Logo Và Nhãn Hiệu – Quyền đăng Ký Bảo Hộ Và Các Lưu ý

NHÃN HIỆU LÀ GÌ?

  1. Nhãn hiệu cũng chính là tên riêng của sản phẩm. Được thể hiện dưới dạng từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh… thường là sự kết hợp của tác phẩm viết và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hoặc tác phẩm nhiếp ảnh.
  2. Nhãn hiệu giúp phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
  3. Nhãn hiệu thường đi kèm với logo, ví dụ iPhone 13 & Logo quả táo.

LOGO LÀ GÌ?

  1. Là biểu tượng thương hiệu hoặc nhãn hiệu, dưới dạng các kí hiệu, hình ảnh hoặc chữ… ban đầu được thiết kế dưới dạng các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
  2. Là dấu hiệu giúp nhận diện giữa nhiều doanh nghiệp khác với nhau và giữa nhiều loại hàng hoá/dịch vụ do các doanh nghiệp đó cung cấp với nhau.
  3. Logo có thể gắn liền với 1 hoặc nhiều nhãn hiệu, hoặc đại diện cho cả 1 thương hiệu, ví dụ Logo quả táo gắn với iPhone 13, 12, 11, …

QUYỀN BẢO HỘ MẶC NHIÊN?

Cả Logo hay nhãn hiệu có thể ban đầu được hình thành dưới dạng một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm viết, tác phẩm nhiếp ảnh… được thể hiện dưới một hình thức nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đăng ký hay chưa đăng ký… đều là tài sản trí tuệ được mặc nhiên bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả ngay khi được định hình mà không cần phải đăng ký.

Mặc dù quyền tác giả mặc nhiên được bảo hộ, nhưng để xác lập căn cứ đầy đủ và mạnh mẽ giúp chứng minh – bảo vệ quyền tác giả, chống lại các xâm phạm hoặc tranh chấp quyền tác giả thì chủ sở hữu nên làm thủ tục đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cấp bởi Cục Bản quyền tác giả. Một khi được cấp giấy chứng nhận, sẽ không cần chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan với bất kỳ bên nào trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.

Riêng nhãn hiệu phải luôn gắn liền với một, một số hoặc nhiều sản phẩm, dịch vụ tương ứng và nhãn hiệu thực sự được xem là tài sản khi và chỉ khi được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ với tên gọi là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nói cách khác, nhãn hiệu không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ ai nếu người đó chưa được cơ quan này này ghi nhận là chủ sở hữu nhãn hiệu sau quá trình thẩm định rất chặt chẽ với nhiều điều kiện bảo hộ khác nhau theo quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Nhãn hiệu là đối tượng thuộc nhóm quyền sở hữu công nghiệp, trong nhóm bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu. Các đối tượng này chỉ xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ.

Như vậy, doanh nghiệp cần luôn kịp thời thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp cho cả logo lẫn nhãn hiệu hàng hoá.

Chúng tôi sẵn sàng tư vấn miễn phí về cách lựa chọn logo, nhãn hiệu và các thủ tục đăng ký tại các cơ quan nhà nước hoặc hỗ trợ khi cần ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến các quyền liên quan.

Xem thêm:

  • Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu
  • Qui chế quản lý con dấu tròn
  • Chọn và đặt tên doanh nghiệp tại Việt Nam
  • Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam: Hồ sơ và thủ tục
  • Quản trị các tuân thủ cho một doanh nghiệp tại Việt Nam
  • Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam: Các câu hỏi thường gặp
  • Doanh nghiệp tại Việt Nam: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam
  • Thẻ doanh nhân APEC và các đặc quyền dành riêng cho doanh nhân Việt
  • Doanh nghiệp tại Việt Nam: Quản lý các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh
  • Quản lý và tối ưu vốn điều lệ dành riêng cho doanh nhân sở hữu thẻ APEC
  • Trợ lý giám đốc – dịch vụ tuyển dụng, đào tạo, vận hành, chuyển giao của VIVA
  • Doanh nghiệp tại Việt Nam: Quản lý hồ sơ – báo cáo tuân thủ trong kinh doanh theo ISO và Kaizen 5s

Từ khóa » Hình ảnh Nhãn Hiệu Là Gì