[LỜI GIẢI] Trong Bài Thơ Sóng Của Xuân Quỳnh Có đoạn: - Tự Học 365

LUYỆN TẬP TRẮC NGHIỆM 50000+ CÂU HỎI

DÀNH CHO MỌI LỚP 6 ĐẾN 12

TRUY CẬP NGAY XEM CHI TIẾT   Trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có đoạn:                          Trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có đoạn:                       

Câu hỏi

Nhận biết

(10,0 điểm)

Trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có đoạn:

“ Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh - một phương

Ở ngoài kia đại dương

Trăm nghìn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở”

Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ trên và từ đó nói lên suy nghĩ của bản thân về tình yêu của tuổi trẻ hôm nay?

A. B. C. D.

Đáp án đúng:

Lời giải của Tự Học 365

Giải chi tiết:

Học sinh có nhiều cách triển khai vấn đề song cần bảo đảm được các ý chính sau:

I. ĐẶT VẤN ĐỀ (1,0 đ)

- Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ thơ ca kháng chiến chống Mĩ; một hồn thơ vừa nhiều trắc ẩn vừa hồn nhiên, tươi tắn, chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.(0,25 đ)

- “Sóng” tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh và được coi là bài thơ đi cùng năm tháng bởi nó có trong túi thơ của bất cứ người con gái đang yêu nào, ở bất cứ thời đại nào. (0,25 đ)

- Vấn đề cần nghị luận: đoạn thơ thuộc khổ 5, 6, 7 của bài, là tiếng nói của một trái tim yêu chân thành, sâu sắc, mãnh liệt, luôn khao khát hướng tới hạnh phúc trọn vẹn, vượt qua mọi giông tố cuộc đời. (0,5 đ)

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (8,0 đ)

1. Phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ (6,0 đ)

a. H/s chuyển dẫn được vấn đề bằng một trong các cách sau: (0,5 điểm)

- Thể thơ và hình tượng thơ.

- Khái quát được nội dung của những đoạn thơ trước.

- Đề tài tình yêu trong thơ ca xưa và nay.

b. Khổ đầu: (2,0 đ)

Nội dung: Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ (1,0 đ)

* Hình tượng sóng: “Con sóng…ngủ được” (0,5 đ)

- Không gian nào: “dưới lòng sâu”, “trên mặt nước”

- Thời gian nào: “ngày” cũng như “đêm”

=> Sóng bồn chồn thao thức “không ngủ được” vì “nhớ bờ”. Nỗi nhớ triền miên, thường trực suốt đêm ngày.

* Tình cảm của người thiếu nữ: “Lòng em…còn thức” (0,5đ)

- Lấy không gian và thời gian để đo nỗi nhớ của em

- “Trong mơ” và “còn thức”: cả trong thực và trong mộng, em vẫn “nhớ đến anh”. Hình ảnh người yêu luôn ngự trị trong trái tìm cuả người thiếu nữ. nó len lỏi cả vào trong giấc mơ, trong tiềm thức.

Nghệ thuật: (1,0 đ)

- Các động từ - vị ngữ: “nhớ bờ”, “không ngủ được” được Xuân Quỳnh dung rất đắt, tinh tế và biểu cảm, đem đến cho người đọc những cám xúc rất đẹp về tình yêu. (0,25 đ)

- Cấu trúc song hành đối xứng và điệp ngữ làm cho ngôn ngữ thơ cân xứng hài hòa, âm điệu nhạc điệu nhịp nhàng, uyển chuyển, say đắm, ngọt ngào. (0,25 đ)

- Sóng đã được nhân hóa mang hồn em và tình em. Từ cảm thán “ôi” xuất hiện trong đoạn thơ như một tiếng lòng. (0,25 đ)

=> Sóng trên đại dương là biểu tượng cho sự sống muôn đời, cũng như tình yêu của “em” đối với “anh” mãi mãi là nỗi khao khát nhớ thương, mong đợi trong không gian, trong thời gian. (0,25đ)

c. Khổ thơ thứ hai (1,5 đ)

Nội dung : Tình yêu gắn liền với sự thủy chung (1,0 đ)

- Giả thiết: “dẫu xuôi”, “dẫu ngược”: tình yêu có muôn vàn cách trở, có gặp phải những trở ngại… (0,25 đ)

- “Phương bắc”, “phương nam” : không gian xa cách (0,25 đ)

=> Tác giả khẳng định lòng thủy chung: dù ở phương nào, nơi nào cũng chỉ hướng về nơi anh, về phương anh (0,5 đ)

Nghệ thuật (0,5 đ)

- Điệp từ, điệp cấu trúc ngữ pháp góp phần tạo nên nhịp điệu nồng nàn, say đắm, thích hợp cho việc diễn tả nỗi nhỡ mãnh liệt (0,25 đ)

- Dưới hình thức nói ngược tác giả muốn khẳng định dù vật đổi sao rời, dù xuôi hóa ngược, dù cho ở đâu, em như kim chỉ nam, em luôn hướng về anh (0,25đ)

d. Khổ thơ thứ ba (1,5 đ)

Nội dung: Tình yêu gắn liền với khát vọng, niềm tin (1,0 đ)

- Những con sóng ở đại dương dù gió xô bão táp tới phương nào đi chăng nữa thì cuối cùng sóng vẫn trở về với bờ. (0,5 đ)

- Em cũng như sóng, cho dù gặp bao khó khăn em cũng sẽ vượt qua hết để đến với anh, bởi tình yêu anh đã cho em sức mạnh (0,5 đ)

Nghệ thuật: (0,5 đ)

- Sử dụng số từ “trăm nghìn”, Giả thiết “dù”: để khẳng định “con nào chẳng tới bờ” về: đặc điểm, vẻ đẹp của sóng. (0,25 đ)

- “Sóng” là hình ảnh ẩn dụ của “em”, là hiện thân của cái tôi trữ tình. Sóng nói hộ người con gái đang yêu những điều thầm kín nhất. (0,25 đ)

e. Tiểu kết: Qua đoạn thơ ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người con gái đang yêu, vừa có nét truyền thống – chung thủy, khao khát hạnh phúc mãnh liệt, vừa có nét hiện đại: chủ động bày tỏ tình yêu. (0,5 đ)

Thí sinh mở rộng được vấn đề bằng cách so sánh đối chiếu nỗi nhớ trong văn học dân gian hoặc văn học viết. Từ đó thấy được một cách nói mới mẻ, một cách diễn đạt độc đáo của Xuân Quỳnh khi thể hiện nỗi nhớ trong tình yêu.

2. Liên hệ thực tế: Tình yêu của tuổi trẻ hôm nay (2,0 đ)

- Tuổi trẻ hôm nay vẫn phát huy được những vẻ đẹp của tình yêu trong bài thơ như (1,0 đ)

+ Sự thuỷ chung trong tình yêu (0,25 đ)

+ Niềm khát khao, tin tưởng vào một tình yêu đích thực (0,5 đ)

+ Chủ động vươn tới một tình yêu tốt đẹp (0,25 đ)

- Bên cạnh đó, một bộ phận nhỏ các bạn trẻ có quan niệm sai lầm trong tình yêu. Họ sống thực dụng, không trân trọng những giá trị truyền thống đẹp đẽ của tình yêu. Cần phải phê phán hiện tượng này. (0,5 đ)

( Học sinh lấy dẫn chứng thực tế và phân tích để làm sáng tỏ luận điểm)

- Rút ra được bài học cho bản thân (0,5 đ)

III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ (1,0 đ)

- Khẳng định lại vẻ đẹp của tình yêu được thể hiện trong đoạn thơ. (0,5 đ)

- Ý nghĩa của bài thơ trong việc bồi đắp tâm hồn của tuổi trẻ. (0,5 đ)

App đọc sách tóm tắt miễn phí

Ý kiến của bạn Hủy

Δ

Luyện tập

Câu hỏi liên quan

  •   “Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc nhữn

    (2,0 điểm)

    “Quê hương tôi có con sông xanh biếc

    Nước gương trong soi tóc những hàng tre

    Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

    Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng”

    (Trích “Nhớ con sông quê hương”-Tế Hanh)

    Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

    - Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ

    - Nội dung chính của đoạn thơ

    - Tìm và phân tích hiệu quả biểu đạt của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ.

    Chi tiết
  •   Câu 4: (4,0 điểm) Cảm nhận của em về màn kết trong vở kịch “Hồn Tr

    II. PHẦN VIẾT VĂN (7,0 điểm)

    Câu 4: (4,0 điểm)

    Cảm nhận của em về màn kết trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.

    Chi tiết
  • Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:        “Mình đi, có nhớ những

    (5,0 điểm)

    Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

    “Mình đi, có nhớ những ngày

    Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

    Mình về có nhớ chiến khu

    Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai ?

    Mình về, rừng núi nhớ ai

    Trám bùi đê rụng, măng mai để già.

    Mình đi, có nhớ những nhà

    Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

    Mình về, có nhớ núi non

    Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

    Mình đi, mình có nhớ mình

    Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

    (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu – SGK Ngữ văn 12 – tập 1 – NXB Giáo dục)

    Chi tiết
  • :  Câu 1 (3,0 điểm): Vấn đề biển Đông đang nóng lên từng ngày khi gi

    II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm):

    Câu 1 (3,0 điểm):

    Vấn đề biển Đông đang nóng lên từng ngày khi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc và 79 tàu khác của họ xâm nhập trái phép lãnh hải Việt Nam.

    Là một thanh niên Việt Nam yêu nước, anh/chị hãy viết thư gửi chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ thái độ, quan điểm của bản thân trước hành động này nhà cầm quyền Trung Quốc.

    Chi tiết
  •   Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “ Trong rừng ít có

    I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

    Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

    “ Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...”

    (Trích “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành)

    a) Nội dung của đoạn văn trên nói về vấn đề gì ? Đặt tên cho đoạn văn. (1,0 điểm)

    b) Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn văn trên và tác dụng của chúng (1,0 điểm)

    Chi tiết
  • Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b ) <p clas

    II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)

    Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b )

    Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn ( 5,0 điếm)

    Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:

    "Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

    Cô vân mạn mạn độ thỉên không"

    Dịch thơ:

    "Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

    Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không"

    ( “Chiều tối”, Hồ Chí Minh, Ngữ văn lớp 11 tập 2, Nxb Giáo dục).

    "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

    Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa"

    ( “Tràng giang”, Huy Cận, Ngữ văn lớp 11 tập 2, Nxb Giáo dục)

    Chi tiết
  • Thí sinh chọn một trong hai câu sau: Câu 2 (5,0 điểm): Thí sinh chọn

    II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm) Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 2 (5,0 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 2b:

    Đề tựa vở kịch “Vũ Như Tô”, Nguyễn Huy Tưởng viết:

    “Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.”

    Giả sử anh/chị là một luật sư tham gia phiên tòa xử Vũ Như Tô và những người nổi dậy, anh/chị sẽ lựa chọn thân chủ nào và đưa ra những lý lẽ thuyết phục gì để bảo vệ thân chủ của mình?

    Chi tiết
  •   Câu 2: ( 3,0 điểm): Hãy viết bài nghị luận trình bày suy nghĩ của

    ­ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm)

    Câu 2: ( 3,0 điểm):

    Hãy viết bài nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra trong câu chuyện trên.

    Chi tiết
  • Thí sinh chọn một trong hai câu sau: Câu 3b: (5,0 điểm) Trình bày

    II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)

    Thí sinh chọn một trong hai câu sau:

    Câu 3b: (5,0 điểm)

    Trình bày cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua hai nhân vật Tnú (trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành) và Việt (trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi) .

    Chi tiết
  • Câu 1: ( 2,0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

    ­ I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5,0 điểm)

    Câu 1: ( 2,0 điểm):

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

    Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quẩn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự.

    - Chiếc xe này của bạn đấy à? – Cậu bé hỏi.

    - Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. – Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện.

    - Ồ, ước gì tôi... – Cậu bé ngập ngừng.

    Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Nhưng câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi.

    - Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói:

    - Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé.

    ( “Hạt giống tâm hồn”, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006).

    c/ Theo anh (chị) câu “ – Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm.”có ý nghĩa gì ? ( 0,5 điểm)

    Chi tiết

Đăng ký

Năm sinh 20012002200320042005200620072008200920102011201220132014201520162017201820192020 hoặc Đăng nhập nhanh bằng: đăng nhập bằng google (*) Khi bấm vào đăng ký tài khoản, bạn chắc chắn đã đoc và đồng ý với Chính sách bảo mật và Điều khoản dịch vụ của Tự Học 365.

Từ khóa » Dẫu Xuôi Về Phương Bắc Dẫu Ngược Về Phương Nam