Loãng Xương Chẩn đoán Và điều Trị Loãng Xương Sau Mãn Kinh

Bỏ qua nội dung

Loãng xương là bệnh lý chuyển hóa của bộ xương với đặc điểm giảm mật độ xương, suy giảm cấu trúc xương ảnh hưởng đến sức mạnh và sức bền của xương đưa đến tăng nguy cơ gãy xương.

PHÂN LOẠI LOÃNG XƯƠNG:

  1. Loãng xương nguyên phát: bao gồm loãng xương sau mãn kinh và loãng xương do tuổi già.
  • Loãng xương sau mãn kinh xảy ra ở phụ nữ tuổi mãn kinh do thiếu estrogens, xảy ra mạnh nhất trong 5 năm đầu tiên sau mãn kinh do giảm đột ngột estrogens, gia tăng quá trình hủy xương, quá trình tạo xương không đủ để đáp ứng.
  • Loãng xương do tuổi già: do nhiều yếu tố, giảm hoạt tính tế bào tạo xương, suy giảm hormon sinh dục nữ và nam, giảm hấp thu canxi ở ruột, vitamin D, thiếu dinh dưỡng, ít vận động, dùng nhiều thuốc.
  1. Loãng xương thứ phát:
  • Do bệnh lý nội tiết: cường giáp, tăng prolactin máu, cường cận giáp nguyên phát, to đầu chi, suy sinh dục, cường corticoid máu.
  • Do bệnh tiêu hóa/dinh dưỡng: thiếu Vitamin D, bệnh gan mạn, hội chứng kém hấp thu, bệnh celiac.
  • Do thuốc: glucocorticoid, gonadotropin-releasing hormone agonist, một số thuốc chống động kinh (Dilantin), quá liều hormon giáp khi điều trị suy giáp.
  • Các nguyên nhân khác: Nghiện rượu, bệnh tạo xương bất toàn (Osteogenenis imperfecta), viêm khớp dạng thấp, đa u tủy, bệnh nghẹt phổi mạn tính, tăng thải canxi niệu vô căn.
  1. Tiên đoán nguy cơ loãng xương:

Các yếu tố nguy cơ loãng xương

Tuổi

Da trắng

Mãn kinh trước 40 tuổi

Vô kinh nguyên phát hoặc thứ phát

Tiền sử gia đình có gãy xương do yếu xương

Tiền sử có gãy xương.

BMI thấp < 19kg/m2

Giảm thị lực

Rối loạn thần kinh cơ

Bất động lâu

Hút thuốc lá

Điều trị corticoid

Thiếu canxi, vitamin D.

Uống rượu nhiều

1. Liên quan mãn kinh và loãng xương: Loãng xương sau mãn kinh là tiến trình tự nhiên theo tuổi tác nhưng diễn tiến nhanh do thiếu hụt nội tiết tố sinh dục nữ (estrogen) gây giảm hoạt động của tế bào tạo xương, giảm chất cơ bản của xương, giảm tích tụ canxi và phosphat trong xương khởi đầu loãng xương.

2. Yếu tố nguy cơ của loãng xương sau mãn kinh:

  • Tiền sử gia đình bị loãng xương.
  • Tiền sử gãy xương của bản thân.
  • Kém phát triển thể chất (BMI thấp).
  • Tuổi trên 50.
  • Kích thước khung xương nhỏ.
  • Thiếu canxi.
  • Ít hoạt động thể lực.
  • Uống rượu, bia, hút thuốc lá.
  • Ảnh hưởng của các hormon khác: tăng hormon tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận.

3. Chẩn đoán loãng xương sau mãn kinh:

3.1. Đo mật độ xương (theo phương pháp năng lượng tia X kép DEXA):

Chỉ định đo mật độ xương:

  • Phụ nữ > 65 tuổi và nam giới > 70 tuổi, bất kể có nguy cơ loãng xương hay không.
  • Phụ nữ sau mãn kinh và nam giới từ 50 – 69 tuổi có các yếu tố nguy cơ loãng xương trên lâm sàng.
  • Phụ nữ tiền mãn kinh có các yếu tố nguy cơ như: cân nặng thấp, tiền sử gãy xương do dùng thuốc gây mất xương hoặc chấn thương nhẹ.
  • Tất cả mọi đối tượng có gãy xương sau 50 tuổi.
  • Người trưởng thành có bệnh lý gây mất xương như VKDT, VCSDK, hoặc sử dụng corticoid > 5mg/ngày kéo dài trên 3 tháng.
  • Theo dõi kết quả điều trị bệnh nhân đang điều trị loãng xương.

Tiêu chuẩn chẩn đoán LX theo WHO 1994

Chẩn đoán Tiêu chuẩn chỉ số
Bình thường T > -1
Thiếu xương – 2.5 < T < – 1.1
Loãng xương T =< – 2.5
Loãng xương nặng LX + tiền sử gãy xương gần đây

3.2. Các phương pháp để mô tả đặc tính hình học và kiến trúc xương:

a. CT định lượng ngoại vi độ phân giải cao.

b. MRI độ phân giải cao.

c. Chỉ số xương xốp (TBS).

d. Chất chỉ điểm chu chuyển xương.

4. Biến chứng của loãng xương mãn kinh: Hậu quả của loãng xương mãn kinh là gãy xương: xương đốt sống, xương cổ tay và xương đùi.

5. Điều trị loãng xương sau mãn kinh:

Thay đổi lối sống và chế độ không dùng thuốc:

  • Phòng chống YTNC: ngưng hút thuốc lá, hạn chế uống rượu.
  • Hoạt động thể lực nhằm tăng cường cơ bắp, cải thiện sự nhanh nhẹn, tư thế và cân bằng, giảm nguy cơ té ngã.
  • Phục hồi chức năng.
  • Phòng chống té ngã.
  • Dinh dưỡng.
  • Bổ sung calcium: người lớn > 50 tuổi: từ 600 – 700 mg/ngày, 1500mg/ngày cho người > 50 tuổi và sau mãn kinh.
  • Bổ sung vitamin D: 800 – 100UI vitamin D/ngày.

Liệu pháp estrogen/hormon thay thế.

6. Sử dụng thuốc điều trị loãng xương:

THUỐC LIỀU
PHÒNG NGỪA ĐIỀU TRỊ
BISPHOSPHONATES
Alenronate 5mg/ngày hoặc 35mg/tuần (uống) 10mg/ngày hoặc 70mg/tuần (uống)
Risedronate 5mg/ngày, 35mg/tuần hoặc 150mg/tháng (uống)
Ibandronate 150mg/tháng (uống) 150mg/tháng (uống) hoặc 3mg truyền tĩnh mạch (TTM)/ 3 tháng
Zoledronic acid 5mg TTM mỗi 2 năm 5mg TTM mỗi năm
Raloxifene 60mg/ngày (uống) 60mg/ngày (uống)
Hormon thay thế bằng estrogens
Estrogens Thuốc uống 1 lần/ngày

Thuốc dán được FDA công nhận dùng cho loãng xương sau mãn kinh

CALCITONIN
Calcitonin 100UI tiêm bắp hoặc tiêm dưới da/ngày

200UI xịt mũi/ngày (một bên)

Nhóm điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen.

– Raloxifene 60mg 1 viên/ngày.

Hormon cận giáp: teriparatide 20 mg tiên dưới da hàng ngày, dùng từ 18 – 24 tháng.

  • Trang Chủ
  • Giới thiệu
    • Giới Thiệu Bệnh Viện
      • Giới Thiệu Ban Giám Đốc
      • Lịch sử hình thành
    • Danh sách Khoa/Phòng
      • Khối Cận Lâm Sàng
      • Khối Lâm Sàng
      • Khối Phòng Chức Năng
  • Tin tức
    • Tin hoạt động bệnh viện
    • Đấu Thầu – Chào Giá
    • Lịch sinh hoạt chuyên môn bệnh viện
    • Y học thường thức
  • CĐT & Quản Lý Chất Lượng
    • Chỉ Đạo Tuyến
      • Hướng dẫn thực hành
      • Đào Tạo Thực Hành
    • Quản Lý Chất Lượng
  • Nghiên Cứu Khoa Học
  • Thông tin dược
  • Bảng giá viện phí
    • Giá BHYT
TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

1900585888 (bấm phím 1)

Từ khóa » Thuốc Loãng Xương Sau Mãn Kinh