LOGO VNPT CÓ Ý NGHĨA GÌ?
Có thể bạn quan tâm
Logo VNPT khá quen thuộc trong thời kỳ công nghệ hiện tại. Nhưng thiết kế logo VNPT có ý nghĩa gì thì không phải ai cũng hiểu. Khám phá ngay ý nghĩa của biểu tượng qua những gì mà logoso1 chia sẻ dưới đây.
Ý nghĩa thiết kế logo VNPT
Về biểu tượng trong logo VNPT
Thiết kế logo VNPT là sự kết hợp khéo léo của hình tượng chữ V xoay quanh trục quả địa cầu với những thông điệp tinh tế.
Biểu tượng chữ V cách điệu – chính là đại diện cho tên thương hiệu VNPT. Trong khi đó hình khối tròn trong logo VNPT thể hiện sự vận động không ngừng của tập đoàn. Với tính chất, đặc thù ngành nghề, logo VNPT muốn truyền tải thông điệp về sự cập nhật liên tục, mới mẻ của khoa học, của công nghệ nhằm đưa thương hiệu phát triển bền vững. Không chỉ mang ý nghĩa về sự vận động, biểu tượng còn mô phỏng cho sự chuyển động âm dương. Hình khối tròn, quả địa cầu mở thể hiện cho thông điệp phát triển không giới hạn.
Về màu sắc trong thiết kế logo VNPT
Bao trùm thiết kế logo hãng VNPT là màu xanh dương mang đến cảm nhận tích cực, sự tin tưởng, tính bảo đảm.
Tổng thể thiết kế VNPT vừa mang ý nghĩa chuyển động, vừa mang tính đại diện thương hiệu giúp khách hàng nhớ tới thương hiệu lâu hơn.
Ý nghĩa câu khẩu hiệu của VNPT
Slogan đầu tiên của VNPT ra đời năm 2003 –“Nối liền mọi khoảng cách”.
Slogan của VNPT cũng đồng thời gắn với mục tiêu phát triển của thương hiệu năm 2003 – “Năm hành động tất cả vì khách hàng”. Những định hướng rõ ràng, những nỗ lực không mệt mỏi, VNPT đã nâng cao chất lượng dịch, lấy được sự tin yêu của khách hàng.
Câu khẩu hiệu tiếp theo ra đời vào tháng 12 năm 2005 với thông điệp “cuộc sống đích thực” như một bước chuyển mình của thương hiệu. Từ chỗ chỉ là nơi “kết nối mọi người” hay “nối liền mọi khoảng cách” đến một tầm cao mới. Đó là sự khẳng định vị thế của tập đoàn với mong muốn sẽ mang đến một “cuộc sống đích thực”, giá trị thực.
Thông tin về tập đoàn VNPT
Lịch sử ra đời VNPT
VNPT có tên đầy đủ là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, tên giao dịch quốc tế Vietnam Posts and Telecommunications Group và tên viết tắt là VNPT.
Tập đoàn VNPT được thành lập vào ngày 09/01/2006 và từ 24/6/2010, VNPT chuyển sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Tập đoàn do nhà nước làm chủ sở hữu.
Các công ty thành viên của VNPT
VNPT gồm 8 công ty sở hữu vốn điều lệ 100%: VNPT-Vinaphone, VNPT – Net, VNPT – Media , VNPT – IT, 4 trường trung học bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin.
2 công ty thành viên sở hữu 50% vốn điều lệ gồm: PTF, POSTEF
8 công ty sở hữu dưới 50%: VINAOFC, AVIO, SACOM, VITECO, VTC Telecom, LTC, PMT, KASATI
Chủ tịch tập đoàn VNPT là ai?
Ông Trần Mạnh Hùng bắt đầu giữ chức Chủ tịch HĐTV VNPT từ năm 2015 – do Thủ tướng chính phủ ký quyết định.
Ông sinh năm 1959, ông có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh và kỹ sư vô tuyến điện Đại học Bách Khoa. Trước khi được bổ nhiệm vào chức chủ tịch, ông đã có một thời gian dài cống hiến tại nhiều vị trí khác nhau tại tập đoàn.
Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu về ý nghĩa logo VNPT, thông điệp truyền tải qua những câu khẩu hiệu và rất nhiều những thông tin khác.
THAM KHẢO THÊM
- Thiết kế logo túi vải
- Thiết kế logo công ty cơ điện
- Thiết kế logo bếp gia dụng
- Thiết kế logo nha khoa thẩm mỹ
- Thiết kế logo thời trang
- Thiết kế logo thiết bị điện tử
- Thiết kế logo cơ khí
- thiết kế logo tại bình dương
Chuyên mục : Thiết kế logo đẹp
Tags: logo tập đoàn VNPT, logo viễn thông vnpt, thiết kế logo VNPT, ý nghĩa logo tập đoàn viễn thông vnptTừ khóa » Slogan (khẩu Hiệu) Của Vnpt Là Gì
-
VNPT Từ "Kết Nối Khách Hàng" đến "Cuộc Sống đích Thực"
-
[PDF] Sổ Tay Văn Hóa VNPT
-
Giới Thiệu Chung - VNPT
-
Trong Số 2 Slogan Của VinaPhone, Bạn... - VNPT - Facebook
-
Ý NGHĨA LOGO VNPT
-
Ý Nghĩa đằng Sau Logo VNPT ít Ai Biết! - Rubee
-
Chuyên Gia Người Mỹ “chê” Slogan Của VNPT Mơ Hồ, Trừu Tượng
-
Giới Thiệu | Ý Nghĩa Thương Hiệu - VNPT Bạc Liêu
-
Hệ Thống Nhận Diện Thương Hiệu Của VNPT - Tài Liệu Text - 123doc
-
VHVNPT_VNPT4.0 | Science - Quizizz
-
Giới Thiệu Về VinaPhone
-
"Cuộc Sống đích Thực" được Chọn Làm Slogan Mới Của VNPT
-
VinaPhone – Wikipedia Tiếng Việt