Lợi ích Của Vông Nem đối Với Sức Khỏe - Nhà Thuốc An Khang
Có thể bạn quan tâm
Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho
Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh
Chọn- Hồ Chí Minh
- Hà Nội
- Đà Nẵng
- An Giang
- Bà Rịa - Vũng Tàu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bạc Liêu
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Bình Định
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Cao Bằng
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Điện Biên
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tĩnh
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Lào Cai
- Long An
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Tây Ninh
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thanh Hóa
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Yên Bái Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
- Bài tin sức khỏe
- Vông nem có tác dụng gì? 15 tác dụng của cây vông nem và cách dùng
Bác sĩ Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng Nguyễn Văn Điện
Chuyên khoa: Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, Y học cổ truyền
Bác sĩ Nguyễn Văn Điện, chuyên khoa Y học cổ truyền tại Phòng khám Đa khoa chất lượng cao Tuệ Tâm. Hiện là bác sĩ kiểm duyệt bài viết của Nhà thuốc An Khang.
Cây vông không chỉ dùng để luộc ăn hay làm lá gói thực phẩm mà dược liệu này còn nổi tiếng vì những công dụng có lợi cho sức khỏe. Mời bạn đọc bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết về các tác dụng của cây vông nhé!
1Đặc điểm của cây vông
Cây vông nem có tên khoa học là Erythrina variegata thuộc họ Fabaceae (họ Đậu), thường được biết đến với các tên gọi khác như cây vông, hải đồng, thích đồng,... Loài cây này có nguồn gốc từ châu Á, thường mọc ở vùng ven biển, rừng ngập mặn, cồn cát và rừng ven biển.
Cây thuộc thân gỗ, lá rụng, có gai, kích thước lớn, có khi cao đến 25m. Ở phần thân và cành thường có gai ngắn, dạng hình nón. Lá của vông nem mọc so le, có ba lá chét hình tam giác hoặc hình thoi, lá kèm nhỏ có hình hạt đậu và được phủ bởi các lông tơ mịn.
Hoa của cây thường mọc thành chùm, mọc ở ngọn hoặc nách lá, dày và có màu đỏ tươi trông rất nổi bật. Quả thuộc loại đậu, thắt lại giữa các hạt và hình dạng của hạt là hình thận, có màu nâu đến nâu sẫm.[1]
Cây vông nem gọi khác là hải đồng hoặc thích đồng
2Thành phần hóa học của cây lá vông
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các hoạt tính có trong cây vông nem là:
- Alkaloid.
- Flavonoid.
- Triterpenes.
- Steroid.
- Alkyl trans-ferulates.
- Protein.
- Lecithin.[2]
Lá của cây vông thường chứa nhiều alkaloid và flavonoid
3Công dụng của cây vông
Giảm cholesterol
Cây vông nem có chứa các hoạt chất giúp hỗ trợ giảm và loại bỏ cholesterol xấu (LDL) trong máu. Sử dụng dược liệu này thường xuyên sẽ tăng cường sức khỏe tim mạch và mang lại sức khỏe tổng thể tốt.[1]
Kết hợp vông nem vào chế độ ăn uống có thể giúp làm giảm cholesterol
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Cây vông nem có tác dụng bổ trợ cho sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu được thực hiện trên động vật đã chỉ ra rằng việc sử dụng chiết xuất từ hạt của cây vông với liều lượng từ 0,1 - 0,4 mg/kg có thể làm giảm huyết áp đột ngột trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng nếu sử dụng quá liều lượng, cây vông nem có thể gây ra các độc tính nguy hại cho sức khỏe của bạn. Vì vậy, bạn vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại dược liệu này.[2]
Cây vông giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch
Cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Một trong những công dụng tuyệt vời phải kể đến của cây vông là giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa và làm dịu các vấn đề liên quan đến dạ dày và ruột. Bạn có thể sắc thuốc từ thân cây để uống trước khi ăn, điều này sẽ giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn.[1]
Cây vông giúp làm dịu các vấn đề về ruột và dạ dày, đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu hóa
Chữa nhiễm giun
Uống nước sắc từ vỏ cây vông hàng ngày trong bữa ăn có thể giúp những người bị nhiễm giun giảm triệu chứng rõ rệt. Tác dụng của vông nem là làm cho giun bị thải ra ngoài theo nhu động ruột tự nhiên.
Bạn có thể ép nước từ lá vông và uống để diệt sán dây và giun đũa, nên uống hàng ngày vào buổi sáng khi đói có thể mang lại kết quả tốt nhất.[1]
Nước sắc từ lá vông giúp chữa bệnh nhiễm giun sán
Trị sưng tấy, viêm nhiễm
Một trong những công dụng khác của cây vông là giảm viêm, làm dịu sưng tấy và hỗ trợ quá trình làm lành vết thương. Các alkaloid chiết xuất từ lá của cây vông nem được chứng minh là có hoạt tính chống viêm. Ngoài ra, chiết xuất methanol từ lá với liều lượng 500 mg/kg cho thấy hoạt động giảm đau đáng kể.[2]
Bạn có thể sử dụng chiết xuất vỏ thân để tạo thành hỗn hợp sệt và đắp vào các khớp bị đau và sưng để điều trị bệnh thấp khớp hoặc tăng cường tác dụng bằng cách uống thuốc sắc từ lá hàng ngày.[1]
Cây vông giúp giảm viêm và làm dịu tình trạng sưng tấy
Chữa biếng ăn
Cây vông không chỉ là một món rau thường xuất hiện trong các bữa cơm, mà dược liệu này còn có khả năng làm dịu dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa. Vì vậy, uống một cốc thuốc sắc từ lá hoặc vỏ cây hàng ngày trước bữa trưa sẽ giúp chữa trị chứng biếng ăn và các vấn đề về dạ dày hoặc tiêu hóa, từ đó cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể.[1]
Cây vông giúp hỗ trợ tiêu hóa và điều trị chứng biến ăn
Hạ sốt
Lá và vỏ cây vông nem được sử dụng để hạ sốt. Bạn có thể uống một cốc trà được pha từ lá cây vông nem hai lần mỗi ngày cho đến khi hết sốt để đạt được hiệu quả tốt nhất.[1]
Vông nem có khả năng hạ nhiệt cơ thể và làm giảm hạ sốt
Bảo vệ sức khỏe gan
Cây vông nem có tác dụng bảo vệ gan, cải thiện chức năng gan và hỗ trợ quá trình loại bỏ các độc tố từ cơ thể, từ đó giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Bạn có thể dùng thuốc sắc từ lá hoặc hoa để cải thiện sức khỏe của gan.[1]
Các hoạt chất có trong vông nem giúp bảo vệ tế bào gan hiệu quả
Ngăn ngừa sâu răng
Một nghiên cứu đã xác định một hợp chất thực vật quý giá có trong cây vông nem là erycristagallin có tác dụng chống vi khuẩn mạnh mẽ. Bằng cách can thiệp vào quá trình chuyển hóa đường glucose, erycristagallin làm gián đoạn chuỗi phản ứng sinh ra axit - nguyên nhân chính gây sâu răng.[2]
Dược liệu vông nem có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng
Chống béo phì
Thuốc sắc từ vỏ cây vông nem có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả. Bằng cách tán bột vỏ cây vông nem và đun sôi đến khi cạn nước, sau đó lọc lấy nước dùng dần, uống một cốc hai lần mỗi ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả giảm cân rõ rệt.[1]
Cây vông nem giúp chống lại béo phì và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan
Chữa mất ngủ
Theo Đông y, lá vông có vị đắng, chát, tính bình. Loại cây này được biết đến với công dụng an thần, cải thiện giấc ngủ, đặc biệt hữu ích cho những người bị mất ngủ, suy nhược thần kinh. Các thành phần trong lá vông có khả năng kích thích giấc ngủ tự nhiên, giúp bạn ngủ sâu và ngon giấc hơn.
Dưới đây là bài thuốc chữa mất ngủ từ lá vông nem:
- Cách 1: Sắc 1 lít nước cùng với 50g cây lạc tiên, 30g lá vông và 10g lá dâu tằm. Uống trong ngày, tốt nhất là uống vào buổi tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Cách 2: Hãm 16g lá vông đã phơi khô, 10g nhân bên trong hạt táo chua và 5g tâm sen đã được sao với 1 lít nước sôi già. Uống hàng ngày hoặc bạn cũng có thể thêm 1-2 bông hoa nhài vào khi nước đã nguội để tăng hương vị cho thức uống.
Chữa bệnh trĩ
Bệnh trĩ không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng lại gây ra cảm giác khó chịu cho bệnh nhân. Trong y học cổ truyền, người ta sử dụng cây vông nem như một vị thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhờ tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, giúp tiêu dần các búi trĩ.
Dưới đây là bài thuốc chữa bệnh trĩ từ lá vông nem:
- Cách 1: Rửa sạch lá vông tươi và để ráo, hơ nóng dược liệu, sau đó đắp lên vùng hậu môn cho đến khi dược liệu hết nóng. Thực hiện và kiên trì cho đến khi bạn cảm thấy triệu chứng đã thuyên giảm.
- Cách 2: Lấy 7-9g lá vông tươi rửa sạch và mang đi hấp trong 3-4 phút, sau đó vớt ra, để nguội và ngâm trong nước muối loãng thêm 3 phút. Đun sôi 30-40ml giấm thanh, giã nhuyễn dược liệu và trộn đều với giấm. Bạn lấy hỗn hợp đắp lên vùng hậu môn, có thể dùng băng gạc để cố định vị trí. Bạn nên đắp 3 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 3-4 tiếng, trong 3 ngày. Trong thời gian đắp, hạn chế di chuyển hoặc hoạt động mạnh
Lá vông giúp chữa trị bệnh trĩ hiệu quả
Chữa sa dạ non
Sa dạ non hay còn gọi là sa tử cung là tình trạng mà tử cung rơi xuống âm đạo hoặc tụt ra khỏi vùng âm đạo. Trong y học dân gian, người ta đã biết dùng cây vông để làm ra vị thuốc chữa sa dạ con rất hiệu quả:
- Đối với thể khí hư: Sắc 30g bạch đồng nữ, 12g củ dứa dại, 20g lá bạc hà sau và 10g lá vông. Mỗi ngày dùng 1 thang, chia làm 2 lần uống và uống sau bữa ăn khoảng 2 giờ. Bạn nên dùng thuốc khi còn nóng và cần kiên trì cho đến khi dạ con co lên.
- Đối với thể thận hư: Sắc 20g bạch đồng nữ, 16g mai mực, 30g đỗ đen và 15g vừng đen đã được sao vàng. Mỗi ngày dùng 1 thang, chia làm 2 lần uống. Bạn nên uống khi thuốc còn nóng và uống sau bữa ăn khoảng 2 giờ.
- Đối với thể thấp nhiệt: Sắc một hỗn hợp gồm củ dứa dại, vỏ cây gạo, bồ công anh, bạch đồng nữ, mỗi loại 16g, 12g củ gai, 10g bông mã đề và 12g sài đất. Bạn nên dùng thuốc khi còn nóng, mỗi ngày dùng 1 thang, chia làm 2 lần uống và uống sau bữa ăn khoảng 2 giờ.
Bài thuốc chữa sa dạ con từ dược liệu vông nem
Chữa đau nhức xương khớp do phong thấp
Bệnh phong thấp không chỉ gây đau nhức mà còn làm tổn thương các khớp xương. Để đối phó với căn bệnh này, nhiều người đã tìm đến lá vông - được xem là một trong những bài thuốc dân gian hiệu quả giúp giảm đau, hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp do phong thấp gây ra.
Bài thuốc chữa đau nhức xương do phong thấp từ lá vông nem như sau: Đem sắc mỗi vị 5g gồm vỏ cây chim, kê huyết đằng, phong kỹ, ý dĩ sao và ngưu tất. Uống 3 lần/ ngày và sử dụng liên tục trong 10 ngày để thấy hiệu quả của bài thuốc mang lại.
Vông nem có khả năng giảm sưng tấy và giảm đau xương do bệnh phong thấp
Chữa rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt thường gây ảnh hướng đến sức khỏe và đời sống của các chị em phụ nữ. Nếu tình trạng này không được chữa trị sớm sẽ gây ra các ảnh hưởng liên quan đến sinh sản.
Bạn có thể sắc 15g hoa của cây vông dùng để uống hàng ngày và nên kiên trì uống từ 7-10 ngày để thấy hiệu quả mà bài thuốc mang lại.
Vông nem có tính vị âm, giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt
4Cách dùng cây lá vông
Lá, vỏ và hoa cây vông nem thường được sử dụng dưới dạng thuốc sắc và thuốc đắp. Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào dạng thuốc, bộ phận sử dụng của cây vông nem.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên dùng cao lỏng lá vông với liều lượng 2-4g mỗi ngày, rượu thuốc 1-2g/ngày hoặc hãm 2-4g lá vông khô với nước sôi để uống như trà.
Tác dụng phụ
Trường hợp sử dụng lá vông quá liều lượng cần thiết có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như:
- Sụp mi.
- Bệnh nhân buồn ngủ nhưng không thể ngủ được.
- Cảm thấy mệt mỏi, rã rời.
Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu để đảm bảo mình sử dụng đúng liều lượng và an toàn.
Sử dụng vông nem liều cao có thể gây sụp mí mắt
5Lưu ý khi sử dụng cây lá vông
Lá vông nem là một biện pháp khá an toàn và ít gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần phải chú ý một số điều sau:
- Không dùng lá vông cho những người bị viêm khớp có các triệu chứng như sưng, nóng, đỏ, đau.
- Việc lạm dụng lá vông để điều trị mất ngủ trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng giảm hiệu quả của thuốc.
- Để bảo quản dược tính của lá vông, cần phơi lá héo dưới nắng trong thời gian ngắn rồi chuyển sang phơi khô ở nơi râm mát. Việc phơi nắng quá lâu có thể làm mất đi các hoạt chất quý trong lá.
Vông nem chỉ là một biện pháp hỗ trợ cải thiện giấc ngủ
Xem thêm:- Đương quy có tác dụng gì? 11 công dụng của đương quy với sức khỏe
- Đỗ trọng là gì? Tác dụng, cách dùng của đỗ trọng
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn các công dụng khác nhau của vông nem, từ làm dịu các cơn đau đến cải thiện tình trạng giấc ngủ. Tuy nhiên, dược liệu này chỉ là biện pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng sức khỏe, bạn không nên lạm dụng quá nhiều vào cây thuốc này. Hãy chia sẻ thông tin bổ ích này đến người thân và bạn bè nhé!
Nguồn tham khảo
Facts about Coral Tree
https://www.healthbenefitstimes.com/coral-tree/Ngày tham khảo:
31/07/2024
Erythrina variegata Linn: A review on morphology, phytochemistry, and pharmacological aspects
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3249914/Ngày tham khảo:
31/07/2024
Xem thêm
Theo Gia đình mớiXem nguồn
Link bài gốc
Lấy link!https://giadinhmoi.vn/vong-nem-co-tac-dung-gi-15-tac-dung-cua-cay-vong-nem-va-cach-dung-d88524.html
Từ khoá: lá vông nem có tác dụng gì cây vông có tác dụng gì tác dụng của cây vông cây vông là cây gì cây vôngCác bài tin liên quan
-
Trả trước 0 ĐỒNG - 0% Lãi suất - Kỳ hạn 3 Tháng qua Home PayLater tại website Nhathuocankhang.com
16 giờ trước -
(01/12 - 31/12) THẬT RẠNG NGỜI ĐÓN NĂM MỚI - GIẢM ĐẾN 49%++ - MUA 2 TÍNH 1
2 ngày trước -
(29/11 - 01/12) Ngập deal khuyến mãi - Giờ vàng giá shock
4 ngày trước -
Sử dụng thuốc an toàn
Natri benzoat là gì? Tác dụng, liều dùng và độc tính ra sao?
Dược sĩ Nguyễn Minh Quý
5 ngày trước
Chat Zalo(8h00 - 21h30)
1900 1572(8h00 - 21h30)
Từ khóa » Hình ảnh Cây Vông Nem
-
Vông Nem: Thứ Lá Cây Chữa Mất Ngủ Hiệu Quả - YouMed
-
Thông Tin Chi Tiết, Báo Giá, Quy Cách CâyCây Vông Nem - Vingarden
-
Vông Nem
-
Vông Nem, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Vông Nem
-
Vông Nem Và Tác Dụng Của Cây Vông Nem Cùng Cách Dùng Chữa Bệnh
-
Lá Vông Là Gì? Cách Dùng Lá Vông Chữa Bệnh Trĩ, Mất Ngủ - Kivi
-
Cây Vông Nem (Lá Vông) & Các Tác Dụng | .vn
-
Khỏi Bệnh Mất Ngủ Sau 1 Tuần Dùng Lá Vông Nem
-
Cây Vông Nem - “Thần Dược” Trị Mất Ngủ An Toàn Và Hiệu Quả
-
Cây Vông Nem: Tính Vị, Qui Kinh, Đặc điểm Sinh Thái Và Tác Dụng ...
-
Công Dụng Của Cây Lá Vông - Thầy Thuốc Việt Nam
-
I – Lá Vông Là Lá Gì?
-
Lá Vông Nem Có Tác Dụng Gì? Trị Bệnh Gì? Có Tác Hại Không? Mua ở ...