Loét Họng Và Những điều Cần Biết - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Loét họng là gì?
- Nguyên nhân gây loét họng
- Loét họng biểu hiện như thế nào?
- Điều trị loét họng như thế nào?
- Phòng ngừa loét họng
Loét họng gây ra khá nhiều đau đớn cho người mắc bệnh. Chắc hẳn bạn từng nếm mùi đau đớn từ các vết lở miệng phải không nào? Nếu trong họng xuất hiện những vết loét họng thì sẽ cực kì khó chịu. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề nhức nhối này qua bài viết của ThS.BS Trần Thanh Long nhé!
Loét họng là gì?
Loét họng là các vết lở ở trong cổ họng. Các vết lở này cũng có thể hình thành ở thực quản – là đường ống nối từ họng xuống dạ dày – và cả trên dây thanh. Bạn cũng có thể bị loét họng khi gặp chấn thương hoặc mắc bệnh lý. Các chấn thương, bệnh lý này gây phá hủy lớp niêm mạc lót trong họng, tạo ra các tổn thương hở miệng và khó lành.
Các vết loét họng có thể trở nên sưng đỏ. Những tổn thương này khiến bạn rất khó ăn uống và nói chuyện.
Nguyên nhân gây loét họng
1. Các vết loét họng có thể gây ra bởi
- Hóa xạ trị trong điều trị ung thư.
- Nhiễm trùng do nấm, vi khuẩn hay vi-rút.
- Ung thư họng miệng, là loại ung thư ở phần họng ngay phía sau vùng miệng.
- Bệnh tay chân miệng, thường gặp ở trẻ em.
2. Các vết loét ở thực quản có thể là hậu quả của
- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD), do axit từ dạ dày chảy ngược lên thực quản thường xuyên.
- Nhiễm trùng ở thực quản do các loại vi-rút.
- Các chất kích thích như rượu bia và một số loại thuốc.
- Hóa xạ trị để điều trị ung thư.
- Nôn ói quá nhiều.
3. Vết loét ở dây thanh (còn gọi là u hạt) có thể gây ra bởi
- Kích thích do nói hay hát quá nhiều.
- Trào ngược dạ dày.
- Nhiễm trùng đường hô hấp tái đi tái lại.
- Ống thở đặt trong họng trong quá trình thực hiện phẫu thuật.
Loét họng biểu hiện như thế nào?
Bạn có thể các triệu chứng sau đi kèm với vết loét họng. Nếu có các dấu hiệu này, hãy đi khám bác sĩ.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Tai - Mũi - Họng, tải ngay ứng dụng YouMed.
- Đau miệng, lở miệng.
- Khó nuốt.
- Mảng màu trắng hoặc đỏ trong cổ họng.
- Sốt.
- Đau rát trong miệng hoặc họng.
- Khối sưng ở cổ.
- Hơi thở hôi.
- Khó di chuyển hàm.
- Nóng rát sau ức.
- Đau ngực.
Điều trị loét họng như thế nào?
Liệu pháp điều trị được đưa ra sẽ dựa trên nguyên nhân gây ra loét họng. Điều trị có thể bao gồm:
- Các thuốc kháng sinh hay kháng nấm được bác sĩ kê để tiêu diệt vi khuẩn hay nấm.
- Thuốc giảm đau giúp giảm nhẹ sự khó chịu do các vết loét.
- Thuốc súc họng giúp giảm đau và thúc đẩy lành vết thương.
Để điều trị vết loét ở thực quản, bạn có thể cần phải sử dụng các thuốc:
- Thuốc giảm tiết axit, trung hòa axit dạ dày.
- Thuốc kháng sinh, kháng vi-rút để điều trị nhiễm trùng.
Vết loét ở dây thanh âm được điều trị bằng cách:
- Nghỉ ngơi, hạn chế dùng giọng nói.
- Các biện pháp trị liệu giọng nói.
- Điều trị trào ngược dạ dày thực quản.
- Phẫu thuật nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
Để giảm đau do các vết loét họng, bạn cũng có thể thử các cách sau tại nhà:
- Tránh ăn thức ăn cay, nóng và chua. Các loại thức ăn này có thể gây kích thích vết loét gây đau nhiều hơn.
- Tránh sử dụng các loại thuốc có gây kích thích vùng họng như aspirin, ibuprogen…
- Uống nước lạnh hoặc sử dụng đồ ăn lạnh như kem để xoa dịu vết loét họng.
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Hỏi ý kiến bác sĩ xem bạn có nên dùng các loại nước súc họng hoặc thuốc gây tê vùng loét họng.
- Khò họng với nước muối ấm.
- Không hút thuốc lá hay sử dụng đồ uống có cồn. Những chất này có thể gia tăng thêm sự kích thích.
Phòng ngừa loét họng
Có một số nguyên nhân gây loét họng mà chúng ta có thể không phòng ngừa được như do điều trị ung thư. Với những nguyên nhân khác, có những cách phòng ngừa như sau:
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng: Giữ vệ sinh tốt bằng cách rửa tay thường xuyên hàng ngày – đặc biệt là trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh. Tránh tiếp xúc với những người đang bị bệnh. Cố gắng tiêm ngừa vắc-xin đầy đủ.
- Tập thể dục và ăn uống lành mạnh: Để phòng ngừa trào ngược, bạn cần kiểm soát cân nặng. Thừa cân có thể tạo lực đè lên bụng và đẩy axit ngược lên thực quản. Ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa mỗi ngày. Tránh các thức ăn kích thích trào ngược axit, chẳng hạn như đồ cay, chua, dầu mỡ và đồ chiên. Nâng đầu giường cao khi ngủ để giữ axit không bị trào ngược lên từ dạ dày.
- Điều chỉnh các thuốc đang sử dụng nếu cần thiết: Hỏi ý kiến bác sĩ xem liệu các thuốc bạn đang uống có gây loét họng hay không. Nếu có, có thể bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn điều chỉnh liều lượng, cách dùng thuốc, hay đổi qua một loại thuốc khác.
- Nói không với thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư, một trong những thủ phạm gây loét họng. Hút thuốc lá cũng làm kích thích họng và làm yếu các van giúp ngăn không cho axit chảy ngược lên thực quản.
Trên đây là những điều bạn cần biết về loét họng. Đây là một triệu chứng báo hiệu của khá nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Vì vậy nếu phát hiện mình bị loét họng, bạn cần đi khám bác sĩ ngay để được thăm khám kĩ lưỡng nhất nhé. Cám ơn bạn đã đọc và theo dõi các bài viết của YouMed!
Có thể bạn quan tâm:
- Nuốt đau một bên cổ họng
- Viêm họng do trào ngược
Từ khóa » Nổi Nhiệt Miệng Trong Cổ Họng
-
Nổi Nhiệt ở Vòm Họng: Nguyên Nhân, Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả
-
Cách đơn Giản đẩy Lùi Nhiệt Miệng
-
Họng Viêm Loét Kèm Theo đau Rát Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì? | Vinmec
-
Loét Họng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị - Hello Bacsi
-
Nhiệt Lưỡi Đau Họng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị
-
Điều Trị Loét Và Ung Thư Miệng - Bệnh Viện FV
-
Ung Thư Tưởng Là Nhiệt Miệng! - Nha Khoa AVA
-
Nhiệt Miệng – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
-
5 Nguyên Nhân Gây đau Rát Họng Và 4 Cách điều Trị Tự Nhiên
-
Bỏ Túi 5 Cách Chữa Nhiệt Miệng Nhanh Nhất - Hiệu Quả Nhất
-
Những điều Cần Biết Về Nhiệt Miệng ở Má Trong | TCI Hospital
-
Khi Nào Vết Loét Họng Là Dấu Hiệu Cần đề Phòng Ung Thư, Cần đi Khám?
-
Nhiều Trẻ Sốt, Loét đỏ Vòm Họng | Báo Dân Trí
-
Bệnh Nhiệt Miệng – Bệnh Của Mùa Nắng Nóng