Lợi Ích Của Vlan Là Gì, Gồm Những Loại Nào? Làm Thế Nào Để ...
Có thể bạn quan tâm
Contents
- 1 Blog tienkiem.com.vn giải đáp ý nghĩa VLAN là gì
- 1.1 Định nghĩa VLAN là gì?
- 1.2 Lợi ích của VLAN
- 1.3 Khi nào bạn cần một VLAN?
- 1.4 Tại sao không chia subnet?
- 1.5 Làm thế nào các máy tính trên VLAN khác nhau có thể giao tiếp với nhau?
- 1.6 Phân loại VLAN
- 1.7 Đường Trunk trong VLAN
- 1.8 Kết luận
Blog tienkiem.com.vn giải đáp ý nghĩa VLAN là gì
VLAN là gì? Làm thế nào để cấu hình một VLAN trên Switch Cisco? – tienkiem.com.vn
Định nghĩa VLAN là gì?
Trước khi đi sâu tìm hiểu thuật ngữ VLAN là gì, ta phải biết được LAN là gì? LAN là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Local Area Network. Đây là thuật ngữ được dùng để chỉ một mạng cục bộ. Thuật ngữ trên còn được định nghĩa là tất cả các máy tính cùng hoạt động trong một miền quảng bá. Khi này bạn cần nhớ rằng, trong khi các Router hay bộ định tuyến có tác dụng chặn tin quảng bá, thì Switch – Bộ chuyển mạch lại chuyển tiếp dữ liệu.
Đang xem: Vlan là gì
Dựa vào định nghĩa về LAN ta tiếp tục có thêm một định nghĩa về VLAN. Theo các chuyên gia trong ngành, VLAN là một mạng LAN ảo. Nhưng nếu xét về mặt kỹ thuật, VLAN còn được hiểu như là một miền quảng bá do chính các Switch tạo ra. Nếu như đối với các mạng thông thường, Router sẽ đóng vai trò tạo miền quảng bá, thì trong VLAN Switch vẫn có khả năng đảm nhận chức năng tương tự.Thông thường việc cấu hình VLAN sẽ được thực hiện khi mạng máy tính của người dùng quá lớn và lưu lượng truy cập quá nhiều. Đôi khi mọi người sử dụng VLAN với một lý do đơn giản là mạng máy tính mà họ đang thao tác đã và đang sử dụng VLAN.
Lợi ích của VLAN
Tiết kiệm băng thông của hệ thống mạng: VLAN chia mạng LAN thành nhiều đoạn (segment) nhỏ, mỗi đoạn đó là một vùng quảng bá (broadcast domain). Khi có gói tin quảng bá (broadcast), nó sẽ được truyền duy nhất trong VLAN tương ứng. Do đó việc chia VLAN giúp tiết kiệm băng thông của hệ thống mạng.Tăng khả năng bảo mật: Do các thiết bị ở các VLAN khác nhau không thể truy nhập vào nhau (trừ khi ta sử dụng router nối giữa các VLAN). Như trong ví dụ trên, các máy tính trong VLAN kế toán (Accounting) chỉ có thể liên lạc được với nhau. Máy ở VLAN kế toán không thể kết nối được với máy tính ở VLAN kỹ sư (Engineering).Dễ dàng thêm hay bớt máy tính vào VLAN: Việc thêm một máy tính vào VLAN rất đơn giản, chỉ cần cấu hình cổng cho máy đó vào VLAN mong muốn.Giúp mạng có tính linh động cao: VLAN có thể dễ dàng di chuyển các thiết bị. Giả sử trong ví dụ trên, sau một thời gian sử dụng công ty quyết định để mỗi bộ phận ở một tầng riêng biệt. Với VLAN, ta chỉ cần cấu hình lại các cổng switch rồi đặt chúng vào các VLAN theo yêu cầu. VLAN có thể được cấu hình tĩnh hay động. Trong cấu hình tĩnh, người quản trị mạng phải cấu hình cho từng cổng của mỗi switch. Sau đó, gán cho nó vào một VLAN nào đó. Trong cấu hình động mỗi cổng của switch có thể tự cấu hình VLAN cho mình dựa vào địa chỉ MAC của thiết bị được kết nối vào.
Có một điều quan trọng mà tôi cần nhấn mạnh, đó là bạn không cần cấu hình một mạng LAN ảo trừ khi mạng máy tính của bạn quá lớn và có lưu lượng truy cập quá nhiều. Nhiều khi người ta dùng VLAN chỉ đơn giản vì lý do mạng máy tính mà họ đang làm việc đã sử dụng chúng rồi.
Thêm một vấn đề quan trọng nữa, đó là trên switch Cisco, VLAN được kích hoạt mặc định và tất cả các máy tính đã nằm trong một VLAN. VLAN đó chính là VLAN 1. Bởi thế mà theo mặc định, bạn có thể sử dụng tất cả các cổng trên switch và tất cả các máy tính đều có khả năng giao tiếp với nhau.
Khi nào bạn cần một VLAN?
Bạn cần cân nhắc việc sử dụng VLAN trong các trường hợp sau:
Bạn có hơn 200 máy tính trong mạng LANLưu lượng quảng bá (broadcast traffic) trong mạng LAN của bạn quá lớnCác nhóm làm việc cần gia tăng bảo mật hoặc bị làm chậm vì quá nhiều bản tin quảng bá.Các nhóm làm việc cần nằm trên cùng một miền quảng bá vì họ đang dùng chung các ứng dụng. Ví dụ như một công ty sử dụng điện thoại VoIP. Một số người muốn sử dụng điện thoại có thể thuộc một mạng VLAN khác, không cùng với người dùng thường xuyên.
Tại sao không chia subnet?
Một câu hỏi thường gặp đó là tại sao không chia subnet (mạng con) thay vì sử dụng VLAN? Mỗi VLAN nên ở subnet của riêng mình. VLAN có ưu điểm hơn subnet ở chỗ các máy tính tại những vị trí vật lý khác nhau (không quay lại cùng một router) có thể nằm trong cùng một mạng. Hạn chế của việc chia subnet với một router đó là tất cả máy tính trên subnet đó phải được kết nối tới cùng một switch và switch đó phải được kết nối tới một cổng trên router.Với VLAN, một máy tính có thể được kết nối tới switch này trong khi máy tính khác có thể kết nối tới switch kia mà tất cả các máy tính vẫn nằm trên VLAN chung (miền quảng bá).
Xem thêm: Fps Là Gì ? Fps Tốt Nhất Để Chơi Game Là Bao Nhiêu? Cách Tăng Chỉ Số Fps
Làm thế nào các máy tính trên VLAN khác nhau có thể giao tiếp với nhau?
Các máy tính trên VLAN khác nhau có thể giao tiếp với một router hoặc một switch Layer 3. Do mỗi VLAN là subnet của riêng nó, router hoặc switch Layer 3 phải được dùng để định tuyến giữa các subnet.
Phân loại VLAN
Để nắm được cách phân loại VLAN là gì, chúng ta cần căn cứ vào cấu tạo của từng mạng VLAN. Nói đúng hơn chính cách thức tạo nên VLAN sẽ hỗ trợ người dùng phân loại mạng máy tính ảo. Tính đến thời điểm hiện tại, có hai mạng VLAN phổ biến là Static VLAN hay VLAN tĩnh và Dynamic VLAN hay VLAN động.
Dynamic VLAN (VLAN động)Không giống như Static VLAN, Dynamic VLAN được cấu tạo từ phương thức khác biệt. Vậy Dynamic VLAN là gì? Loại VLAN này được tạo thành ra sao?Được biết Dynamic VLAN là loại VLAN được tạo ra bằng cách sử dụng những phần mềm điển hình như Ciscowork 2000. Khi này người dùng sẽ sử dụng VLAN Management Policy Server (VMPS) để đăng ký các cổng Switch kết nối tới VLAN tự động. Quá trình kết nối được thực hiện dựa trên địa chỉ MAC nguồn của loại thiết bị được kết nối tới cổng.Tương tự như mô hình thiết bị mạng, Dynamic VLAN hoạt động truy vấn một cơ sở dữ liệu dựa trên VMPS của các VLAN thành viên còn lại.Static VLAN (VLAN tĩnh)Static VLAN là loại VLAN được tạo ra bằng cách gắn các cổng Switch vào một VLAN. Cách làm này tương tự như việc một thiết bị được kết nối vào mạng và nó tự mình công nhận bản thân là VLAN của cổng đó.Trong trường hợp người dùng cần thay đổi các cổng và có nhu cầu truy cập vào một VLAN chung, quản trị viên phải khai báo cổng cho VLAN trong lần kết nối tiếp theo.
Đường Trunk trong VLAN
Khái niệm VLAN trunking là gì được hiểu giống như một kỹ thuật xây dựng đường trunk trong VLAN. Trong đó đường Trunk là một đường dẫn cho phép truyền dẫn các luồng dữ liệu thuộc nhiều VLAN khác nhau. Nhờ vào đường Trunk tiện dụng, người dùng không cần sử dụng các loại dây giao tiếp cho các VLAN.
Hiện tại VLAN trunking có hai loại tiêu chuẩn là 802.1Q và ISL. Cụ thể hơn:
802.1Q là chuẩn quốc tế được sử dụng cho những loại thiết bị đến từ nhiều nhãn hàng khác nhau.ISL là chuẩn độc quyền của các thiết bị trực thuộc một hãng duy nhất là Cisco.
Thông thường đường Trunking 802.1Q được sử dụng phổ biến hơn, vì nhiều thiết bị của người dùng không phải là sản phẩm của Cisco.
Được biết để dữ liệu của VLAN được truyền dẫn một cách chính xác, VLAN trunking sẽ thêm trường thông tin vào bên trong Header của các Frame. Các Frame này sẽ nằm ở lớp Data Link hay còn gọi là Tag (thẻ chứa số thứ tự của VLAN hay VLAN ID).
Xem thêm: Share Acc Game – Tặng 333+ Code Yugi H5 Nhiều Quà
Thêm một điểm cần lưu ý về các đường trunk trong VLAN là tính năng Native VLAN được trang bị. Đây là tính năng hỗ trợ truyền tải dữ liệu mà không cần thêm Tag. Tính năng thông minh thường được dùng để cấu hình cho các VLAN thiên về tốc độ nhanh và có khả năng xử lý cao.
Kết luận
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của blog tienkiem.com.vn, hy vọng những thông tin giải đáp VLAN là gì? Những ý nghĩa của VLAN sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm kiến thức hữu ích. Nếu bạn đọc có những đóng góp hay thắc mắc nào liên quan đến định nghĩa VLAN là gì? vui lòng để lại những bình luận bên dưới bài viết này. Blog tienkiem.com.vn luôn sẵn sàng trao đổi và đón nhận những thông tin kiến thức mới đến từ quý độc giả
Từ khóa » Vlan Trên Switch Là Gì
-
VLAN Là Gì? Làm Thế Nào để Cấu Hình Một VLAN Trên Switch?
-
VLAN Là Gì? Cách Thiết Lập VLAN Trên Switch Cisco - NetSystem
-
VLAN Là Gì? Có Cần Thiết Sử Dụng Không? Làm Thế Nào để Tạo VLAN?
-
VLAN Là Gì? 2 Loại VLAN Cơ Bản Nên Biết!!! - TOTOLINK Việt Nam
-
VLAN Là Gì? Ứng Dụng Của Mạng VLAN (2022) - Vietnix
-
Vlan Trên Switch Cisco - Máy Chủ
-
VLAN Là Gì, Gồm Những Loại Nào? - - VnPro
-
TỔNG QUAN VỀ VLAN - CẤU HÌNH VLAN CƠ BẢN - - VnPro
-
VLAN Là Gì? Làm Thế Nào để Cấu Hình ... - Vay Tiền Online Bằng CMND
-
Cấu Hình Vlan Trên Switch Cisco - Tăng Hiệu Năng, Giảm Chi Phí
-
Cấu Hình VLAN, TRUNK - Khái Niệm Và Cấu Hình Cơ Bản - Blog
-
VLAN Là Gì? Làm Thế Nào để Cấu Hình Một VLAN Trên Switch?
-
Mạng VLAN Là Gì? Cách Tạo VLAN Interfaces - Freetuts
-
Mạng VLAN Là Gì? Hướng Dẫn Cấu Hình VLAN