Lợi ích Của đậu đũa: Ăn Nhiều Có Giúp Ngăn Ngừa Ung Thư?

Đậu đũa là một loại rau quen thuộc với người Việt Nam nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi về lợi ích của đậu đũa với sức khỏe con người chưa?

Đậu đũa ngoài là loại thực phẩm phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam, chúng còn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng với các đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư.

Nguồn gốc và tên gọi của đậu đũa

Đậu đũa có tên khoa học là Vigna sesquipedalis (L.) Fruwirth, còn được gọi là đậu bún hay đậu dải áo. Trên thế giới, đậu đũa có các tên gọi khác như Yardlong bean, Snake bean, Chinese long bean, Pea bean, Asparagus bean, Taao-hla-chao (H’mong), Jurokusasagemae (Nhật Bản), Dow gauk (Trung Quốc), Sitaw (Philippines).

Đậu đũa là một trong bốn loài phụ của đậu dải (Vigna unquiculata), có nguồn gốc từ Nam Á, thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng được trồng nhiều ở Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Indonesia và khu vực châu Phi.

Ở châu Phi, đậu đũa là một trong những loài cây lương thực quan trọng, góp phần tăng cường an ninh lương thực và phát triển kinh tế ở khu vực này.

Đặc điểm và các giống đậu đũa

đậu đũa có nguồn gốc từ Nam Á

Đậu đũa là loại cây thân thảo hằng năm, từ lâu đã trở thành một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất ở thị trường châu Á. Quả đậu có màu xanh lá từ nhạt đến đậm, dài từ 20 đến 100 cm.

Khả năng chịu hạn của đậu đũa rất cao, có thể trồng trên mọi loại đất. Hạt giống nảy mầm và tăng trưởng nhanh. Sau 35 ngày có thể ra hoa và cho quả khoảng 2 tuần kế đó. Tùy theo giống và điều kiện gieo trồng mà năng suất và phẩm chất quả cũng sẽ khác nhau.

Ở Việt Nam, đậu đũa được trồng theo mùa vụ, gồm hai giống là:

  • Đậu lùn có thời gian sinh trưởng ngắn từ 70 – 75 ngày, năng suất thấp hơn đậu đũa leo. Thân cây cao từ 50 – 70 cm, quả dài từ 30 – 35 cm.
  • Đậu leo gồm nhiều giống như hạt trắng, hạt đỏ, hạt trắng đỏ, hạt đen và hạt trắng đen. Những giống này thân sinh trưởng vô hạn, khi canh tác phải làm giàn, quả dài từ 40 – 47 cm tùy theo giống.

Lợi ích của đậu đũa

1. Ngăn ngừa ung thư

Các chất chống oxy hóa có trong đậu đũa như vitamin C, mangan và vitamin B2 sẽ phá hủy các gốc tự do, ức chế khả năng phát triển của các tế bào ung thư.

Ăn đậu đũa thường xuyên cũng sẽ giúp bạn bổ sung đầy đủ lượng folate, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư não và ung thư phổi.

2. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Folate có khả năng giảm lượng homocysteine trong máu. Hàm lượng homocysteine trong máu quá cao có thể gây tổn thương lên lớp nội mạc của động mạch.

Ngoài ra, chúng còn hình thành nhiều huyết khối hơn bình thường, tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra những cơn đột quỵ, thuyên tắc phổi hoặc nhồi máu cơ tim.

3. Bảo vệ thai nhi

ăn đậu đũa tốt cho thai nhi

Phụ nữ mang thai nếu thường xuyên ăn những loại thực phẩm giàu folic acid sẽ giúp thai nhi giảm nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh cũng như hội chứng não phẳng Anencephaly hay tật nứt đốt sống.

Folic acid cũng đóng vai trò quan trọng trong việc sao chép DNA và RNA, cùng với sự phân chia tế bào của thai nhi. Ngoài đậu đũa là thực phẩm có chứa folic acid, thì các loài thực vật họ đậu khác như đậu cô ve và đậu lăng cũng có chứa hàm lượng folic acid cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

4. Nâng cao chất lượng giấc ngủ

Thiếu hụt magie có thể gây ra bệnh rối loạn giấc ngủ, khiến bạn dễ lo lắng, bồn chồn và ngủ không sâu. Cung cấp đầy đủ lượng magie cho cơ thể sẽ giúp thư giãn thần kinh, giảm lo âu và giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Thêm đậu đũa vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp bạn bổ sung magie và điều trị rối loạn giấc ngủ hiệu quả.

5. Tăng cường khả năng miễn dịch

Đậu đũa khi luộc chín chứa nhiều vitamin B1 hơn đậu đũa tươi. Vitamin B1 (thiamine) rất cần thiết trong quá trình chuyển hóa carbohydrate từ thực phẩm thành các loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Thiếu vitamin B1 có thể dẫn đến rối loạn trao đổi chất kèm theo các hiện tượng như khó tiêu, giảm sút tiết dịch vị, tê phù…

6. Giúp sáng mắt và phòng bệnh về mắt

Đậu đũa có chứa vitamin B1 và vitamin B2 giúp phòng tránh bệnh đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.

Ngoài ra, vitamin B2 trong đậu đũa còn giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu, thiếu máu và bổ sung năng lượng cho cơ thể.

7. Thích hợp với người đang giảm cân và béo phì

Trong thành phần dinh dưỡng của đậu đũa nấu chín không chứa axit béo và cholesterol. Ngược lại, thành phần chất xơ chiếm 3,8g, là một thực phẩm lý tưởng cho người đang giảm cân, thừa cân hoặc những người đang mắc bệnh béo phì.

8. Phòng ngừa bệnh loãng xương

đậu đũa giúp ngừa loãng xương

Mangan và canxi có trong đậu góp phần vào việc củng cố xương chắc khỏe, ngăn ngừa ung thư xương.

Bên cạnh đó, đậu đũa cũng chứa hàm lượng kali phong phú, 100g đậu đũa chín có thể cung cấp đến 20% nhu cầu kali cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Khoáng chất này sẽ giúp bạn tránh nguy cơ mắc bệnh loãng xương, cho xương cứng cáp hơn.

Với thành phần dinh dưỡng đa dạng, đậu đũa được y học phương Tây công nhận có nhiều lợi ích với sức khỏe con người. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh thuộc y học cổ truyền phương Đông như chướng bụng, ăn không tiêu, bệnh đường tiết niệu, chữa chứng mộng tinh, bạch trọc…

9. Làm chậm quá trình lão hóa da

Lợi ích của đậu đũa không chỉ riêng về sức khỏe mà còn tốt với làn da. Đậu đũa giàu vitamin C giúp loại bỏ các gốc tự do gây ra nếp nhăn, khô da và làm chậm quá trình lão hóa. Vitamin C không chỉ có ích cho da mà còn giúp các dây chằng, gân và mạch máu chắc khỏe hơn.

Chúng cũng giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương và hạn chế tình trạng sẹo thâm. Ngoài ra, ăn đậu đũa thường xuyên còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gout.

Giá trị dinh dưỡng của đậu đũa

Quả đậu đũa tươi có giá trị dinh dưỡng tương đối cao. Cụ thể, thành phần dinh dưỡng trong 100g đậu đũa tươi như sau: (1)

Giá trị dinh dưỡng”}”>Giá trị dinh dưỡng

Khối lượngNăng lượng

47 kcal

Protein (chất đạm)

2,8g

Chất béo

0,4g

Canxi

50 mg

Sắt

0,47 mg

Magie

44 mg

Phốt pho

59 mg

Kali

240 mg

Natri

4 mg

Kẽm

0,37 mg

Đồng

0,048 mg

Mangan

0,205 mg

Selen

1,5 µg

Vitamin A

865 IU

Vitamin C

18,8 mg

Vitamin B1

0,107 mg

Vitamin B2

0,11 mg

Vitamin B3

0,41 mg

Vitamin B6

0,024 mg

Folate

62 µg

Thành phần dinh dưỡng trong đậu đũa sau khi đã luộc chín (không luộc với muối): (2)

Giá trị dinh dưỡng Khối lượng
Năng lượng 118 kcal
Protein (chất đạm) 8,29g
Chất béo 0,45g
Canxi 42 mg
Sắt 2,64 mg
Magie 98 mg
Phốt pho 181 mg
Kali 315 mg
Natri 5 mg
Kẽm 1,08 mg
Đồng 0,225 mg
Mangan 0,487 mg
Selen 2,8 µg
Vitamin C 0,4 mg
Vitamin B1 0,212 mg
Vitamin B2 0,064 mg
Vitamin B3 0,551 mg
Vitamin B6 0,095 mg
Folate 146 µg

Dù là quả đậu đũa tươi hay đã được nấu chín đều cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Với khả năng ngăn ngừa ung thư, tăng cường sức khỏe tim mạch, phòng bệnh loãng xương và giúp cải thiện giấc ngủ, đậu đũa thực sự là một loại thực phẩm tuyệt vời cho sức khỏe.

Châu Khoa HELLO BACSI

[embed-health-tool-bmr]

Từ khóa » đỗ Giải áo