Loài Sóc Túi Bay Cực Dễ Thương Mới được Phát Hiện ở Úc - BBC

Loài sóc túi bay cực dễ thương mới được phát hiện ở Úc
  • Sarah Reid
  • BBC Travel
26 tháng 4 2021
Alamy

Nguồn hình ảnh, Alamy

Chụp lại hình ảnh, Loài thú có túi biết bay lớn vừa được chứng minh là có ba loài riêng biệt

"Lần đầu tiên tôi thấy một con, là lúc tôi đang đi dạo ban đêm và nghe tiếng cây bạch đàn gãy ngay trên cao trên đầu mình," Wendi Bithell, hướng dẫn trong chương trình du lịch Vision Walks Eco-Tours cho biết khi chúng tôi đang đeo kính nhìn ban đêm vào - vũ khí bí mật của người làm hướng dẫn giúp phát hiện các sinh vật ăn đêm trong khu vực phía bắc vùng New South Wales (NSW).

"Chúng tôi ngước nhìn lên và chính cái đuôi dài bông xù tiết lộ vị trí của nó," Bithell kể. "Chúng là những sinh vật xinh đẹp, nhưng chúng không duyên dáng như bạn tưởng đâu."

Những loài vật chịu lạnh giỏi nhất hành tinh

Nếu bạn biết trước khi nào mình sẽ lìa đời

Những tình bạn kỳ quặc trong thế giới động vật

Thuộc họ nhà thú có túi, sống đơn độc trên cây, với hai cái tai bông xù lớn, mắt to tròn xoe và cái đuôi rất dài sống trong rừng bạch đàn ở miền đông nước Úc, loài sóc túi bay lớn này thường được mô tả là loài thú có túi vụng về. Chỉ khác là dễ thương hơn.

"Chúng giống như những con rối sống," nhà sinh thái học, tiến sĩ Kara Youngentob từ Đại học Quốc gia Úc (ANU) nói với tôi qua Zoom. "Hầu hết mọi người biết tới loài sóc túi bay [là loại thú có túi nhỏ hơn, thích đồ ăn ngọt, và bị khai thác quá mức trong ngành mua bán thú cưng quốc tế] nhiều hơn - còn loài này, bạn hãy hình dung loài sóc túi bay lớn như là một họ hàng nhưng to con hơn, lười hơn, và có lông bông xù hơn."

Loài thú có túi biết bay lớn này là thành viên duy nhất trong họ thú có túi đuôi chuông không có cái đuôi nhăn nheo.

Nhưng nó cũng độc đáo hơn so với các họ hàng khác vì nó chỉ ăn lá cây bạch đàn (giống như gấu túi koala) và có màng để đón gió từ khuỷu tay đến cổ chân (trong khi các họ hàng khác của nó có màng bay kéo dài đến tận móng vuốt).

Cấu tạo này giúp chúng có thể dễ điều khiển hơn khi bay và giúp chúng có khả năng tương tự như siêu anh hùng trên không.

"Khi chúng nhảy, chúng đưa cánh tay về phía trước giống như Wonder Woman," Youngentob mô tả.

Giống với nhân vật nữ anh hùng trong truyện tranh, loài thú biết bay này có thể lướt theo gió với khoảng cách xa - có khi lên đến 100m giữa các ngọn cây, nơi nó trú trong các hốc cây được hình thành qua cả thế kỷ.

Getty Images

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Giống như nhiều loài ăn đêm khác, sóc túi bay lớn sống ở rừng mưa nước Úc

Dễ thương gấp ba lần

Trước đây người ta thường nghĩ loài này sống trong rừng mưa nhiệt đới ẩm ướt ở vùng xa xôi phía bắc Queensland xuống đến vùng rừng ẩm, mát ở Cao nguyên Trung phần bang Victoria, trong lãnh địa rộng khoảng 3.000km, nhưng gần đây người ta chứng minh được loài sóc túi bay lớn này là ba loài khác biệt, trong đó sóc túi bay ăn đêm có kích cỡ nhỏ dần khi chúng sống ở vùng càng về phía bắc.

Bạn có đang bị chú mèo cưng cười nhạo không?

Thú hoang, nạn nhân của 'tai nạn giao thông' ở Úc

Những loài vật bị thói mê tín đe dọa

Khác biệt về kích cỡ được ghi nhận khi khoa học lần đầu miêu tả sóc túi bay lớn vào thập niên 1800 (do nhà khoa học người Scotland tên Robert Kerr viết trong nghiên cứu năm 1792 dựa trên nền tảng của nhà thực vật học người Thụy Điển và "cha đẻ của ngành phân loại học hiện đại" Carl von Linné), nhưng người ta vẫn cho rằng các mẫu vật chỉ là một loài (Petauroides volans) lớn dần lên ở vĩ độ thấp để giữ nhiệt, theo học thuyết có tên là định luật Bergmann.

Nhà nghiên cứu Denise McGregor từ Đại học James Cook, người đứng đầu công trình nghiên cứu được công bố hồi tháng 11/2020, đã thử nghiệm thuyết này như một phần trong nghiên cứu tiến sĩ của bà.

Với chất liệu gene lấy từ loài sóc túi bay lớn ở vùng Bắc Queensland (chúng có thể lớn đến kích cỡ tương đương loài thú có túi đuôi chuông nhỏ), bà chứng minh rằng đây là loài khác so với loài ở miền nam có kích cỡ to bằng con mèo mà người ta thấy ở phía nam Chí Tuyến Nam (có tên khoa học là Petauroids volans).

Nhưng đó không phải thông tin duy nhất bà phát hiện.

"Đến thời điểm đó, một nhóm khác - Jackson và Groves - đã xuất bản một quyển sách về thú có vú biết bay [Phân loại Động vật Có vú ở Úc -2015], trong sách họ cho rằng đó có thể là ba loài riêng biệt," McGregor nói. "Vì vậy, tôi nghĩ tốt hơn là tôi nên thu thập một số mẫu từ địa điểm mà họ nghĩ loài thứ ba sinh sống [ở vùng trung Queensland, miền tây Mackay đến vùng Townsville], và tôi tin chắc rằng chúng tôi đã quay trở lại với ba loài."

Người ta vẫn còn biết rất ít về loài ở miền trung (Petauroides armillatus) và miền bắc (Perauroides minor, có khu vực sinh sống được cho là kéo dài đến phía bắc Cairns), sự háo hức khám phá càng lớn hơn với mong muốn bảo tồn loài này.

Alamy

Nguồn hình ảnh, Alamy

Chụp lại hình ảnh, Sóc túi bay lớn là loài thú biết bay sống đơn độc trên cây với hai tai bông xù lớn và mắt to tròn

Mối đe dọa từ tình trạng môi trường bị huỷ hoại

Youngentob, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết, cho biết dù hiểu rõ hệ sinh thái của loài là việc làm quan trọng để có thể phát triển công tác bảo tồn, nhưng việc chia sóc túi bay lớn thành ba loài riêng rẽ cũng đồng nghĩa là số cá thể thuộc mỗi loài sẽ trở nên ít đi.

Bí quyết sống lâu nhất, lên cao nhất

Những nơi trên Trái Đất mà như trên sao Hỏa

Vệ tinh do thám phát hiện rừng thiêng ở Ethiopia

"Chúng tôi đã có dữ liệu về loài mới trước đợt cháy rừng mùa hè năm ngoái, vì vậy khi toàn bộ sinh cảnh của loài sóc túi bay lớn ở miền nam chìm trong biển lửa, chúng tôi như hóa đá, bởi chúng tôi biết rằng loài này không tồn tại ở bất cứ nơi nào khác," bà kể lại.

Nhưng theo một nghiên cứu dài hạn do Giáo sư David Lindenmayer từ Đại học Quốc Gia Úc, một trong những chuyên gia tiên phong về loài sóc túi bay lớn ở Úc cho biết, số lượng các cá thể thuộc loài này ở miền Nam đã giảm khoảng 80% trong một số khu vực từ trước khi có cháy rừng.

Sự mất mát này hầu hết là do khai thác gỗ, hoạt động vốn đã quét sạch nhiều vạt rừng có các loại cây có hốc mà loài sóc túi bay sinh sống dựa vào đó.

Thêm nữa, báo cáo của Quỹ Bảo tồn Động vật Hoang dã Thế giới năm 2020 tiết lộ rằng diện tích sinh cảnh của loài sóc túi bay lớn bị phá hủy tăng hơn 52% ở bang NSW và Queensland sau khi loài này bị chính phủ liên bang liệt vào nhóm các loài có nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2016.

"Khai thác gỗ không chỉ hủy hoại môi trường sống của loài sóc túi bay lớn," Lindenmayer cho biết. "Nó còn khiến cháy rừng nặng nề và thay đổi cấu trúc cảnh quan với những loài cây ít cho trái hơn."

Biến đổi khí hậu cũng tác động đến loài, khi nhiệt độ ban đêm tăng cao - Sydney ghi nhận tháng 11 có nhiệt độ cao nhất về đêm trong năm 2020 - đây cũng được coi là nguyên nhân khiến sóc túi bay lớn mất cảm giác ngon miệng, cũng giống như con người trong thời tiết nóng.

"Sóc túi bay lớn chỉ duy trì lượng mỡ tối thiểu trong cơ thể, vì vậy chúng không thể sống sót nhiều ngày mà không ăn uống," Youngentob giải thích. "Ở một số nơi, những đêm nóng hơn có thể khiến các sinh vật này bị chết."

Cứu sóc túi bay lớn

Cháy rừng đã khiến chính phủ liên bang xem xét lại tình trạng bảo tồn loài sóc túi bay lớn, nhưng các nhà nghiên cứu tranh luận rằng sẽ cần phải có hành động nhiều hơn để bảo tồn được loài này.

"Nếu chúng ta không ngừng lại việc phá sạch hàng ngàn hectares rừng để khai mỏ than và việc đốn hàng ngàn hectares rừng để sản xuất mùn gỗ, thì loài sóc bay lớn sẽ trở thành loài koala kế tiếp," Lindenmayer nhận định, khi đề cập đến cuộc khủng hoảng tuyệt chủng mà loài thú có túi nổi tiếng đang phải đối mặt.

Trong khi đó, các tổ chức bảo tồn động vật hoang dã dọc vùng biển phía đông nước Úc đang nỗ lực cố gắng cứu lấy loài này.

Vào giữa năm 2020, mạng lưới Sóc Túi Bay Queensland, một nhánh của Tổ chức Bảo tồn Động Vật Hoang dã Queensland, đã tung ra dự án theo dõi sóc túi bay lớn ở vùng đông nam của bang để giúp tăng cường ý thức bảo tồn.

Ở phía nam biên giới, các nhà bảo tồn hiện đang thực hiện chiến dịch phản đối việc khai thác gỗ theo kế hoạch trong một số khu vực sinh sống của sóc bay ở miền bắc NSW trong đó có Rừng bang Bungabbee phía bắc Casino, nơi gần đây có khảo sát do Liên minh Rừng Đông Bắc (NEFA) cho thấy có sự hiện diện chưa từng biết đến của hai loài thú bị đe dọa - đó là chuột túi mũi dài potoroo và cú muỗi mỏ quặp cẩm thạch.

Alamy

Nguồn hình ảnh, Alamy

Chụp lại hình ảnh, Loài sóc túi bay lớn ở miền Nam có nhiều màu

"Khu vực này đã bị chặt sạch những cây lớn có hốc, vì vậy bọn sóc túi bay lớn có thể gặp rắc rối lớn nếu chúng mất những gì còn lại," Dailan Pugh, nhà đồng sáng lập tố chức NEFA, người từng có hoạt động môi trường trong thập niên 1990 dẫn đến việc ra bộ luật đầu tiên của bang này về bảo tồn các loài động vật bị đe dọa, nói.

Ở Victoria,các nhà bảo tồn ca ngợi việc để yên cho 96.000 hectare rừng trong năm 2019 nhằm giúp bảo tồn sóc túi bay lớn. Nhưng vào năm mới, khoảng một nửa khu vực bảo tồn đã bị cháy rừng tàn phá.

"Chúng ta có khả năng sẽ mất thêm một loài sóc túi bay nữa trước khi ta biết chúng có tồn tại," McGregor nhận định.

Mảng du lịch 'đen'?

Chỉ hoạt động khi trời tối, thường bám vào ngọn cây và tránh các khu vực dân cư nơi các loài có túi có đuôi xù thường cạnh tranh mạnh hơn để tranh giành tài nguyên, sóc túi bay khiến người ta phải tốn công sức mới có thể nhìn thấy chúng.

Đây là một phần lý do để giải thích vì sao du lịch ngắm sóc túi bay lớn vẫn chưa phát triển. Nhưng tìm cơ hội để ngắm loài sinh vật bí ẩn này có thể giúp bảo tồn chúng tốt hơn.

Tổ chức Bảo tồn Động Vật Hoang dã Queensland tổ chức các chương trình du lịch định kỳ đi xem sóc túi bay lớn. Tổ chức bảo tồn Green Australia có trụ sở ở Melbourne cũng vậy.

Với các chương trình du lịch thường xuyên thì có công ty Carnarvon Gorge Eco Tours ở miền trung QLD và công ty Faunagraphic Wildlife Tours ở khu vực đông nam bang, tổ chức.

Hãy đến vào mùa sinh sản (theo McGregor thì thời gian này ở mỗi loài khác nhau là khác nhau), và bạn có thể may mắn thấy một cặp đang quấn đuôi nhau trong quá trình giao phối.

"Loài ở miền nam có màu khác nhau, vì vậy bạn thường sẽ thấy màu sắc tương phản rất hay nếu bạn thấy một con màu sáng và một con màu tối quấn lấy nhau," Youngentob mô tả.

Trong chuyến đi sử dụng kính nhìn đêm, tôi theo dấu chuột mũi dài, chuột túi pademelons, chồn túi tai ngắn, chuột bụi rậm và thậm chí cả một con rắn có vảy ráp khổng lồ.

Nhưng vết cắn trên thân cây do một chú sóc túi bay ăn nhựa cây là thứ gần nhất tôi thấy trong quá trình tìm ngắm sóc túi bay lớn, vốn chỉ là một chi tiết thông thường trong rừng mưa.

"Lâu rồi tôi không thấy vết này," Bithell tiếc rẻ, "nhưng khi chúng ta thấy, thật mừng là biết được chúng vẫn sống ngoài kia."

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

Chủ đề liên quan

  • Bảo tồn thiên nhiên
  • Australia
  • Du lịch

Tin liên quan

  • Other

    Kiến lửa kết bè vượt lũ ở rừng Amazon

    18 tháng 3 năm 2021
  • Getty Images

    Những người Neanderthal cuối cùng trước ngày tuyệt chủng

    8 tháng 3 năm 2021
  • Ed Charles | Silverback Films 2018

    Những bí mật bất ngờ về cá mập có thể bạn chưa biết

    3 tháng 3 năm 2021
  • naturepl.com

    Nếu bạn biết trước khi nào mình sẽ lìa đời

    3 tháng 7 năm 2018

Tin chính

  • Bầu cử Pháp: Bốn lý do cử tri ủng hộ đảng cực hữu của Jordan Bardella

    một giờ trước
  • Tiệc ma túy ở Đài Loan, 64 người Việt bị bắt

    9 giờ trước
  • Việt Nam nhận 15 tỷ USD để giảm điện than nhưng xây thêm nhà máy: Mỹ ‘sẽ giám sát chặt’

    2 tháng 7 năm 2024

BBC giới thiệu

  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và cuốn sách dày 900 trang vừa ra mắt hôm 21/6

    Tổng Bí thư tiếp tục ra sách: Truyền bá 'Tư tưởng Nguyễn Phú Trọng'?

    24 tháng 6 năm 2024
  • Sư Thích Minh Tuệ chọn đứng ngoài mọi giáo hội, trong đó có Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    Sư Thích Minh Tuệ: Nhu cầu bức thiết thanh lọc Giáo hội Phật giáo Việt Nam

    11 tháng 6 năm 2024
  • Việt Nam vẫn thiếu tự do học thuật khi giáo dục luôn đặt trọng tâm là xây dựng con người xã hội chủ nghĩa

    Tự do học thuật ở Việt Nam: khi giáo dục đi liền với chính trị

    23 tháng 6 năm 2024
  • Jordan Bardella, Chủ tịch Đảng Tập hợp Quốc gia Pháp tại thủ đô Paris vào đầu tháng 6/2024

    Người có thể trở thành thủ tướng Pháp ở tuổi 28 là ai?

    17 tháng 6 năm 2024
  • Ông Joe Biden, ông Donald Trump

    Sáu bang 'dao động' mang tính quyết định cho cuộc bầu cử Mỹ

    16 tháng 6 năm 2024
  • Rác nhựa ở Thanh Hóa, ảnh chụp vào năm 2018

    Người Việt Nam trong nhóm 'ăn nhựa' nhiều nhất thế giới

    12 tháng 6 năm 2024
  • Jenny Stüber và Morris K Ple Roberts

    Những đứa con bất hạnh trong Chiến tranh Việt Nam

    11 tháng 6 năm 2024
  • Từ trái qua: Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Công an Tô Lâm

    Công an và Quốc phòng: Bộ nào có 'quyền lực chính trị' hơn?

    21 tháng 5 năm 2024
  • Sự biến đổi của đảo Trường Sa Lớn: ảnh trái chụp năm 2011 và ảnh phải là của Google Maps năm 2024

    Bồi đắp ở Trường Sa: '2024 sẽ là năm kỷ lục của Việt Nam'

    12 tháng 6 năm 2024

Đọc nhiều nhất

  1. 1Việt Nam nhận 15 tỷ USD để giảm điện than nhưng xây thêm nhà máy: Mỹ ‘sẽ giám sát chặt’
  2. 2Tiệc ma túy ở Đài Loan, 64 người Việt bị bắt
  3. 3Ông Hun Sen kêu gọi cả nước bắn pháo hoa ngày động thổ kênh đào Phù Nam Techo
  4. 4Ông Biden có thể bị loại khỏi vị trí ứng viên đại diện Đảng Dân chủ trong trường hợp nào?
  5. 5Bầu cử Pháp: Bốn lý do cử tri ủng hộ đảng cực hữu của Jordan Bardella
  6. 6Philippines 'sẵn sàng đối thoại với Việt Nam' về Biển Đông
  7. 7‘Khiêu dâm trẻ em từ Việt Nam tràn qua Campuchia’
  8. 8Tại sao phụ huynh Hàn Quốc tự nhốt mình trong phòng giam?
  9. 9Ông Nguyễn Văn Yên bị bắt: Ông Phan Đình Trạc có 'chịu trách nhiệm người đứng đầu'?
  10. 10Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Hàn Quốc, có gì đáng chú ý?

Từ khóa » Sóc đỏ Có Biết Bay Không