“Loạn Bàn” Chuyện Anh Em Rể | Báo Dân Trí
Có thể bạn quan tâm
Thành ngữ bảo “con rể như khách” hàm ý cho rằng, “thằng rể” dù được yêu hay bị ghét thì mọi cư xử của nhạc phụ nhạc mẫu vẫn chỉ là nhan nhát ngọt nhạt xã giao đưa đẩy.
Không phải ngẫu nhiên mà người ta lại cay đắng gọi đám đàn ông có chung bố mẹ vợ là anh em đồng hao. Nếu không bị thiệt thòi hao hụt mà còn phát tài phát lộc phát vinh hoa, chắc hẳn hoi sẽ được gọi là anh em đồng phát, hay bét nhất cũng là đồng tiến.
(Để khách quan học thuật, xin đưa thêm một luận giải của vài học giả chỉ có toàn con gái. “Đồng hao” là tên của loại rau tần ô, ở ta kêu là cải cúc, một thứ rau dại mọc nông, khuê quơ là bật rễ. Quan hệ giữa anh em rể đại loại như vậy, chính vì thế nó còn được gọi là anh em cọc (cột) chèo. Thường đã là mối buộc thì phải chắc chắn, nhưng mối buộc ở cọc chèo lại rất lỏng lẻo, cốt để cho mái chèo còn khua khuắng. Có người cẩn thận chú thích, mái chèo ở đây là mấy nàng vợ).
Ở nước ta, khắp mọi xó xỉnh, chỗ nào cũng lầm than có nhan nhản đám anh em rể. Theo kết quả cuộc điều tra dân số mới đây (01/04/09) thì tỉ lệ đàn bà tuy ít hơn đàn ông nhưng nhà có đông chị em gái vẫn rất nhiều. Đây là một tiềm năng phong phú cho hiện tượng đàn ông sẽ bị vỡ đầu. Ở những nhà này, thường thì “con chị đi, con dì lớn”, lần lượt thứ tự xếp hàng hớn hở vào hôn nhân, nhưng thỉnh thoảng cũng hay gặp cái cảnh “còi to cho vượt”.
Cô chị cả đang “chổng mông mà gào” thì cô em út bỗng dưng phởn chí lên xe hoa. Rồi phải mất vài năm nỗ lực phấn đấu, mấy cô chị mới kiếm được chồng. Ở trường hợp này đám anh em rể xung khắc lắm. Cái thằng rể út đáng nhẽ non nớt ít phải chịu đựng chuyện gì, bỗng đâm ra thành thạo thâm niên bất hạnh nhất. Tuy nó không dám cằn nhằn nhưng lại hoàn toàn không biết bao dung chia sẻ.
Ngày giỗ chạp, anh em đồng hao bùi ngùi ngồi uống với nhau, cái giọng của nó tự nhiên phảng phất như có cạnh có khóe. Đã thế bố mẹ vợ từ xa ngồi nhìn, ngấm ngầm cổ vũ khuyến khích, hiển nhiên có vài chai Vodka đập vào đầu nó cũng là chuyện vô cùng dễ hiểu.
Cố nhiên, không phải cứ anh em cọc chèo thì phải đánh nhau, đôi khi vẫn nhiều cặp anh em rể nồng ấm thân thiết. Cuốn tiểu thuyết “Số đỏ” của nhà văn thiết tha yêu vợ Vũ Trọng Phụng có đưa ví dụ. Thằng nhân vật chính Xuân tóc đỏ được giời ỉa vào đầu nên may mắn lấy được cô Tuyết, một thiếu nữ nhà giàu. Tuyết có cô chị ruột đã có hôn nhân nhưng vẫn dửng mỡ hồn nhiên ngoại tình. Ông chồng làm ở bưu chính viễn thông hiền lành chịu đựng và sâu xa tràn đầy phẫn uất. Ông này nhờ thằng Xuân, cứ trước đông đảo quan khách thì trỏ thẳng mặt ông ta mà nói: “Thưa ngài, ngài là một ông chồng mọc sừng”.
Thù lao thỏa thuận sẽ là năm đồng (theo thời giá bây giờ xấp xỉ một cái xe máy Tàu). Thằng Xuân xuất xứ hạ lưu vốn vụ lợi nên nhận lời ngay và xuất sắc thực hiện. Đương nhiên nhà vợ bẽ mặt lắm, còn ông phán hả hê biết ơn thằng em rể. Qua đây thì thấy, anh em cọc chèo vẫn có thể yêu mến lẫn nhau với điều kiện cả hai phải có chung một địch thủ, đấy là nhà vợ.
Tuy nhiên những nhà có đông con gái chưa chắc đã có hiện tượng “đồng hao”. Trường hợp của Kim Trọng trong tác phẩm kinh điển “Truyện Kiều” là điển hình. Thư sinh họ Kim vốn người thanh sạch không có thói “hoa thơm đánh cả cụm”. Việc chàng vĩnh viễn không có em rể là do hoàn cảnh nghiệt ngã xô đẩy. Bố vợ của chàng tuy không chơi chứng khoán nhưng tài chính vẫn thua lỗ, đành đem trưởng nữ Thuý Kiều ra bán. Là người tử tế, Kiều rất thương hôn phu (một phẩm chất bây giờ tuyệt hiếm) nên có nhờ em lấy chồng thay chị. “Cậy em, em có chịu lời. Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”. Cô em hớn hở nhận lời, còn chàng Kim nể tình xót xa chấp nhận. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, “Truyện Kiều” hay vì nó đã miêu tả được nỗi cô đơn của đàn ông không có “cọc chèo” chia sẻ.
Gần đây người ta đồn rằng trên khu phố cổ Hoàn Kiếm cũng có một chàng hao hao giống chàng Kim. Chàng này yêu vợ kinh khủng và không may vợ gặp bạo bệnh đột ngột mất. Sau một thời gian đau xót, chàng tái hôn với chính cô em vợ, rất giống chị. Nhiều người nghe chuyện cảm động lắm, tin rằng chàng chung tình muốn lưu nhớ hình ảnh người vợ cũ, tò mò tìm đến hỏi kỹ. Chàng rưng rưng trả lời: “Vì ba con còn nhỏ nên miễn cưỡng đành tục huyền. Bất đắc dĩ phải làm thế sợ có thêm...bố mẹ vợ”.
Theo Nguyễn Việt Hà
Đẹp
Từ khóa » Em Rể Nghĩa Là Gì
-
Em Rể - Wiktionary Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "em Rể" - Là Gì?
-
Em Rể Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Em Rể Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Từ Điển - Từ Em Rể Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
'em Rể' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Em Rể - Vietgle Tra Từ - Coviet - Cồ Việt
-
Em Rể Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky
-
ANH EM RỂ - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
Anh Rể Là Gì? Cách Xưng Hô Trong Gia đình Việt Nam
-
“Đánh Nhau Vỡ đầu Là... Anh Em Rể”! - Báo Hà Tĩnh
-
Cách Xưng Hô Trong Gia đình Việt Nam - Chân Đất
-
Bố Vợ Của Em Rể Của Chồng Chị Dâu Thì Ta Gọi Là Gì? - VnExpress