Loài Vịt Có Những Tập Tính Nào Bạn Cần Biết?
Có thể bạn quan tâm
Đặc thù sinh học loài vịt
Bao quanh thân của loài vịt là lông vũ
Loài vịt trưởng thành chủ yếu giống như loài gà toàn thân được che phủ bởi lớp lông vũ. Loại lông vũ này có thể ngăn cản được sự thoát hơi nước bên ngoài, có tính năng giữ ẩm tốt, do đó vịt không sợ lạnh.
Đồng thời, do vịt không chỉ có lông vũ giống loài gà, mà vùng bụng của nó còn có lông mao, cho nên trong mùa đông vịt cũng có thể bơi dưới nước.
- Nuôi vịt thịt theo phương pháp công nghiệp
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi vịt chăn thả
Sự trao đổi chất của vịt mạnh
Giống với các gia cầm khác, sự trao đổi chất của vịt rất mạnh. Ở nhiệt độ bình thường khoảng 42 độ C, với mỗi kg trọng lượng thì lượng phát tán cacbon dioxit và sự tiêu hoa của oxy trong một đơn vị thời gian nhiều gấp 2 lần so với các gia súc lớn.
Mặt khác, tim vịt đập nhanh, mỗi phút tim của vịt đập khoảng 160 đến 210 lần, hô hấp 16-26 lần/phút, nên vịt cần lượng lớn oxy.
Tính hoạt động của vịt cũng rất mạnh, có dạ dày, cơ phát triển, sức tiêu hoá cũng rất mạnh, do đó vịt cần lượng nước rất lớn, rất mẫn cảm khi bị đói khát.
Chăn nuôi vịt: 10 bệnh thường gặp
Tuy nhiên, đường tiêu hoá của vịt ngắn, trong đường tiêu hoá không phân liệt các sợi men tiêu hoá, tỷ lệ các sợi men tiêu hoá thấp nên cần cho vịt ăn no, nhưng hàm lượng các sợi thô trong thức ăn không được quá cao.
Vịt không có bàng quang
Giống với các gia cầm khác, hệ tiết niệu của vịt tập trung trong ống dẫn trứng, hình thành men axit uric, đồng thời được bài tiết ra ngoài.
Vịt thuộc loài gia cầm đẻ trứng, trong sự hình thành và sinh trưởng của các bào thai được tiến hành trên vịt mẹ, tỷ lệ đẻ trứng cao, do đó có thể tiến hành nuôi vịt lấy trứng với quy mô lớn.
Vịt là loài sinh trưởng, phát dục nhanh, tỷ lệ chuyển hoá thức ăn cao, tỷ lệ giết mổ cao
Loài vịt sinh trưởng phát dục nhanh:
Giống với các gia cầm khác, sự trao đổi chất của vịt rất mạnh, hơn nữa lại hoàn thiện, sự sinh trưởng của loài vịt so với các loài gia cầm khác nhanh nên khi được ăn đầy đủ, lượng nước bình thường, dưới điều kiện được chăm sóc tốt, thì nuôi trong vòng 40-45 ngày, vịt có thể đạt từ 2,75 – 3,5 kg, gấp 60-70 lần trọng lượng lúc ban đầu. Lúc này tốc độ sinh trưởng của vịt cao hơn so với gà.
Tỷ lệ chuyển hoá thực ăn của vịt cao:
Thực tính của vịt lớn, nên vịt cần thức ăn nhiều, lượng trứng của vịt trong một giai đoạn để trứng có thể đạt 300 quả, trong 5 tuần vịt có thể đạt tỉ lệ trọng lượng 2,29 – 2,3 kg; 7 tuần tuổi có thể đạt tỷ lệ trọng lượng 2,88 – 3 kg.
Nếu như nuôi dưỡng vịt theo cách kết hợp chăn thả và cho vịt ăn thức ăn thì vịt có thể kiếm được lượng lớn thức ăn từ tự nhiên, do đó giảm giá thành nuôi vịt xuống.
Tỷ lệ giết mổ cao:
Tỷ lệ giết mổ của vịt cao, tỷ lệ giết thông thường đạt 85-90%, tỷ lệ sau khi làm sạch hoàn toàn đạt 75-80%, trong đó hàm lượng thức ăn chiếm khoảng trên 65% trọng lượng của vịt.
Sau thời gian phát dục, trong cơ thể vịt và dưới lớp da có lượng mỡ lớn. Gan vịt rất to, tăng mạnh, ví dụ ở một số loại vịt sau 7 tháng vỗ béo thì bình quân gan đạt 229,24 g, lớn nhất đạt 455 g.
Tính năng phát dục của vịt sớm và tỷ lệ đẻ lớn:
Tính phát dục của loài vịt sớm và tỉ lệ trứng rất cao. Đối với vịt nuôi từ 100 – 110 ngày thì có thể thành thục, nhưng lấy thịt thì tương đối muộn, ví dụ vịt Bắc Kinh cần 150 – 180 ngày mới thành thục, còn vịt đồng thì yêu cầu thời gian ngắn hơn.
Vịt là loài thuỷ cầm có sự phát dục rất nhanh so với các loài gia cầm nuôi trong nhà, thông thường trong giai đoạn đẻ trứng, vịt có thể đẻ được 280 đến 300 quả, cho nên 1 con vịt cái trong 1 năm có thể đẻ được trên dưới 200 quả.
Còn vịt dùng để thịt mỗi năm có thể đẻ 230 đến 250 quả, 1 con vịt cái dùng làm vịt mẹ mỗi năm có thể ấp được 160 đến 180 con.
Tuy năng lực phối hợp này của vịt đực không bằng gà, nhưng sự biểu hiện tính giao phối không rõ ràng lắm, sự giao phối và đẻ trứng không chịu sự ảnh hưởng của mùa.
1 con vịt đực có thể giao phối với 20 – 30 con vịt cái, dưới điều kiện được chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì tỷ lệ tinh có thể đạt trên 90%.
Thói quen và hành vi của loài vịt
Vịt thích sống bầy dưới nước, chúng có thể chịu lạnh, sợ nóng
Vịt thuộc loài thuỷ cầm, thích kiếm thức ăn dưới nước, thích giao phối, chỉ có khi nghỉ ngơi hay đẻ trứng thì mới lên bờ. Do đó, nếu cung cấp khu vực nước rộng rãi, nguồn nước tốt sẽ giúp vịt nhanh lớn.
Đối với các loài vịt dùng đẻ trứng thì người chăn nuôi có thể thiết kế một hồ nước gia công để tiện cho việc giao phối, nhưng việc sản xuất vịt lấy thịt ngày nay đã hiện đại hoá không cần thiết để hồ nước.
Có thể nuôi sớm toàn bộ, toàn bộ thân vịt được che phủ bởi lớp lông vũ, và lớp lông này có tác dụng giữ ẩm.
Hơn nữa, vùng bụng của vịt củng có những lông mao cho nên trong mùa đông lạnh, vịt vẫn có thể bơi dưới nước do lớp mở dưới vùng bụng của vịt dày hơn so với gà, tuyến mỡ đuôi phát triển.
Khi vịt đang chải lông vũ thì chúng thường nén tuyến mỡ ở đuôi. Sau đó, vịt dùng mỏ chà toàn bộ lông vũ, làm ướt lông vũ, làm cho lông không bị nước làm ẩm, từ đó có tác dụng phòng lạnh.
Trong mùa đông người nuôi chỉ cần dùng nước không bị đóng băng, thậm chí là băng có thể tan ra thành nước thì vịt vẫn không sợ, mà sợ … nóng.
Đối với vịt nuôi đồng thì người nuôi nên duy trì ở nhiệt độ là trên 15 độ C.
Loài vịt thích ăn tạp, tiêu hoá mạnh và khả năng kiếm thức ăn tốt
Vịt thuộc loài gia cầm thích ăn tạp, có thể lợi dụng các loại thức ăn của gà, của ngỗng.
Ngoài các thức ăn có sẵn của các loài gia cầm thì vịt còn thường bắt các loại côn trùng, chuồng chuồn, cá nhỏ, ốc nước ngọt hay những con tôm nhỏ hay các động vật khác, đặc biệt là ốc nước ngọt hay vỏ sò thì có sự tiêu hoá đặc trưng.
Sau khi kiếm thức ăn thì vịt sẽ tăng tốc độ sinh trưởng và đẻ trứng. Tuy nhiên, vị giác của vịt không phát triển nên yêu cầu của chúng đối với khẩu vị không cao, năng lực phân biệt thức ăn không tốt, chúng thường coi những vật lạ khác thành thức ăn.
Do đó, trong gia đoạn nuôi vịt có thể có vịt ăn cỏ, thường chia đoạn dài khoảng 5 – 6 mm, không để vịt non ăn nhầm thức ăn mà ảnh hưởng đến việc sinh trưởng và phát dục của vịt.
Vịt có sự phản ứng rất mẩn cảm
Năng lực phản ứng của vịt tương đối tốt, dễ rèn luyện và điều tiết, nhưng chúng thường vội vàng, nhát nên dễ bị đe doạ bởi những tiếng chim kêu, dẫn đến giẫm đạp nhau.
Tính sợ hãi này của vịt xuất hiện từ ngay tháng đầu tiên, lúc này vịt có cảm giác sợ hãi với người, đối với ánh sáng và âm thanh, những vật có màu xám, sẫm.
Thậm chí khi một con vịt khác làm đổ chậu thức ăn gây ra tiếng động mạnh thì chúng cũng nháo nhác sợ hãi. Do đó, trong giai đoạn này cần giữ yên tĩnh cho vịt, tránh tiếng động mạnh làm cho vịt sợ hãi chạy loạn lên, gây nên tổn thất.
Khi người tiến lại gần đàn vịt, thì đầu tiên cũng nên tạo ra những âm thanh quen thuộc phòng trừ vịt sợ hãi mà làm ảnh hưởng đến năng suất trứng.
Đồng thời trong chăn nuôi vịt cũng nên phòng trừ các con vật như chó, mèo, chuột và các động vật khác đến gần vịt.
Vịt đẻ trứng ban đêm không bao thành tổ
Các loại gia cầm thường có thói quen đẻ trứng vào ban ngày, nhưng vịt thì lại có thói quen đẻ trứng ban đêm, thời gian từ 0 đến 3 giờ sáng.
Sau khi đẻ trứng thì vịt nghĩ ngơi một lúc rồi đi, không làm thành tổ, do đó trong quá trình đẻ trứng thì vịt vẫn có thể tiến hành chăn thả ngoài đồng, ban đêm cuộn tròn, tăng thời gian đẻ trứng, tiện cho việc thu hoạch trứng.
Khi vịt đẻ trứng thì người chăn nuôi phải chuẩn bị ổ đẻ cho vịt thật cẩn thận.
Vịt cũng có quy luật sống
Dưới điều kiện tốt thì vịt có năng lực phản xạ tốt, tiết tấu hoạt động có thể hiện ở cuộc sống rất có quy luật.
Ví dụ, khi nuôi vịt theo kiểu chăn thả thì thời gian chăn thả, thu hoạch, giao phối, tìm kiếm thức ăn, rửa lông, nghỉ ngơi, đẻ trứng của vịt đều có thời gian khá cố định.
Hơn nữa, những tiết tấu sống kiểu này của từng con vịt không dễ thay đổi, ví dụ ban đầu mỗi ngày cho vịt ăn 4 lần, sau đó chuyển thành 3 lần thì vịt sẽ không thích nghi, thì cho đến thời gian cho ăn lần thứ 4 như ban đầu vịt sẽ kêu lên, náo động.
Ví dụ, sau khi vịt đẻ trứng xong mà di động tổ vịt của nó thì những lần sau nó sẽ không đến đó nữa, mà nó sẽ tuỳ ý đẻ trên mặt đất.
Nếu như buổi sáng mà chăn thả vịt quá sớm thì vịt sẽ không đẻ trứng khi được chăn thả mà đến giờ đẻ nó sẽ vội trở về tổ của mình để đẻ.
Do vậy, các thao tác trong quá trình chăn nuôi vịt không được thay đổi một cách tuỳ tiện.
Thái Hà – Đặng Mai
Câu Hỏi thường Gặp
Loài vịt có những đặc thù sinh học nào?
(1) Bao quanh thân của loài vịt là lông vũ; (2) Sự trao đổi chất của vịt mạnh; (3) Vịt không có bàng quang; (4) Vịt là loài sinh trưởng, phát dục nhanh, tỷ lệ chuyển hoá thức ăn cao, tỷ lệ giết mổ cao.
Loài vịt có những thói quen và hành vi nào?
(1) Vịt thích sống bầy dưới nước, chúng có thể chịu lạnh, sợ nóng; (2) Loài vịt thích ăn tạp, tiêu hoá mạnh và khả năng kiếm thức ăn tốt; (3) Vịt có sự phản ứng rất mẩn cảm; (4) Vịt đẻ trứng ban đêm không bao thành tổ; (5) Vịt cũng có quy luật sống.
Từ khóa » Vịt đẻ Dưới Nước
-
9 Sự Thật Về Loài Vịt Khiến Bạn Té Ngửa - Báo Tuổi Trẻ
-
Kỹ Thuật Nuôi Vịt đẻ Trứng (vịt Sinh Sản) Hiệu Quả Nhất
-
Kỹ Thuật Nuôi Vịt Sinh Sản (Vịt Đẻ) - Trại Giống Thu Hà
-
Kỹ Thuật Nuôi VỊT ĐẺ TRỨNG Siêu Cấp Cho Lợi Nhuận "cực Khủng"
-
Con Vịt : Phân Loại, Đặc điểm, Tập Tính Và Thức ăn - 60giayonline
-
Kỹ Thuật Nuôi Vịt Lấy Trứng - UBND Tỉnh Cà Mau
-
Nuôi Vịt Siêu đẻ Trứng, Nông Dân Thu Lãi Khủng | VTC16 - YouTube
-
THDT - Chuồng Vịt 1 Tỷ đồng - YouTube
-
Vịt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kỹ Thuật Nuôi Vịt đẻ Siêu Trứng Nhàn Tênh, Lãi Cao - MAY3A.COM
-
Nằm Mơ Thấy Vịt Số Mấy? - Ý Nghĩa Giấc Mơ Thấy Con Vịt - Sổ Mơ
-
Kỹ Thuật Chăm Sóc, Nuôi Dưỡng Vịt Chuyên Trứng An Toàn Sinh Học
-
Nằm Mơ Thấy Đàn Vịt Đánh Số Mấy, Điềm Gì❤️️Số Đề Con Vịt