Loãng Xương Uống Thuốc Gì Hiệu Quả? • Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Loãng xương làm suy yếu và khiến xương dễ bị gãy một cách đột ngột. Bệnh thường tiến triển mà không có bất kỳ triệu chứng nào nên tới khi phát hiện, hầu hết bệnh nhân đều phải sử dụng thuốc điều trị. Vậy, bị loãng xương uống thuốc gì? Cách sử dụng thuốc và tác dụng phụ ra sao?
Tin rằng khi có được những thông tin chi tiết về các loại thuốc loãng xương chất lượng hiện nay, bạn sẽ chủ động hơn trong việc điều trị đẩy lùi bệnh.
Khi nào nên sử dụng thuốc trị loãng xương?
Thực tế có rất nhiều người khi bước vào tuổi trung niên, nguy cơ loãng xương cao đều mong muốn uống thuốc, nhưng không phải trường hợp nào cũng cần thiết. Vậy nên trước khi đi tìm hiểu loãng xương uống thuốc gì, bạn cần biết khi nào nên sử dụng thuốc trị loãng xương.
Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và xác định nguy cơ gãy xương trong 10 năm tới bằng cách kiểm tra mật độ xương. Thiết bị được sử dụng là một máy phát ra tia X ở tần số thấp để xác định mật độ khoáng chất trong xương. Tuy nhiên, thường chỉ kiểm tra một số xương nhất định, chủ yếu là xương hông hoặc xương cột sống. Kết quả được biểu thị bằng điểm số T, so sánh mật độ xương của bạn với một người phụ nữ 30 tuổi khỏe mạnh.
T từ -2,5 hoặc thấp hơn; hay khi bạn có tiền sử gãy xương hông hoặc cột sống do bị ngã khi đang đứng thì được khuyên nên dùng thuốc.
Nếu nguy cơ gãy xương không cao, bạn chỉ cần điều chỉnh lối sống như bổ sung vitamin D3 và canxi bằng viên uống, ăn uống cân bằng, tăng cường vận động, bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu,… và tránh bị té ngã. Bên cạnh đó, nên tầm soát thường xuyên để sớm phát hiện các tình trạng xương bất thường.
Loãng xương uống thuốc gì? Những gợi ý chất lượng
Bác sĩ sẽ thăm khám và căn cứ vào tình trạng bệnh, sức khỏe chung của từng bệnh nhân để tìm ra loãng xương uống thuốc gì? Sau đây là một vài gợi ý về các thuốc chống loãng xương được sử dụng phổ biến hiện nay để bạn tham khảo:
Bisphosphonate
Đối với cả nam giới và phụ nữ có nhiều nguy cơ gãy xương, thuốc điều trị loãng xương được kê toa phổ biến nhất là nhóm bisphosphonates. Chúng ngăn cơ thể tái hấp thụ các mô xương và làm chậm tốc độ xương bị phân hủy trong cơ thể.
Bisphosphonates được dùng dưới dạng thuốc viên hoặc thuốc tiêm tĩnh mạch. Nhóm này gồm các thuốc sau:
- Thuốc viên alendronate. ibandronate hoặc risedronate: Thuốc viên uống hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng
- Thuốc tiêm ibandronate: Tiêm tĩnh mạch hàng quý
- Axit Zoledronic: Thuốc tiêm tĩnh mạch hàng năm
Sau 3 – 5 năm thì ngừng thuốc nhưng tác dụng của nó vẫn còn kéo dài sau đó.
Bisphosphonates có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau bụng, sốt, nhức đầu hoặc ợ chua và suy giảm chức năng thận. Các tác dụng phụ sẽ ít xảy ra hơn nếu dùng thuốc đúng cách. Đối với thuốc bisphosphonate tiêm tĩnh mạch, không gây đau dạ dày nhưng có thể gây sốt, đau đầu và đau cơ trong tối đa 3 ngày.
Ngoài ra, có một số ít tác dụng phụ nghiêm trọng hiếm khi xảy ra, chẳng hạn như tổn thương xương hàm (hoại tử xương hàm) hoặc gãy xương đùi không điển hình (gãy xương đùi do chấn thương thấp). Tuy nhiên, nó chỉ thường gặp ở người bệnh ung thư được tiêm tĩnh mạch liều cao. Nguy cơ gặp sẽ tăng lên nếu sử dụng thuốc kéo dài trên 5 năm.
Liệu pháp liên quan đến hormone
Một số các liệu pháp liên quan đến hormone cũng có thể giúp ích trong cách điều trị bệnh loãng xương. Nhóm này bao gồm estrogen, testosterone và chất điều biến thụ thể estrogen chọn lọc raloxifene.
Phụ nữ vừa mãn kinh bị loãng xương uống thuốc gì thì hormone estrogen được cân nhắc rất nhiều. Nó có khả năng trì hoãn loãng xương do thay đổi estrogen đột ngột ở tuổi này. Tuy nhiên, liệu pháp này có thể làm tăng nguy cơ đông máu, ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú và bệnh tim. Do đó, estrogen thường được sử dụng cho phụ nữ trẻ hoặc ở phụ nữ có các triệu chứng mãn kinh nhiều hơn.
Ngoài ra, thuốc Raloxifene tạo ra tác dụng tương tự như estrogen đối với mật độ xương ở phụ nữ sau mãn kinh mà không gây tác dụng phụ như estrogen. Ngoài việc điều trị loãng xương, raloxifene còn giúp giảm nguy cơ ung thư vú. Thuốc ở dạng viên nén và được uống mỗi ngày, dùng liên tục trong 5 năm. Tác dụng phụ phổ biến là nóng trong người và làm tăng nguy cơ đông máu.
Ở nam giới, loãng xương có thể liên quan đến sự suy giảm dần mức độ testosterone do tuổi tác. Liệu pháp thay thế testosterone có thể cải thiện mật độ xương cho nam giới thiếu hụt testosterone. Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị loãng xương khác đã được chứng minh có hiệu quả tốt hơn. Do đó, thuốc được khuyên sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với testosterone.
Loãng xương uống thuốc gì? Thuốc kháng thể đơn dòng
Loại thuốc kháng thể đơn dòng có tên là denosumab cho kết quả tăng mật độ xương tương tự, thậm chí tốt hơn khi dùng bisphosphonates, giúp làm giảm nguy cơ gãy xương. Denosumab được tiêm dưới da 6 tháng một lần cho cả phụ nữ và nam giới. Tuy nhiên, bạn có thể phải sử dụng thuốc vô thời hạn vì nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nếu ngưng dùng mật độ xương sẽ giảm, nguy cơ gãy cột sống cao.
Bên cạnh đó, một số biến chứng rất hiếm gặp khi sử dụng thuốc điều trị gãy xương denosumab là gây gãy hay nứt ở giữa xương đùi, chậm lành xương hàm (hoại tử xương hàm) hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng. Điều này có thể xảy ra sau một thủ thuật nha khoa chẳng hạn như nhổ răng.
Bạn nên đi khám răng trước khi bắt đầu dùng loại thuốc trị loãng xương này, đồng thời chăm sóc răng miệng và khám nha sĩ thường xuyên. Hãy cho nha sĩ biết rằng bạn đang dùng denosumab.
Nhìn chung, thuốc này hầu như chỉ được kê đơn khi những phương pháp điều trị khác đã thất bại.
Thuốc xây dựng xương
Loãng xương uống thuốc gì khi các phương pháp kể trên không hiệu quả? Lúc này, bác sĩ có thể khuyên bạn thử điều trị với:
- Teriparatide và abaloparatide: Đây là 2 loại thuốc có tác dụng tương tự như hormone tuyến cận giáp, giúp kích thích sự phát triển xương mới. Nó được tiêm dưới da hàng ngày và dùng trong 2 năm.
- Romosozumab: Thuốc đã được phê duyệt cho phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ gãy xương cao. Tác dụng chính là tạo xương mới, giảm quá trình phân hủy xương và điều trị chứng loãng xương. Bạn sẽ được tiêm hai mũi liên tiếp nhau trong một tháng, mỗi tháng một lần như vậy và thường kéo dài khoảng 1 năm.
Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có câu trả lời cho vấn đề loãng xương uống thuốc gì. Để tìm được cho mình loại thuốc điều trị phù hợp thì đừng quen tham khảo ý kiến bác sĩ nhé!
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Thuốc Bổ Sung Loãng Xương
-
Bệnh Loãng Xương: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán, Phân Loại
-
Top 15 Loại Thuốc Trị Loãng Xương Tốt Nhất Phổ Biến Hiện Nay
-
Điều Trị Loãng Xương Thế Nào? | Vinmec
-
Các Loại Thuốc điều Trị Loãng Xương Và Lưu ý để Bệnh Nhanh Khỏi
-
Thuốc điều Trị Loãng Xương, Những Lưu ý Khi Sử Dụng
-
Điều Trị Loãng Xương Thế Nào Cho Hiệu Quả Và Cách Phòng Tránh
-
Thuốc Điều Trị Loãng Xương: Top 16 Loại Chuyên Gia Khuyên Dùng
-
TOP 10 Thuốc Trị Loãng Xương Của Nhật Bản Tốt Nhất 2022
-
[PDF] Loãng Xương - FDA
-
Thuốc Trị Bệnh Loãng Xương - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến Thức Y ...
-
Loãng Xương: Chẩn đoán Và điều Trị - Bệnh Viện Quân Y 7A
-
Bệnh Loãng Xương (osteoporosis): Một Số điều Cần Biết
-
Các Thuốc điều Trị Loãng Xương