tất cả chúng có thể di chuyển một cách nhanh chóng nếu đàn của chúng bị đe dọa.
- Kiến thợ có thể kiếm ăn cách xa tổ của chúng lên đến 200 mét và tìm đường trở lại đàn của mình bằng cách đi theo các vết mùi mà những con kiến khác để lại.
- Kiến là côn trùng thuộc Bộ cánh màng. Chúng có họ hàng gần với ong mật và ong vò vẽ.
- Kiến thợ có thể sống đến 7 năm, trong khi kiến chúa có thể sống đến 15 năm.
Những câu hỏi xung quanh loài kiến có thể bạn chưa biết
1. Con kiến có mắt hay không?
- Kiến có thị lực kém, nhưng bù vào đó chúng có thể sử dụng từ trường của trái đất để định hướng đường đi.
- Kiến được xem là loài côn trùng thông minh nhất khi trong kiến có hơn 250.000 tế bào não trong đầu
2. Trong bụng của con kiến có chứa axit gì?
- Trong tự nhiên, axit formic được tìm thấy trong bụng ở hầu hết các loài kiến
- Thậm chí kến gỗ có thể phun axit formic lên con mồi hoặc để bảo vệ tổ.
- Chất axit này cũng được tìm thấy trong các túm lông của tầm ma gốc lạ (Urtica dioica).
3. Vì sao kiến đi theo đàn và di chuyển thành hàng?
- Lần theo vệt pheromone này, những con kiến khác trong đàn có thể tìm đến chỗ thức ăn.
- Do pheromone dễ bay hơi nên con kiến đi phía trước sẽ phải liên tục tiết ra chất hóa học này để các con đi phía sau có thể xác định được vị trí thức ăn và đường trở về tổ.
- Chính điều này khiến cho kiến có xu hướng đi theo thành hàng
Hi vọng bài viết của công ty diệt côn trùng chuyên nghiệp GFC cung cấp cho bạn thông tin bổ ích về kiến thường gặp, từ đó tìm ra cách phù hợp để tiêu diệt chúng triệt để và hiệu quả. Ngoài ra công ty diệt kiến GFC còn cung cấp dịch vụ diệt kiến tận gốc, bạn có thể tham khảo nếu có nhu cầu ngăn cặn loài sinh vật này.
Tham khảo: Những thông tin về kiến ba khoang có thể bạn chưa biết
Từ khóa » Con Gì ăn Kiến Lửa
-
Những Côn Trùng ăn Kiến
-
Động Vật ăn Kiến – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kiến Lửa Ăn Gì?
-
Loài Kiến ăn Gì? - Báo Khoa Học Và Phát Triển
-
Loài Kiến Thường Gặp ở Việt Nam - Rentokil
-
Kiến ăn Gì? - Top 10 Bí Ẩn
-
Khám Phá Gây Bất Ngờ ít Người Biết Về Thú ăn Kiến
-
15+ Cách Đuổi/ Diệt Kiến Hiệu Quả Mà Bạn Cần Biết
-
Tổng Hợp Các Loài Động Vật Ăn Muỗi - Insect Screen
-
Những điều ít Biết Về Loài Kiến
-
Thông Tin Nhận Diện, Phòng Ngừa Và Cách Diệt Kiến Lửa Hiệu Quả
-
Hướng Dẫn Cách Diệt Kiến Lửa đơn Giản Và Hiệu Quả - .vn