Loãng Xương ở Người Già: Thông Tin Về Bệnh, Cách Phòng Và điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Người bệnh loãng xương nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện?
3:45 | 11/03Loãng xương ở người già: Thông tin về bệnh, cách phòng và điều trị
11:57 | 11/03Cảnh giác với chứng loãng xương ở người trẻ tuổi
11:36 | 11/03Loãng xương có nguy hiểm không? Bệnh gây ra hậu quả thế nào?
2:18 | 11/03Nên đo mật độ loãng xương ở đâu tốt? Mách bạn 10 địa chỉ uy tín
6:26 | 09/03Loãng xương là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
9:41 | 20/02Bệnh loãng xương có chữa khỏi hoàn toàn được không?
3:12 | 31/01Bị loãng xương uống thuốc gì? Các lưu ý khi sử dụng
4:57 | 31/019 Triệu chứng bệnh loãng xương ai cũng cần biết để điều trị kịp thời
3:00 | 31/01Các nguyên nhân gây bệnh loãng xương – Biết để tránh
Loãng xương ở người già: Thông tin về bệnh, cách phòng và điều trị Thùy Linh 8:17 - 11/03/2023Đánh giá bài viết
5/5 - (1 bình chọn)Đặt lịch hẹn
Loãng xương ở người già: Thông tin về bệnh, cách phòng và điều trị
Loãng xương ở người già: Thông tin về bệnh, cách phòng và điều trị
Đặt lịch
Loãng xương là căn bệnh khá phổ biến ở người lớn tuổi. Điều này là một trong những vấn đề sức khỏe mà hầu như ai cũng phải đối mặt. Chúng ta cần phải hiểu về căn bệnh này để có biện pháp điều trị cũng như phòng chống bệnh hiệu quả hơn.
Những điều mà bạn nên biết về bệnh loãng xương ở người già
Trước hết bạn cần phải hiểu một cách đơn giản nhất về bệnh loãng xương. Căn bệnh này được hiểu là tình trạng các khoáng chất của xương suy giảm đáng kể. Trong đó đáng kể nhất là canxi và vitamin D. Điều này làm cho xương trở nên xốp, rất yếu ớt và dễ bị gãy.
Căn bệnh này xảy ra phổ biến nhất là ở người già do rất nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như:
- Sự lão hóa của cơ xương sau khi đã hoạt động trong một thời gian dài. Đồng thời quá trình bổ sung dưỡng chất ở giai đoạn này cũng hạn chế. Điều này làm cho lượng khoáng chất trong xương giảm đi nhanh chóng và tình trạng loãng xương xảy ra cũng là điều tất yếu.
- Thời kỳ mãn kinh cũng làm cho nhiều người phụ nữ đối diện với những vấn đề về loãng xương. Lúc này cơ thể có sự thay đổi hormone sinh dục làm cho quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể gặp rối loạn.
- Việc mắc phải một số bệnh như suy thận, yếu liệt chi, chấn thương,… sử dụng thuốc trong thời gian dài cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương.
Ban đầu bệnh không có nhiều biểu hiện nhưng khi nặng sẽ làm cho người bệnh thường xuyên bị đau nhức xương, mệt mỏi, ăn uống kém… Lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng rạn nứt xương, gãy xương. Thậm chí dẫn đến tàn phế. Chính vì vậy mà chúng ta không nên chủ quan mà phải tìm cách điều trị cũng như phòng chống căn bệnh này.
Cách điều trị bệnh loãng xương ở người già nên áp dụng
Hiện nay các nhà khoa học đang từng bước nghiên cứu và đưa ra các biện pháp điều trị loãng xương ở người lớn tuổi. Người bệnh có thể áp dụng theo các biện pháp như sau:
# Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học
Các biện pháp sinh hoạt khoa học chính là cách hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương tích cực mà chúng ta nên tuân thủ. Cụ thể là:
- Người bệnh không nên mang vác vật nặng, tăng cường nghỉ ngơi để các khớp xương có cơ hội phục hồi.
- Đừng lo lắng căng thẳng vì việc lo lắng có thể tạo nên áp lực cho toàn bộ cơ thể trong đó có các khớp xương.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá vì những chất độc hại trong khói thuốc có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
- Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao với các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe các khớp xương. Đồng thời giúp cho tinh thần trở nên thoải mái hơn.
# Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống là cách bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, bù đắp sự thiếu hụt canxi cho người bị loãng xương. Theo các nhà khoa học thì mỗi ngày nên dung cấp từ 800 đến 1200 mg. Việc bổ sung canxi từ sữa và các chế phẩm từ sữa giúp hấp thụ canxi tốt nhất.
Ngoài ra có thể bổ sung canxi thông qua việc dùng các thực phẩm khác. Chẳng hạn như rau có màu xanh đậm, vừng, bột yến mạch, đậu phụ, hạnh nhân…
Đồng thời, người bệnh cũng nên hạn chế việc dùng các thực phẩm chứa nhiều phospho, đồ uống có cồn, caffeine… có thể làm cho mật độ khoáng chất trong xương giảm xuống nhanh hơn.
Đây là một trong những biện pháp điều trị khá hữu hiệu. Vậy nên bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng được một chế độ ăn thật sự khoa học
ĐỌC NGAY: Người bị loãng xương nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện?
# Áp dụng các biện pháp của bác sĩ
Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị phù hợp. Có nhiều loại thuốc trị loãng xương đang được chỉ định, chẳng hạn như: bisphosphonates, alendronate (Fosamax), axit zoledrolic… Ngoài ra còn có sử dụng một số loại thuốc hạn chế mất xương hoặc kích thích xương phát triển. Chẳng hạn như: Testosterone, Raloxifene ( Evista ), Teriparatide (Forteo).
Việc dùng bất cứ loại thuốc nào cũng cần phải có chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng thuốc nếu có bất cứ phản ứng bất thường nào cũng nên liên hệ với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Người bệnh cũng nên thường xuyên đi khám định kỳ để biết được tình trạng bệnh của mình. Từ đó có sự điều chỉnh để áp dụng phương pháp điều trị thật sự phù hợp. Tùy theo từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn các hướng điều trị khác nhau.
Biện pháp phòng ngừa bệnh loãng xương ở người già nên áp dụng
Khi tuổi càng cao thì nguy cơ loãng xương sẽ càng lớn hơn, chính vì vậy việc áp dụng các biện pháp phòng chống hết sức quan trọng. Bạn nên thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng chống sau:
- Thường xuyên tắm nắng để giúp tăng cường mật độ xương cũng như gia tăng sức khỏe của xương. Vì phơi nắng sẽ hỗ trợ hoạt động chuyển đổi các vitamin trong có thể, gia tăng canxi trong xương. Tuy nhiên mỗi ngày chỉ cần phơi khoảng 10 phút là đủ. Chú ý không phơi trong thời gian từ 9h sáng đến 4h chiều vì lúc này bức xạ của ánh nắng mặt trời rất cao.
- Thường xuyên uống sữa và tăng cường các thực phẩm giàu canxi trong bữa ăn hàng ngày.
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe của xương. Chỉ cần duy trì việc tập luyện thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp xương của bạn chắc khỏe và linh hoạt hơn.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm tình trạng bệnh và có hướng điều trị hiệu quả nếu không may mắc phải.
Hy vọng những gì được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh loãng xương ở người già. Đừng quá lo lắng vì căn bệnh này vẫn có cách điều trị và phòng chống được nhiều người áp dụng và cho kết quả khả quan. Nếu vẫn còn những thắc mắc xung quanh căn bệnh này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được những thông tin cụ thể hơn.
ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.
HỮU ÍCH
- 10 loại sữa tốt cho người bị loãng xương nên uống mỗi ngày
- Thuốc loãng xương rất nguy hiểm khi sử dụng sai cách
Đánh giá bài viết
5/5 - (1 bình chọn)Cập nhật lúc: 3:45 PM , 17/06/2024
Chia sẻTin liên quan
Người bệnh loãng xương nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện?
Theo các bác sĩ thì chế độ ăn có vai trò rất quan trọng đối với việc cung cấp dưỡng chất, giúp phòng và điều trị bệnh loãng xương. Chính...Loãng xương có nguy hiểm không? Bệnh gây ra hậu quả thế nào?
Nên đo mật độ loãng xương ở đâu tốt? Mách bạn 10 địa chỉ uy tín
Loãng xương là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Nên đo mật độ loãng xương ở đâu tốt? Mách bạn 10 địa chỉ uy tín
Đo mật độ loãng xương là một trong những biện pháp kiểm tra để điều trị và phòng các bệnh...
Thuốc loãng xương rất nguy hiểm nếu bạn sử dụng sai cách
Để điều trị loãng xương, ngoài việc thay đổi lối sống thì thuốc chính là giải pháp cần thiết giúp...
Các nguyên nhân gây bệnh loãng xương – Biết để tránh
Loãng xương có thể khiến xương trở nên xốp, giòn và dễ gãy ngay cả khi bạn va chạm nhẹ...
Người bệnh loãng xương nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện?
Theo các bác sĩ thì chế độ ăn có vai trò rất quan trọng đối với việc cung cấp dưỡng...
Bệnh loãng xương có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Bệnh loãng xương chỉ diễn ra âm thầm và không có triệu chứng cụ thể. Khi bệnh đã nặng, cơ...
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!
Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ươngHủy trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
- 0
- Liên hệ nhanh
- 0 Hỏi đáp
- Chia sẻ
- Chia sẻ Facebook
- Chia sẻ Zalo
Chuyên gia tư vấn
Bạn đang gặp vấn đề gì??? Nam khoa Mề đay Viêm da Bệnh trĩ Dạ dày Tai – Mũi – Họng Xương khớp Mất ngủ Phụ khoa Mỡ máu Đại tràng Gửi câu hỏi Gọi điện HN (024) 7109 6699 HCM (028) 7109 6699 Đặt lịch khámTổng đài tư vấn bệnh học
Kết nối với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc của bạn, để lại số điện thoại để được tư vấn Gọi lại cho tôiHotline tư vấn
Hà Nội (024) 7109 6699 Gọi Hồ Chí Minh 028 7109 6699 GọiTừ khóa » Nguyên Nhân Của Bệnh Loãng Xương ở Người Già Sinh Học 8
-
Bệnh Loãng Xương ở Người Cao Tuổi
-
Nguyên Nhân Gây Loãng Xương - Biết Sớm, Dự Phòng Sớm | Vinmec
-
Vì Sao Bệnh Loãng Xương Thường Gặp ở Người Già Và Phụ Nữ Tiền ...
-
Tại Sao Người Già Hay Bị Loãng Xương? - Phòng Khám ACC
-
Loãng Xương ở Người Già - Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Nguyên Nhân Của Bệnh Loãng Xương ở Người Già Là Do đâu
-
Loãng Xương ở Người Cao Tuổi: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và ...
-
Loãng Xương: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Loãng Xương ở Người Cao Tuổi: Nguyên Nhân, Cách điều Trị, Chăm Sóc
-
Các Nguyên Nhân Gây Bệnh Loãng Xương Bạn Cần Biết Rõ để Phòng ...
-
Loãng Xương Là Gì? Đâu Là Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Của Bệnh?
-
Những Nguyên Nhân Của Bệnh Loãng Xương Bạn Cần Biết - Vinamilk
-
Loãng Xương - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Tổng Quan Về Gãy Xương - Chấn Thương; Ngộ độc - MSD Manuals