Lọc Hồ Cá Koi ảnh Hưởng đến độ PH Trong Nước Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Lọc hồ cá Koi có ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi độ pH trong nước. Nồng độ pH này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, liên quan đến sức khỏe và sự sinh trưởng của đàn cá. Chúng ta có thể lọc kết hợp diệt tảo hồ cá koi bằng các thiết bị máy lọc hồ cá ngoài trời, vật liệu lọc,…
- Xem thêm: 3 bước đơn giản để xử lý hồ cá ngoài trời bị rêu bám
- Xem thêm: Sự kết hợp hoàn hảo của máy bơm lọc và bộ lọc hồ cá Koi
Độ pH lý tưởng cho đàn cá Koi
Nồng độ pH là một thước đo nồng độ ion H+ có trong nước. Người ta sử dụng chỉ số này để đánh giá mức độ axit hoặc kiềm của nước hồ. Độ pH dao động từ 0-14.
Độ pH có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của đàn cá Koi, cũng như các loài cây thủy sinh trong bể. Một sự thay đổi không cần thiết của pH có thể gây nguy hiểm cho những chú cá yêu quý của bạn, hoặc các sinh vật khác được nuôi trong nước.
Cá Koi sẽ sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ nhất nếu được nuôi trong một môi trường pH thích hợp, dao động trong khoảng từ 7-7.5. Ngoài ra, ngưỡng pH mà cá Koi có thể sinh sống nằm trong khoảng 4-9 độ. Cần tránh sự thay đổi quá đột ngột độ pH khiến sức khỏe của chúng bị ảnh hưởng.
Sự thay đổi nồng độ pH ảnh hưởng đến đàn cá Koi như thế nào?
Khi độ pH dưới 5.5, môi trường nước được xem như có tính axit cao. Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất nhờn của da cá và ngăn cản sự hô hấp của chúng. Ngoài ra, hợp chất H2S được sản sinh trong môi trường này có thể gây ngộ độc cho đàn cá Koi của bạn.
Bên cạnh đó, khi độ pH trên 8.5, nước có tính kiềm mạnh hơn. Môi trường này làm cho đàn cá trao đổi chất nhiều hơn nên chậm phát triển, ngoài ra còn là nguyên nhân khiến tăng nồng độ ammonia. Ammonia là nền tảng cho sự xuất hiện hợp chất amoniac (NH3) gây hại đến cá nghiêm trọng.
Độc tính của ammonia được quyết định bởi nồng độ pH trong nước. Đây là một hợp chất vô cùng độc hại cho đàn cá Koi. Nó được hình thành từ quá trình trao đổi chất và bài tiết của cá. Ngoài ra, các chất cặn bã như rong rêu, tảo chết, thức ăn thừa,…chính là nguyên nhân tạo nên ammonia.
Khi độ pH của nước cao hơn pH trong máu của đàn cá, quá trình khuếch tác ammonia qua mang bị giảm đi. Các chất này sẽ dần tích tụ trong máu, gây ra hiện tượng tự nhiễm độc ammonia.
Những chú cá Koi một khi bị nhiễm độc ammonia, chúng sẽ xuất hiện các triệu trứng như rối loạn thần kinh, bơi bất thường hoặc bơi vòng vòng, co thắt cơ,…Lượng nước trao đổi qua mang tăng và đớp bóng nước liên tục trên mặt nước chính là những dấu hiệu cho thấy chúng đang bị ngạt nước. Cá bị nhiễm độc thường tìm kiếm những nơi có độ pH thấp hơn. Chúng thường bơi xuống các tầng nước thấp nơi có độ pH thấp hơn và đủ một lượng oxy cho phép, mục đích để làm giảm tình trạng tự nhiễm độc ammonia của mình.
Nhìn chung, khi độ pH trong nước thay đổi một cách đột ngột và không phù hợp với điều kiện sinh sống của đàn cá Koi, sức khỏe của chúng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí có thể gây ra cái chết hàng loạt cho đàn cá.
Cách xử lý nước hồ khi độ pH bị thay đổi
Trước tiên, chúng ta cần phải tiến hành kiểm tra nồng độ pH trong hồ hiện là bao nhiêu, có phù hợp với đàn cá Koi của bạn hay không.
Chúng ta có thể tiến hành đo độ pH bằng các vật liệu như que thử Quickstick, hoặc bộ sản phẩm phân tích nước ao hồ, thiết bị chuyên dùng đo pH,…
Khi nước ở điều kiện độ pH quá thấp, chúng ta có thể:
Dùng vôi tôi cho vào nước theo tỉ lệ từ 10-20g/m3. Sử dụng san hô cho vào khoan lọc để điều chỉnh độ pH.
Khi nước ở điều kiện kiềm tính, chúng ta có thể giảm độ pH bằng cách: Tăng lượng khí CO2 vào hồ thủy tinh, vừa ổn định độ pH vừa giúp cây thủy sinh phát triển hơn. Thay nước từ 20-30% thường xuyên cho đến khi độ pH được ổn định.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc chăm sóc hồ cá đặc biệt để nâng cao chất lượng nước trong ao, giúp ổn định nồng độ PH, KH, GH, cũng như hạn chế các sự hình thành các chất độc hại trong nước như ammonia, nitrat, nitrit,..
Những loại thuốc này vô cùng an toàn, không gây hại đến các sinh vật thủy sinh trong ao, ngoài ra còn phát huy hiệu quả một cách tối ưu. Một số loại thuốc mà bạn có thể tham khảo qua như AquaActiv OptiPond, AquaActiv Safe&Care, AquaActiv BioKick Care,…
Những phương pháp kể trên chỉ là những phương pháp tức thời giúp xử lý khi tình trạng nước hồ bị ô nhiễm nghiêm trọng, ngoài ra chúng ta cần phải vệ sinh và làm sạch hồ cá thường xuyên. Sử dụng các vật liệu lọc hồ cá, hay máy lọc nước hồ cá ngoài trời sẽ giúp đảm bảo nước trong hồ của bạn lúc nào cũng trong trạng thái được làm sạch.
Ngày nay, một số bộ lọc ngoài chức năng lọc còn kết hợp diệt tảo bằng công nghệ UVC hiệu quả. Đây là những trang thiết bị không thể thiếu để đảm bảo cho đàn cá Koi thân yêu của bạn được sống trong một môi trường trong sạch và an toàn.
Từ khóa » độ Ph Chuẩn để Nuôi Cá Koi
-
Chỉ Số PH Trong Nuôi Cá Koi - Thái Hòa Aquarium
-
Cách Tăng Và Giảm Nồng độ PH Trong Hồ Cá Koi
-
5 Biện Pháp Kiểm Soát, Ổn Định PH Nước Hồ Nuôi Cá Koi - Tin Cậy
-
Cách điều Chỉnh độ PH Cho Hồ Cá Koi
-
5 Cách Giảm Nồng độ PH Trong Hồ Cá Koi đơn Giản
-
4 Cách Tăng Nồng độ PH Trong Hồ Cá Koi đơn Giản - CÁ CẢNH
-
Cách Xác định Nồng độ PH Trong Hồ, Bể Cá Koi
-
Độ PH Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Hồ Cá Koi ? - Sân Vườn
-
Điều Kiện Nước Lí Tưởng Cho Cá Koi Phát Triển Khỏe Mạnh
-
Độ PH Thích Hợp Cho Cá Là Bao Nhiêu - Học Tốt
-
Làm Thế Nào Để Giảm Độ PH Trong Hồ Cá Koi
-
Những Cách điều Chỉnh Nồng độ PH Trong Hồ Cá Koi (phần 1) - Gspace
-
Hồ Cá Koi đạt Chuẩn Cần Phải đáp ứng Những Chỉ Tiêu Nào?
-
Điều Nên Biết Khi Muốn Nuôi Cá Koi-Cách Tăng Dảm Độ PH Cho ...