Lợi ích Của Bản đồ Miền Nam Trong đời Sống Hiện Nay

Công dụng của bản đồ miền Nam trong đời sống

Công dụng của bản đồ miền Nam trong đời sống

Trong 3 miền Bắc – Trung – Nam thì miền Nam bộ là trung tâm du lịch – văn hóa – kinh tế của cả nước với nhiều nét đặc sắc riêng biệt. Nếu bạn chưa từng đến Nam Bộ thì việc tìm hiểu khu vực này thông qua một tấm bản đồ miền Nam là vô cùng dễ dàng và tiện lợi. Nếu bạn đang sinh sống ở Nam Bộ thì bạn hãy tìm hiểu các tỉnh khác thuộc miền Nam cũng rất thú vị, không những làm phong phú thêm kiến thức của mình mà bạn còn thể yêu vùng đất quê hương của mình hơn.

Bản đồ miền Nam cho bạn những thông tin gì?

Bản đồ là phương tiện, là một loại cẩm nang chứa đựng những thông tin về địa lý, địa hình, tự nhiên, hành chính, dân số, giao thông của một địa danh dưới hình thức hình ảnh và ngôn ngữ ký hiệu. Bản đồ miền Nam giúp bạn quan sát, khám phá được những thông tin về vị trí địa lý, địa hình, đất đai, khoáng sản, khí hậu … thông qua loại bản đồ tự nhiên và những thông tin về hành chính, ranh giới tỉnh, tuyến giao thông, vùng kinh tế, dân số, dân tộc, diện tích,… thông qua loại bản đồ hành chính.

ban do mien nam

Thay vì bạn đọc một cuốn sách về các tỉnh miền Nam, việc tra cứu một bản đồ miền Nam khổ lớn không chỉ đầy đủ thông tin mà còn sinh động, thú vị , thoải mái hơn mà không làm cho bạn chán. Đây là một người bạn thực thụ trong quá trình bạn học tập, giảng dạy, làm việc về địa lý của miền Nam.

Tìm hiểu địa lý miền Nam thông qua bản đồ tự nhiên

Vị trí địa lý và địa hình đất đai, khí hậu của miền Nam

Nhìn trên bản đồ miền Nam, bạn thấy địa hình của vùng này tương đối bằng phẳng, nhất là ở khu vực từ Thành phố Hồ Chí Minh kéo dài xuống các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Phía Tây của miền Nam giáp Campuchia, phía Đông giáp với biển Đông, phía Nam của miền Nam giáp vịnh Thái Lan và biển Đông, phía Bắc của miền Nam là miền Nam Trung Bộ.

>> Xem thêm thông tin về bản đồ miền Nam tại đây: https://bandohanhchinh.com/Ban-Do-Kho-Lon-Gia-Re/ban-do-giao-thong-du-lich/ban-do-mien-nam-kho-lon/

Độ cao trung bình của miền Nam là khoảng 200 m so với mực nước biển. Trong đó địa hình giảm dần độ cao từ hướng Tây Bắc xuống hướng Đông Nam. Đồi núi có nhiều nhất ở phía Bắc, phía Nam trở xuống là phạm vi của đồng bằng sông Cửu Long với hệ thông sông ngòi chằng chịt, có hơn 4000 kênh rạch cùng chiều dài của các nhánh sông lên đến hơn 5500 km.

Về đất đai, khu vực Đông Nam Bộ có nhiều loại đất phù sa cổ và đất đỏ bazan còn khu vực miền Tây Nam Bộ chủ yếu là các loại đất phù sa do hệ thống sông Cửu Long bồi đắp, vùng ven biển như từ Vũng Tàu cho đến Cà Mau có thêm loại đất nhiễm phèn, đất nhiễm mặn.

Bạn còn có thể thấy được khí hậu của miền Nam thông qua phần bảng thống kê nhiệt độ, lượng mưa các tỉnh của bản đồ miền Nam. Khí hậu của miền Nam ôn hòa, có hai mùa mưa nắng rõ rệt, mùa nắng có thời gian từ tháng 12 đến tháng 4, mùa mưa có thời gian từ tháng 5 đến tháng 11, nhiệt độ trung bình của miền Nam là 26 độ C.

Nơi cao nhất về mặt địa hình của miền Nam tập trung ở phía Đông Nam Bộ với các tỉnh ở An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước,… Các núi điển hình là núi Chứa Chan cao 839 m ở Đồng Nai, núi Bao Quan cao 529 m ở Bà Rịa – Vũng Tàu, núi Bà Đen cao 986 m ở Tây Ninh, núi Bà Rá cao 736 m ở Bình Phước.

Nơi thấp nhất về mặt địa hình của miền Nam là ở phía Nam khu vực ven sông Hậu. Được biết khu vực này trước đây từng là biển nhưng do được bồi đắp liên tục bởi phù sa của sông Cửu Long mới hình thành đất liền. Dù vậy, địa hình của khu vực này gồm Long Xuyên, Cà Mau, Đồng Tháp Mười có nhiều nơi thấp hơn mực nước biển. Do đó, vùng này hay bị ngập mặn tạo nên khu vực sinh thái rừng ngập mặn trong vùng.

>> Bạn đang cần tìm cửa hàng bán bản đồ Việt Nam hãy đến ngay với Công Ty Thiết Kế In Ấn Map Design hoặc truy cập website để biết thêm chi tiết: https://bandohanhchinh.com/

Dựa vào bản đồ miền Nam, bạn sẽ thấy có hai hệ thống sông lớn trong khu vực là hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long. Sông Đồng Nai chảy từ vùng núi cao, có nhiều thác và nước chảy mạnh, không chia chẻ nhiều nhánh sông như sông Cửu Long nên thường sông này được khai thác làm các nhà máy thủy điện. Hệ thống sông Cửu Long bắt nguồn từ Thái Lan, qua Lào và Campuchia, đến miền Nam là khu vực hạ nguồn của sông. Vì là hạ nguồn của sông nên khu vực Tây Nam Bộ của miền Nam được hệ thống sông Cửu Long bồi đắp nhiều lớp phù sa màu mỡ nhất, có nhiều nhánh sông chia chẽ nhất. Không những thuận lợi để phát triển nông nghiệp mà còn thuận lợi để khai thác thủy sản.

ban do hanh chinh mien nam

Tổng hợp các thông tin địa hình, khí hậu từ bản đồ miền Nam, bạn có thể rút ra kết luận miền Nam được thiên nhiên rất ưu đãi do khí hậu ôn hòa, được hệ thống sông Cửu Long bồi đắp nên rất thuận lợi để phát triển về nông nghiệp. Địa hình bằng phẳng nên rất dễ tập trung phát triển đô thị, trở thành trung tâm đô thị, kinh tế, thương mại của cả Việt Nam.

Tìm hiểu các tỉnh miền Nam thông qua bản đồ hành chính miền Nam

Dựa vào bản đồ hành chính miền Nam, bạn có thể dễ dàng thấy các đơn vị hành chính của miền Nam bao gồm lãnh thổ, dân số, địa hạt, dân tộc, diện tích.

Về hành chính, miền Nam được chia thành hai khu vực với những đặc trưng địa hình, kinh tế xã hội tương đồng. Đó là miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ;

Miền Đông Nam Bộ là trung tâm kinh tế của cả nước với thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh còn lại gồm Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai.

Miền Tây Nam Bộ là vựa lúa của cả nước, là trung tâm xuất khẩu nông nghiệp của cả nước với tỉnh Cần Thơ là trung tâm và 11 tỉnh khác là tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Bến Tre, tỉnh An Giang, tỉnh Long An, tỉnh Hậu Giang và tỉnh Tiền Giang

Nguồn bài viết: https://bandohanhchinh.com/cong-dung-cua-ban-do-mien-nam-trong-doi-song/

Từ khóa » Bản Dồ Miền Nam