Local Charge Là Gì? Các Loại Phí Local Charge Phổ Biến Hiện Nay

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, chủ hàng không chỉ phải trả cước vận chuyển quốc tế mà còn phải trả phí Local charge. Đây là một loại phí rất phổ biến và hầu hết các lô hàng sẽ phải trả phí này. Thế cụ thể phí Local charge là gì? Các loại phí local charge hiện nay là gì? Cùng Nhựa Sài Gòn theo dõi bài viết dưới đây để biết rõ nhé!

Tóm tắt nội dung

Local charge là gì?

Có thể hiểu đơn giản nhất, Local charge là các loại phí địa phương được trả tại cảng load hàng và xếp hàng. Bên cạnh cước biển thì các hãng tàu (Forwarder) thường sẽ thu thêm 1 khoản Local Charge. Phí này sẽ được đóng và thu theo hãng tàu và cảng.

local charge là gì

Các loại phí Local Charge thường gặp hiện nay

Sau đây Nhựa Sài Gòn sẽ giới thiệu cho bạn một số loại phí Local Charge thường gặp hiện nay. Các hoạt động xếp dỡ được tính vào phí THC gồm tập kết container ra cầu tàu, xếp dỡ hàng tại cảng container, phí quản lý của cảng…

Cảng thu phí THC từ hãng tàu. Hãng tàu sẽ không chịu phí này mà hãng tàu sẽ đánh phí lên khách hàng của họ (chủ lô hàng).

Phí Handling (Handling fee)

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, phí handling là một loại phí được quy định bởi hãng tàu hoặc đơn vị forwarder. 

Việc đóng phí handling nhằm bù đắp chi phí khi thực hiện quy trình làm lô hàng của bạn. Điển hình như phí giao dịch giữa hãng tàu và đại lý, phí làm thủ tục D/O, phí kê khai manifest, phí khấu hao… Các đơn vị shipper hoặc người nhận hàng sẽ chịu trách nhiệm trả khoản phí này cho hãng tàu hoặc forwarder.

Phí D/O

Phí D/O viết đầy đủ là Delivery Order fee, có nghĩa là phí lệnh giao hàng.

Lệnh giao hàng được hãng tàu hoặc Forwarder phát hành cho người nhận (consignee), người nhận sẽ lấy D/O trình lên cơ quan hải quan để lấy hàng khi tàu đã cập cảng. 

Người nhận muốn phát lệnh giao hàng thì sẽ phải đóng một khoản phí cho hãng tàu hoặc forwarder.

  • Xem thêm Lệnh Giao Hàng D/O Là Gì? Các Loại Lệnh Giao Hàng D/O

local charge là gì

Phí B/L

Phí B/L (bill of lading fee) là vận đơn đường biển, đây là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng. Việc phát hành bill không chỉ là việc cấp một B/L rồi thu tiền mà nó còn bao gồm cả việc thông báo cho đại lý đầu nước nhập về B/L, phí theo dõi đơn hàng, quản lý đơn hàng.

  • Xem thêm Vận Đơn Bill Of Lading (B/L) Là Gì? Các Loại Vận Đơn Đường Biển

Phí CIC

Phí CIC (Container Imbalance Charge) là phí mất cân bằng container. Hãng tàu sẽ thu phí CIC để bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng hoặc từ nơi đang thừa container về nơi có nhu cầu cần container để đóng hàng.

Phí CIC được hình thành do vấn đề mất cân bằng số lượng container rỗng ở cảng biển. Tình trạng container rỗng kéo dài phát sinh nhiều vấn đề và nguyên nhân chính là do mất cân bằng “cán cân” xuất nhập khẩu giữa các quốc gia. 

Phí vệ sinh container

Phí vệ sinh container (Cleaning Fee) là chi phí phải trả cho hàng tàu để làm sạch vỏ container rỗng sau khi người nhập khẩu lấy container về kho và trả container rỗng tại các depot. Việc làm này để tránh những ảnh hưởng từ lô hàng trước tới lô hàng sau, ví dụ như bị ám mùi, dính bẩn lên các lô hàng sau…

Ngoài ra, đối với phí này thì một số hãng tàu thường không làm vệ sinh container nhưng vẫn thu phí để coi như một khoản lợi nhuận, đặc biệt là các hãng tàu nội địa. Phí này do người nhận trả. 

Phí CFS

Phí CFS (Container freight station fee) là chi phí dịch vụ, tiền công được hải quan tại cảng thu cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa từ cảng vào kho CFS. Hàng hóa này bao gồm hàng lẻ, hàng nhập khẩu chưa được làm thủ tục và hàng xuất nhưng cần phải kiểm tra.

Phí AMS

Phí AMS viết đầy đủ là Advanced Manifest System fee. Phí này được áp dụng cho tất cả các lô hàng nhập khẩu và làm thủ tục chuyển tải tại Mỹ. Chính xác, AMS là tên loại thủ tục mà hải quan Mỹ yêu cầu được khai báo với mọi lô hàng đi vào thị trường nước này. 

Phí AMS do hãng tàu đặc ra và thu booking party – forwarder hoặc shipper (do hãng tàu là bên thực hiện thủ tục khai báo cho lô hàng).

Phí này thường dao động từ 25-40 USD/bill of lading.

local charge

Phí AFS

Phí AFS là từ viết tắt của Advance Filing Surcharge là phụ phí bắt buộc khai báo trước khi hàng hóa được xếp lên tàu hoặc phương tiện vận tải. Phí AFS áp dụng với mọi loại hàng hóa được nhập vào cảng hoặc sân bay tại Trung Quốc và phí này chỉ áp dụng cho hàng xuất đi Trung Quốc.

Hãng tàu sẽ thu phí này từ công ty Forwarder hoặc chủ tàu.

Phí AFS dao động từ 30 -40 USD / lô hàng. Phí AFS không tính bội nhân theo số container của lô hàng (lô hàng gồm 100 container vẫn chỉ thu 30-40 USD).

  • Xem thêm Forwarder Là Gì? Vai Trò Của Forwarder Trong Xuất Nhập Khẩu

Phí BAF

Phí BAF là viết tắt của Bulker Adjustment Factor là phụ phí xăng dầu, nhiên liệu được hãng tàu quy định trong các chuyến vận tải biển. Phí BAF do hãng tàu thu từ chủ lô hàng để bù đắp các chi phí phát sinh do giá nhiên liệu biến động trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa.

BAF là phụ phí xăng dầu được áp dụng cho các chuyến hàng đi đến châu Âu.

Phí PSS

Phí PSS (Peak Season Surcharge) là phụ phí mùa cao điểm. Phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng 8 đến tháng 12, khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng mạnh trong mùa vụ Giáng sinh và lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu. 

Việc thu phí mùa cao điểm là điều cần thiết, giúp các hãng tàu bù đắp lại các chi phí bỏ ra để duy trì và đáp ứng được nhu cầu vận chuyển của tất cả khách hàng.

Phí GRI

Phí GRI (General Rate Increase) được hiểu là phụ phí cước vận chuyển tăng, chỉ mức phí đánh thêm vào cước phí trên tất cả hoặc một số tuyến đường vận chuyển cụ thể trong một thời gian nhất định, thường sẽ vào mùa cao điểm.

Phí Demurrage, Detention, Storage

Phí Demurrage là phí lưu container tại bãi của cảng

Phí Detention là phí lưu container tại kho riêng của khách

Phí Storage là phí lưu bãi của cảng

Hy vọng với những thông tin mà Nhựa Sài Gòn đã chia sẻ, bạn sẽ nắm rõ được phí Local Charge là gì? Có bao nhiêu loại phí Local Charge phổ biến hiện nay. 

Để quá trình xuất khẩu hàng hóa diễn ra an toàn, nhanh chóng thì lựa chọn pallet nhựa là một điều cần thiết. Nhờ có pallet nhựa mà hàng hóa luôn được an toàn, bảo vệ tốt nhất. Liên hệ với Nhựa Sài Gòn để được tư vấn và giải đáp hoàn toàn Miễn Phí nhé!

Từ khóa » Phí Local Charge Là Gì