Lợi ích Của Lá Mơ Lông
Có thể bạn quan tâm
Lá mơ lông (Paederia tomentosa, họ Cà phê), tên khác là mơ tam thể, lá thúi địch, là một loại dây leo, dễ trồng dễ mọc, lá mọc đối, hình trứng, hai mặt có nhiều lông mịn, lá có màu tím nhạt, hoa màu tím. Cây dễ nhận biết vì có mùi khá khó chịu nhưng rất hiệu quả cho những người đầy hơi hoặc rối loạn đường tiêu hóa.
Ở nước ta, mơ lông không thể thiếu trong món thịt cầy. Ở nhiều nước khác như Ấn Độ, Philippine, Malaysia, người dân còn dùng mơ lông để làm mát máu, giảm đau, kích thích sự ngon miệng, thèm ăn. Người ta chiết được từ lá một alkaloid gọi là paederin và một chất tinh dầu sulfur dimethyl disulphit tác dụng như thuốc kháng sinh, chống viêm và điều trị ho. Mơ lông có tác dụng mạnh trên ký sinh trùng đường ruột, dân gian thường dùng chữa lỵ trực trùng, giun đũa, giun kim.
Mơ lông có thể được sử dụng như một loại rau ăn, hoặc dân gian thường chế biến thành những phương thuốc đơn giản dễ thực hiện nhưng không kém phần hiệu quả.
1. Chống co giật, nghiền nát khoảng 15-60g lá tươi, thêm 1 chén nước ấm và một tí muối, khuấy đều và vắt lọc để lấy nước và uống trước bữa tối.
2. Làm lành vết thương, một nắm lá mơ lông xay thật mịn và đắp vào vết thương.
3. Chữa thấp khớp, khoảng 15-60g lá tươi, đun sôi trong nước, gạn bỏ xác lá và uống nước. Ngày uống một lần.
4. Người bị bí tiểu, cũng đun nước như trên và uống.
5. Chữa cảm lạnh, hấp chín khoảng 25 lá mơ lông ăn hoặc ăn sống.
6. Chống viêm loét, nghiền nát 1 nắm lá mơ lông và vắt lấy một chén nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
7. Chữa lỵ, cách 1, nghiền mịn 15-60g lá mơ lông, thêm 1 chén nước ấm và tí xíu muối, ép xác lấy nước và uống trước khi ăn. Cách 2, cắt nhỏ lá mơ lông rồi đánh chung với một quả trứng gà, để chảo nóng và sau đó đổ hỗn hợp trên vào, để cho khô trên chảo rồi ăn, ngày 1-2 lần.
8. Bệnh đậu mùa, nghiền lá mơ lông, thêm nước và ít muối, sau đó đem đắp lên những nốt đậu mùa.
9. Bệnh Herpes, cũng chế biến như trên và lấy dịch bôi vào chỗ bị đau.
10. Ghẻ phỏng, mụn nước, lấy lá mơ lông rửa sạch, đập dập nát, vắt lấy nước, chấm vào các nốt ghẻ.
11. Nấm da, chàm, eczema, giời leo, lấy toàn cây mơ lông (một nắm tay), rửa sạch nghiền mịn, bôi vào chỗ ngứa.
12. Giảm đau trong các trường hợp đau bụng, sình bụng, đầy hơi, bí tiểu, lấy 15-60g lá tươi, đun sôi trong khoảng 3 chén nước, gạn lọc sau đó cho thêm vào dung dịch một ly nước trái cây, uống hỗn hợp này mỗi ngày 1 lần, có tác dụng giảm đau, nhuận tràng, lợi tiểu giúp thanh lọc cơ thể và còn kích thích sự ngon miệng, thèm ăn.
Hy vọng những lợi ích này có thể chữa được rất nhiều người dân nhờ vào các cây nhà lá vườn.
(theo t4ghcm.org.vn)
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Lá Mơ Lông
-
Lá Mơ Lông, Rau Gia Vị Chữa Bệnh - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Tác Dụng Của Lá Mơ Lông | Vinmec
-
[Tìm Hiểu] Lá Mơ Có Tác Dụng Gì? 6 Bài Thuốc Tuyệt Vời ít Ai Biết
-
Công Dụng Của Mơ Lông Không Phải Ai Cũng Biết?
-
Công Dụng Của Cây Mơ Lông
-
Những Bài Thuốc đơn Giản Từ Lá Mơ Giúp Trị Bệnh
-
Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Của Lá Mơ Lông | Medlatec
-
Lá Mơ Món Rau Gia Vị Phổ Biến ở Nước Ta, Dùng Rau ăn Kèm
-
Lá Mơ | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Lá Mơ Lông Có 21 Công Dụng Tuyệt Vời Mà ít Người Biết - Dân Việt
-
Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Của Lá Mơ Lông - YouTube
-
NẾU MẮC 5 BỆNH NÀY CHỈ CẦN DÙNG LÁ MƠ LÔNG LÀ ĐỠ ...
-
Công Dụng Của Lá Mơ Lông - Y Học Cổ Truyền
-
Lá Mơ Lông Có Tác Dụng Gì? Thảo Dược Sức Khỏe