Lộc Ai Cho? - Chùa Hoằng Pháp

Ngôi chùa Hoằng Pháp uy linh Mái cong ngói đỏ đậm tình quê hương.
  1. Trang chủ
  2. Thư viện kinh sách
  3. Sách HT. Thích Chân Tính
Sách HT. Thích Chân Tính Lộc ai cho? Lộc ai cho? Tác giả: Thích Chân Tính Mục lục
  • Lời mở đầu
  • Đầu năm đến chùa
  • Nhận lộc “Tặng Phẩm Xuân”
  • Lễ hội phết Hiền Quan ở Phú Thọ
  • Lễ hội đền Trần ở Nam Định
  • Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc
  • Bà Đen ở Tây Ninh
  • Bà Thiên Hậu ở Bình Dương
  • Lộc ai cho?
  • Lời kết
  • MẤY LỜI TÂM HUYẾT
Xem thêm Bà Thiên Hậu ở Bình Dương

Bà Thiên Hậu ở Bình Dương cũng có hai truyền thuyết. Tích thứ nhất kể rằng: Bà tên Lâm Mi Châu, con của một ngư phủ vùng Phước Kiến (Trung Quốc). Điều đặc biệt là bà có tánh linh, biết được những chuyện mà người thường không thể biết. Một hôm, cha và hai anh trai của bà đi biển đánh cá, chẳng may gió to sóng lớn làm chìm thuyền, lúc đó bà đang ngồi dệt lụa ở nhà, hai mắt tự nhiên nhắm lại rồi đưa hai tay lên kéo giữ. Người mẹ nhìn thấy thế không biết chuyện gì xảy ra, một lát sau người mẹ vỗ vai bà cho tỉnh lại thì bà nói rằng bố và hai anh trai gặp nạn ngoài biển, bà đã tìm mọi cách giúp đỡ nhưng chỉ cứu được hai anh, không cứu được người cha. Câu chuyện được lan truyền cho những người dân quanh vùng, từ đó mỗi lần có ai ra biển hay đến xin bà phù hộ. Năm bà 27 tuổi thì qua đời và được vua phong là Thiên Hậu Thánh Mẫu. Tích thứ hai nói rằng khi bà mới sinh ra có hào quang và mùi thơm, bà lớn lên có thể đi mây về gió, cưỡi trên sóng nước. Khi bà được 27 tuổi thì qua đời, nhiều người đã nhìn thấy dáng bà mặc một bộ đồ màu đen bay trên biển nên lập đền thờ, sau này tin đồn đến tai vua và vua phong cho bà là Thiên Hậu Thánh Mẫu. Theo thống kê, người Hoa dựng đến 5000 đền thờ bà Thiên Hậu trên khắp thế giới.

Qua ba sự tích vừa rồi, chúng ta thấy rằng các nhân vật này đều chẳng để lại một câu hay một lời dạy gì có ý nghĩa cho mọi người, thế mà không biết tại sao người ta lại tôn thờ và đến cầu khấn nhiều như thế? Có một điều mà lâu nay nhiều người bị nhầm lẫn, chúng ta quen gọi là chùa bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, chùa bà Đen ở Tây Ninh, chùa bà Bình Dương... Người ta nói “chùa” là đúng hay sai? Chùa là nơi thờ Phật, Bồ Tát, La Hán, các vị Tổ sư nhiều đời; chùa là nơi Tăng Ni tu hành, hoằng truyền Phật pháp; chùa là nơi cho Phật tử thính pháp tu tập. Chùa đâu phải để thờ bà. Những nơi nào thờ bà? Đó là miếu. Những nơi thờ bà, thờ ông, thờ cô, thờ cậu… được gọi là miếu chứ không phải chùa. Sau này, chúng ta cần phải nói chính xác là miếu bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, miếu bà Thiên Hậu ở Bình Dương, miếu bà Đen ở Tây Ninh, đừng nhầm lẫn gọi “chùa” là không đúng. Chùa không thờ bà, chúng ta lẫn lộn giữa chùa với miếu. Miếu, đền, đình, am rất khác nhau. Miếu và am thường thờ các bà, các cô. Đền là nơi thờ những người có công với đất nước, sau khi chết được người ta tôn lên làm thần. Đình là thờ người có công sáng lập ra ngôi làng, được gọi là thần Hoàng. Chẳng hạn như Thiều Hoa công chúa được thờ ở đền Hiền Quan, các vua Trần được thờ ở đền Trần.

Tương truyền ba bà rất linh thiêng, nhưng điều đó chưa có ai kiểm chứng, chẳng qua là người này đồn thổi sang người kia, người kia truyền tai sang người nọ, lan truyền riết rồi bà bỗng trở nên linh thiêng. Trong thời buổi khoa học, chúng ta làm gì cũng phải có sự kiểm chứng cho rõ ràng, không phải mình nghe bà nào đó thiêng rồi kéo nhau đến cầu, xin, khấn, vái, mong có được vật chất tiền tài. Mình xin có được không? Các bà đâu có quyền gì cho mình được giàu có hay sung sướng, tiền bạc hay công việc, may mắn hay thịnh đạt. Tất cả đều do sự nỗ lực của bản thân mỗi người.

Facebook Google Tweet Xem tiếp Sách cùng thể loại
Tết Nguyên Đán ở Việt Nam
Tết Nguyên Đán ở Việt Nam Thích Chân Tính
Nhìn lại
Nhìn lại Thích Chân Tính
Lời Nhắn Nhủ
Lời Nhắn Nhủ Thích Chân Tính
Tặng Phẩm Xuân 2020
Tặng Phẩm Xuân 2020 Thích Chân Tính
Chó rừng và Sư tử
Chó rừng và Sư tử Thích Chân Tính
Nụ cười Di-lặc
Nụ cười Di-lặc Thích Chân Tính
Xem tất cả

Từ khóa » Xin Lộc Chùa Bà Bình Dương