Loãng Xương: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và Biện Pháp ...

Tư vấn giáo dục sức khỏe Loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và biện pháp phòng bệnhNgày đăng: 29/11/2021 - Lượt xem: 5401

Loãng xương gây rất nhiều tác hại cho sức khoẻ và trong sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Bệnh diễn biến âm thầm không có triệu chứng lâm sàng đặc trưng, chỉ biểu hiện khi đã có biến chứng. Hiện nay, tỷ lệ loãng xương trong cộng đồng rất cao, có khoảng 31% dân số nữ và 11% dân số nam từ 50 tuổi trở lên bị loãng xương.

Loãng xương là gì?

Loãng xương (Osteoporosis) là tình trạng rối loạn chuyển hoá của xương đặc trưng bởi sự suy giảm của mật độ xương dẫn đến tổn thương độ chắc của xương đưa đến tăng nguy cơ gẫy xương. Độ chắc của xương bao gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng và chất lượng của xương.

Nguyên nhân bệnh loãng xương

Xương bình thường cần các khoáng chất canxi và phosphate để tạo thành. Nếu cơ thể không nhận đủ canxi từ chế độ ăn uống, việc hình thành các mô xương và xương có thể bị ảnh hưởng.

Xương là một cơ quan luôn trong trạng thái liên tục đổi mới, xương mới sẽ liên tục được tạo ra và xương cũ bị phá vỡ. Khi còn trẻ, cơ thể tạo ra xương mới nhanh hơn, do đó khối lượng xương sẽ tăng lên. Hầu hết mọi người đạt được khối lượng xương cao nhất vào khoảng năm 20 tuổi. Khi lớn tuổi, khối lượng xương bị mất đi nhanh hơn được tạo ra, từ đó gây nên bệnh loãng xương.

Các nguyên nhân chính của bệnh loãng xương bao gồm:

- Lối sống sinh hoạt không hợp lý, ít vận động

- Thường xuyên mang vác các vật nặng, lao động vất vả

- Có chế độ dinh dưỡng thiếu canxi

- Giới tính: nữ giới có nguy cơ mắc bệnh loãng xương nhiều hơn nam giới

- Lượng canxi cho quá trình tạo xương lúc trẻ không được bổ sung đầy đủ, dẫn đến việc khi về già, cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống và quá trình hủy xương diễn ra nhanh, mạnh khiến cho mật độ xương giảm sút, làm cho xương giòn và yếu, giảm sức chịu lực và dễ gãy hơn.

- Đau xương, đau lưng cấp và mạn tính.Biến dạng cột sống: Gù, vẹo cột sống, giảm chiều cao do thân các đốt sống bị gãy.

- Đau ngực, khó thở, chậm tiêu. do ảnh hưởng đến lồng ngực và thân các đốt sống

- Gẫy xương: Các vị trí thường gặp là gãy đầu dưới xương quay, gãy cổ xương đùi, gãy các đốt sống (lưng và thắt lưng); xuất hiện sau chấn thương rất nhẹ, thậm chí không rõ chấn thương.

Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA có độ chính xác cao, đơn giản, nhanh gọn và không gây hại tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh ( Ảnh : 2019 )

Phòng ngừa bệnh Loãng xương

Các phương pháp sau có thể giúp ngăn chặn hoặc làm chậm tiến độ mất xương và phòng ngừa gãy xương:

- Cung cấp đầy đủ calci, vitamin D và các dưỡng chất cần thiết chung cho cơ thể trong suốt cuộc đời, theo nhu cầu của từng lứa tuổi và tình trạng cơ thể.

- Duy trì chế độ vận động thường xuyên giúp dự trữ calci cho xương, tăng sự khéo léo, sức mạnh cơ, sự cân bằng để giảm khả năng té ngã và gẫy xương.

- Hạn chế một số thói quen: hút thuốc lá, uống nhiều rượu, nhiều cà phê, ít vận động...

- Khi bệnh nhân có nguy cơ loãng xương, nhưng lại có nhiều yếu tố nguy cơ: phải dùng corticosteroid để điều trị bệnh nền, tiền sử gia đình có gẫy xương do loãng xương, nguy cơ té ngã cao..., bisphosphonates có thể được chỉ định để phòng ngừa loãng xương.

Riêng đối với các bệnh nhân loãng xương cần được điều trị lâu dài và theo dõi sát, ít nhất 3-5 năm liên tục. Đo mật độ xương hàng năm để đánh giá kết quả điều trị.

Loãng xương là bệnh có thể phòng ngừa, cũng như có các biện pháp điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm.

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh tự hào là đơn vị có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để chẩn đoán sớm nhất bệnh loãng xương...cùng nhiều chuyên khoa sâu sẽ đem đến kết quả thăm khám, điều trị tốt nhất.

Ban biên tập

Chia sẻ

Hình ảnh hoạt động nổi bật

Video Bệnh viện

Trang thiết bị hiện đại

Hệ thống SPECT hai đầu thu

Siêu âm Doppler xuyên sọ

Máy siêu âm tim

Máy xét nghiệm hóa sinh dxc 700Au

Kỹ thuật chụp mạch máu não bằng hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA)

Máy xét nghiệm huyết học XT 1800i

Máy xét nghiệm miễn dịch tự động

Máy định danh và làm kháng sinh đồ Vitek 2 Compact

Các dịch vụ kỹ thuật cao

Phẫu thuật thay khớp vai nhân tạo Thay máu sơ sinh do bất đồng nhóm máu Tán sỏi niệu quản ngược dòng Laser Phẫu thuật Cột sống

Dịch vụ khám, điều trị theo yêu cầu

Khám bệnh nhân sau phẫu thuật

Khoa yêu cầu, điều trị tất cả các chuyên khoa

Khám Ngoại khoa

Khám chuyên khoa Mắt

Đội ngũ hướng dẫn chuyên nghiệp, tận tình

Khám Nội khoa

Khám Nhi khoa

Khám Nội soi Tai Mũi Họng

Khám, chữa các bệnh Răng Hàm Mặt

Liên hệ / Gửi câu hỏi

Thư viện điện tử

Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí Hồi sức tích cực

Tài liệu Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng-miễn dịch lâm sàng

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Chuyên khoa Phẫu thuật Tiết niệu

Tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Da liễu

Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Nhi khoa

Liên kết website

Thống kê truy cập

  • Online: 47

  • Tổng lượt truy cập: 23221253

  • Hôm nay: 5977

Từ khóa » Sự Loãng Xương