[LỜI GIẢI] “Để Đất Nước Này Là Đất Nước Nhân Dân Đất Nước Của ...
Có thể bạn quan tâm
Lời giải của Tự Học 365
Giải chi tiết:
Yêu cầu kĩ năng:
Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học về hai ý kiến. Biết giải thích ý kiến, phân tích nhân vật để làm sáng tỏ ý kiến. Bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo, giàu cảm xúc.
Yêu cầu kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm ( 1,0 điểm)
- Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong nền thơ ca Việt Nam thời chống Mĩ. Thơ ông hấp dẫn người đọc ở sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.
- “ Đất Nước” thuộc phần đầu chương V của trường ca “ Mặt đường khát vọng”. Đây đuợc xem là chương hay và sâu sắc nhất. Tác giả chia đoạn thơ thành 5 khổ, mỗi khổ ứng với một luận điểm, nhưng đều nhằm một mục đích đó là làm sáng tỏ tư tưởng: "Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại". Chính luồng tư tưởng này đã thôi thúc tuổi trẻ các tỉnh Miền Nam tham gia chiến đấu giành độc lập cho nước nhà và khơi dậy niềm tự hào dân tộc của nhân dân ta.
2, Giải thích ý kiến ( 1,0 điểm)
Tư tưởng “ Đất Nước của Nhân dân”, “ Đất nước của ca dao thần thoại”.
- Đất Nước một đề tài lớn, một hình tượng trữ tình rất đẹp trong thơ ca Việt Nam, nhưng ở mỗi giai đoạn văn học, mỗi thời kì lịch sử, mỗi tác giả, tác phẩm thì hình tượng ấy lại mang những tư tưởng riêng, lấp lánh màu sắc thẩm mĩ riêng.
- Với Nguyễn Khoa Điềm:
+ "Đất Nước của Nhân Dân" biểu hiện qua chiều dài lịch sử, chiều rộng không gian địa lí, bề dày truyền thống văn hóa và khẳng định Nhân dân chính là người làm ra Đất Nước.
+ "Đất Nước của ca dao, thần thoại" biểu hiện qua giọng tâm tình thủ thỉ và việc sử dụng chất liệu văn hóa dân gian.
3. Phân tích, chứng minh ý kiến: ( 4,0 điểm)
a/ Tư tưởng Đất nước của nhân dân: ( 2,5 điểm)
* Đất nước được nhà thơ nhìn nhận và thể hiện qua bề rộng không gian địa lí. ( 0,5 điểm)
- Theo cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, “Đất Nước” là không gian vô cùng gần gũi thân thương, gắn liền với những sinh hoạt đời thường của con người, gắn bó với là bao kỉ niệm của tình yêu đôi lứa:
“Đất là nơi anh đến trường
...
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi””
- Đất nước là không gian sinh tồn của cộng đồng người Việt qua các thế hệ được tạo lập từ thuở sơ khai với truyền thuyết:
“Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở..."
- Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục suy tư về Đất Nước qua bề rộng lãnh thổ:
"Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu …
Những người dân nào đã góp nên tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”
* Đất nước được thể hiện và cảm nhận trong chiều dài lịch sử ( 0,5 điểm)
- Đất Nước có từ xa xưa, gắn với lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc mà sự bắt đầu rất đỗi giản dị, thân thương: "Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi... miếng trầu bây giờ bà ăn..."
* Đất nước được thể hiện ở bề sâu văn hóa dân tộc qua cái nhìn đầy tự hào của thanh niên yêu nước: ( 0,5 điểm)
- Đất Nước gắn liền với những phong tục tập quán trong sinh hoạt đời thường: câu chuyện mẹ kể, miếng trầu bà ăn, thói quen "bới tóc sau đầu","hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng..."
- Khẳng định những truyền thống quý báu của dân tộc: lối sống tình nghĩa, thủy chung "cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn", biết ơn nguồn cội "Hằng năm ăn đâu làm đâu/ Cũng cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ", sự cần cù trong lao động, anh dũng trong đấu tranh bảo vệ độc lập "Biết trồng tre đợi ngày thành gậy/ Đi trả thù mà không sợ dài lâu",...
* Tác giả khẳng đinh "Đất Nước của Nhân Dân" bởi ông đã nhìn ra vai trò to lớn của Nhân dân trong việc "làm ra Đất Nước": ( 1,0 điểm)
- Trước hết, nhà thơ khẳng định "Đất Nước là máu xương của mình" để nhấn mạnh sự gắn bó khăng khít giữa mỗi cá nhân với Đất Nước, trách nhiệm của mỗi người trong việc dựng xây, bảo vệ Đất Nước.
- Nhà thơ khẳng định chính những con người nhỏ bé, bình dị đã hóa thân vào Đất Nước:
"Những người vợ nhớ chống
...
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta"
- Họ là những con người vô danh vẫn ngày đêm âm thầm lập chiến công và lưu giữ, truyền lại những giá trị vật chất, tinh thần cho con cháu mai sau, để Đất Nước trường tồn:
“Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
...
Có nội thù thì vùng lên đánh bại"
- Cách nói về Đất Nước: giản dị tự nhiên đậm màu sắc dân gian. Đất nước hiện lên từ những cái “ngày xửa ngày xưa….”, trong những câu chuyện cổ tích mẹ kể có ông Bụt, bà Tiên, cô Tấm thảo hiền, có sự tích trầu cau, Thánh Gióng, …
b/ Đất nước của ca dao thần thoại: ( 1,5 điểm)
* Giọng thơ thủ thỉ tâm tình như lời trò chuyện giữa "anh - em" tạo nên âm vang ngân nga, sâu lắng, thiết tha và trang trọng về Đất Nước. ( 0,5 điểm)
* Sử dụng ở mức độ đậm đặc và rất hiệu quả các chất liệu văn hóa dân gian: ( 1,0 điểm)
- Nguyễn Khoa Điềm đã đưa người đọc vào một thế giới ngọt ngào, bay bổng, đậm chất thơ với những cổ tích, ca dao, thần thoại của dân tộc khiến hình anh Đất Nước càng trở nên gần gũi, thân thuộc. (hình ảnh "miếng trầu", "gừng cay muối mặn", "đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm",...)
- Đọc đoạn thơ ta còn thấy hiện lên một Đất Nước giàu bản sắc với những phong tục tập quán rất riêng: tục ăn trầu, búi tóc, giã gạo, giỗ Tổ,...
c/ Nghệ thuật thơ: ( 1,0 điểm)
- Lối thơ giàu chất suy tưởng, giọng thơ đầy chất trữ tình - chính trị, sâu lắng, thiết tha.
- Vận dụng sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian.
- Thể thơ tự do phóng khoáng, phù hợp với việc biểu lộ cảm xúc.
4. Đánh giá chung: ( 1,0 điểm)
- Đoạn thơ cho thấy tư tưởng về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm vừa có sự kế thừa truyền thống, vừa mang tinh thần của thời đại. Nó góp phần làm phong phú, mới mẻ những khám phá về Đất Nước trong thơ ca thời chống Mĩ; khơi dậy niềm tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân với vận mệnh non sông.
- Đoạn thơ bộc lộ rõ nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của ông.
Từ khóa » đất Nước Của Nhân Dân đất Nước Của Ca Dao Thần Thoại
-
Phân Tích đoạn Thơ "Để đất Nước Này Là đất Nước Của Nhân Dân"
-
Tư Tưởng Đất Nước Của Nhân Dân, Đất Nước Của Ca Dao Thần Thoại ...
-
Nguyễn Khoa Điềm đã Dùng Một “đất Nước Của Ca Dao Thần Thoại ...
-
Đất Nước Của Ca Dao Thần Thoại - Báo Đại Đoàn Kết
-
Có ý Kiến Cho Rằng Nguyễn Khoa Điềm đã Làm Nên Đất Nước Từ Ca ...
-
Top 15 đất Nước Của Nhân Dân đất Nước Của Ca Dao Thần Thoại
-
Phân Tích Tư Tưởng đất Nước Của Nhân Dân Siêu Hay (14 Mẫu)
-
Luyện Thi Ngữ Văn -Thầy Hòa - 3. Mở Bài 3: “Để Đất Nước Này Là ...
-
Phân Tích Chất Ca Dao, Thần Thoại Trong Bài Thơ Đất Nước Của ...
-
Phân Tích Tư Tưởng Đất Nước Của Nhân Dân Trong đoạn Thơ “Em ơi ...
-
Bài Văn Mẫu: Tư Tưởng Đất Nước Của Nhân Dân đã được Thể Hiện ...
-
Phân Tích Đất Nước Của Nguyễn Khoa Điềm Hay Nhất
-
Top 9 Mẫu Phân Tích Bài Thơ Đất Nước Hay Chọn Lọc
-
Phân Tích Bài Thơ Đất Nước-Nguyễn Khoa Điềm - .vn