Loạt ảo ảnh Thị Giác Gặp Thường Ngày Nhưng ít Ai Biết, Liệu Bạn Có ...
Có thể bạn quan tâm
Ảo giác Ebbinghaus
Ảo giác Ebbinghaus hay Hình tròn Titchener là một ảo giác về nhận thức kích thước tương đối. Được đặt tên theo người phát hiện ra nó, nhà tâm lý học người Đức Hermann Ebbinghaus (1850–1909), ảo giác được biết đến rộng rãi trong cộng đồng nói-tiếng-Anh toàn cầu là nhờ một cuốn sách giáo khoa tâm lý học thực nghiệm năm 1901 của Edward B. Titchener, do đó nó còn được gọi là "Vòng tròn Titchener".
Trong phiên bản phổ biến nhất của ảo giác, hai vòng tròn có kích thước giống hệt nhau được đặt gần nhau. Một vòng tròn được bao quanh bởi các vòng tròn lớn trong khi vòng tròn kia được bao quanh bởi các vòng tròn nhỏ. Kết quả của việc này là vòng tròn ở giữa được bao quanh bởi các vòng tròn lớn trông nhỏ hơn vòng tròn ở giữa được bao quanh bởi các vòng tròn nhỏ.
Chấm đen thoắt ẩn thoắt hiện
Trong bức hình này, có 12 chấm đen ở những điểm giao nhau giữa các đường màu xám trên hình. Tuy nhiên, đa số người xem không thể nào thấy được 12 chấm đen này cùng một lúc mà chỉ thấy từ 3 - 4 chấm đen cùng lúc mà thôi.
Tác giả của bức hình này là Ninio cho biết: "Khi những đĩa trắng viền đen trong một lưới nhấp nháy bị giảm kích cỡ và có viền đen, chúng có xu hướng biến mất khỏi mắt người. Một người sẽ chỉ có thể nhìn một vài chấm trong một lần lướt qua. Ở những vùng chúng không thể được nhìn thấy, những đường xám sẽ tạo cảm giác rằng chúng chạy liên tục, tạo ra những đường che không thực sự tồn tại".
Ảo ảnh Café wall - tường café
Có thể bạn sẽ thấy đây là những đường đen-trắng "xô lệch" vào nhau, nhưng thực chất, chúng là những đường thẳng song song với nhau. Các nhà khoa học chứng minh, chính khoảng cách giữa các ô và hàng gạch, cùng độ tương phản giữa hai màu trắng - đen là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.
Ảo giác Herring
Bạn có thấy rằng hai đường màu đỏ bị uốn cong không? Thực chất, hai đường thẳng màu đỏ này song song với nhau.
Dù não bộ chúng ta đang "phản đối" nhưng chính các đường thẳng hình nan hoa như "hút" tầm nhìn, tạo cho mắt chúng ta cảm giác đang hướng về một điểm trung tâm. Hay nói cách khác, mắt ta đang nhìn những đường bức xạ theo chiều sâu, tạo cảm giác giống như chúng đang chuyển động, khiến hai đường thẳng song song bị uốn cong.
Hình ảnh "cong" của hai đường thẳng là những gì được não bộ tiên đoán về việc hai đường thẳng phải trông như thế nào khi tầm nhìn của mắt đang đi theo "hướng" của các đường hình nan hoa về điểm trung tâm.
Não bộ cho rằng, phần trung tâm của hai đường "phải" tiến xa hơn nữa và khoảng cách giữa hai đường "phải" rộng hơn ở trung tâm. Tất cả diễn ra chỉ trong 1/10 giây. Những ảo giác tiếp theo xuất hiện do sự thay đổi về góc nhìn, sự tương phản về màu sắc, khoảng cách sắp xếp của các vật thể.
Ảo giác Herring này được đặt tên theo nhà vật lý học người Đức - Ewald Hering.
Những hình chữ nhật tương phản
Đây là một ảo tượng do sự tương phản về màu sắc. Bạn có thấy rằng những hình chữ nhật màu xám nằm giữa các thanh đen có màu tối hơn hình nằm giữa thanh trắng không?
Nhưng thực chất, chúng có màu giống nhau. Độ tương phản màu của ngoại cảnh xung quanh càng lớn thì độ tương phản của vật thể càng nhỏ. Điều này đã khiến mắt chúng ta cảm giác đó là những hình chữ nhật có màu sắc tương phản nhau.
Ảo giác rắn xoay tròn (Rotating Snake)
Khi nhìn vào bức ảnh dưới đây, bạn sẽ thấy những vòng tròn như đang chuyển động, nhưng thực chất chúng đứng yên.
Một giáo sư người Nhật Bản - Akiyoshi Kitaoka còn gọi đây là "ảo tượng ngoại vi võng mạc" - những ảo giác chuyển động xảy ra tại vùng biên thị giác. Khi nhìn sang hai bên của bức ảnh, ảo giác này thể hiện rõ ràng hơn.
Những nghiên cứu trước đây đều cho rằng, ảo tượng này được kích hoạt do ánh mắt chuyển động chậm khi nhìn bức hình. Nhưng vào năm 2012, nhà thần kinh học Susana Martinez đã chứng minh điều ngược lại, đó là do ánh mắt di chuyển nhanh.
Những điểm hồng
Bức hình trên bao gồm những điểm hồng nhạt xếp thành vòng tròn với một dấu chữ thập ở chính giữa trên nền xám. Nhưng nếu chỉ tập trung nhìn vào hình chữ thập, những điểm hồng sẽ biến mất, để lại một hình chữ nhật màu xám.
Đây còn được gọi là hiện tượng "phai mờ Troxler", được nhà vật lý học người Thụy Sỹ - Ignaz Paul Vital Troxler khám phá ra vào năm 1804. Khi mắt người tập trung vào một điểm, chúng ta có xu hướng giữ ánh mắt đứng yên. Lúc này, các chấm màu hồng nhạt nằm trên vùng ngoại biên của mắt, vì lúc này ánh nhìn đang hướng đến hình chữ thập đen. Những chấm hồng nhạt này có hiện diện, nhưng không đủ sức kích thích các tế bào thần kinh nhằm duy trì hình ảnh nên chúng sẽ dần biến mất.
Bàn cờ lồi
Chỉ cần 1 vòng gồm nhiều chấm nhỏ màu trắng xung quanh khu vực trung tâm của bàn cờ, hiệu ứng 3D "màn hình lồi" đã được tạo ra hết sức đơn giản. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra lời giải thích cho hiện tượng ảo giác này, tuy nhiên nhiều người đang nghiêng về giải thiết "nhiễu họa tiết": Bộ não con người tin rằng bàn cờ này là một dãy các họa tiết phẳng. Chính sự xuất hiện của các chấm tròn nhỏ đã làm nhiễu động hình ảnh truyền đến mắt, dẫn đến rối loạn và vô tình tạo nên hiệu ứng lồi.
Tổng hợp
Từ khóa » Hiệu ứng ảo Giác
-
Điểm Danh Các Loại ảo ảnh Thị Giác Lừa đảo Bộ Não
-
Ảo Giác Trong Thẩm Mỹ Thị Giác
-
11 Kiểu ảo ảnh Thị Giác Trong Thiết Kế Trực Quan - IDesign
-
8 Loại ảo ảnh Thị Giác Trong Thiết Kế Mà Bạn Cần Phải Biết - DesignerVN
-
Thể Loại:Ảo Giác Thị Giác – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ảo Giác Jastrow – Wikipedia Tiếng Việt
-
6 Ảo Ảnh Thị Giác Giúp Bạn Phiêu Cả Ngày - Tốt Hơn
-
Tại Sao Phải Nghiên Cứu Về Thị ảo Giác? - MyThuatMS
-
Clip “hiệu ứng ảo Giác Cực Thú Vị Với Bức Tranh Nổi Tiếng” Gây Sốt Dân ...
-
Giả ảo Giác: Khi Não Bộ Tìm Cách… điền Vào Chỗ Trống
-
ảo Giác Video | Mẫu Hiệu ứng Video Mp4 Tải Về Miễn Phí - Pikbest
-
Cách Tạo ảnh Hiệu ứng ảo Giác Bằng PicsArt
-
Hiệu ứng Hai Mặt | Mắt, Nghệ Thuật ảo Giác, Chụp ảnh - Pinterest