Lợi ích Kỳ Diệu Của Bài Tập Suối Nguồn Tươi Trẻ
Có thể bạn quan tâm
5 Thức Yoga Tây Tạng - Tibetan Five Rites Yoga hay còn gọi là Suối nguồn tươi trẻ - The Fountain of Youth, là một phần của Yoga Tây Tạng - Tibetan Yoga, được biết đến lần đầu tiên vào năm 1939, trong cuốn sách "Con mắt khải huyền" của Peter Kelder--- là một bí quyết màu nhiệm vô cùng đơn giản, chỉ gồm 5 động tác, hay gọi theo cách của các Lạt ma Tây Tạng là 5 thức.
5 phương pháp thể dục (hay là 5 Thức) của Tây Tạng xưa được hiểu như là bí quyết để duy trì sự tươi trẻ, sức khỏe và sinh lực. Từ hàng ngàn năm qua, những bài tập này đã trở thành những nghi thức thần kỳ được giữ kín trong các tu viện ẩn náu trên dãy Himalaya.
Những lợi ích thực tế của 5 thức Yoga Tây Tạng bao gồm: sinh lực dồi dào; tinh thần minh mẫn, an nhiên, thư thái; cơ bắp săn chắc; ngủ tốt; thở sâu; sức khỏe toàn diện nâng cao, ít ốm vặt; vóc dáng trẻ trung, linh hoạt; giảm cân
Thân thể con người có 7 trung tâm năng lực. Người Tây Tạng gọi đó là những điểm xoáy trong khi người Hin-Ðu gọi là LUÂN XA. Tuy không thể thấy nhưng 7 luân xa này là những điện trường cực mạnh và hoàn toàn có thực. Mỗi luân xa tập trung vào một trong số 7 tuyến nội tiết của cơ thể và nhiệm vụ của nó là kích thích sự sản xuất hóc-môn. Chính những hóc-môn này điều hành toàn bộ các chức năng của các cơ quan nội tạng và đồng thời điều hành cả tiến trình lão hóa
Luân xa 1 hay luân xa thấp nhất tập trung ở tuyến sinh dục. Luân xa 2 tập trung ở tuyến tụy trong vùng bụng. Luân xa 3 tập trung tại tuyến thượng thân trong vùng đám rối dương (mạng dây thần kinh ở bụng). Luân xa 4 tập trung tại tuyến ức ở vùng ngực. Luân xa 5 tập trung ở tuyến giáp trạng nơi cổ. Luân xa 6 tập trung ở tuyến tùng, tại đáy sau của não. Luân xa 7 cao nhất, tập trung tại tuyến yên, nơi đáy trước của não.
Trong một cơ thể khỏe mạnh, cường tráng, hoạt động của những luân xa này thật mãnh liệt, giúp cho "prana", sinh lực chủ yếu của sự sống, được trôi chảy qua các tuyến nội tiết. Nhưng nếu sự hoạt động của một hay nhiều luân xa đó bị trì trệ thì dòng sinh lực của sự sống bị cản trở hoặc bế tắc và như thế đưa đến bệnh hoạn và già nua.
Với một người khỏe mạnh thì những luân xa đó làm lan tỏa sinh lực ra đến tận làn da bên ngoài; ngược lại với một cơ thể già nua bệnh hoạn thì những luân xa này hầu như không thể đẩy sinh lực lên đến bề mặt của thân thể. Vì thế, cách thức nhanh nhất để dành lại sự tươi trẻ, sức khỏe và sinh lực là làm sao để cho những luân xa này hoạt động bình thường trở lại. Ðể đạt đến mục đích này, chúng ta có 5 bài tập hay 5 "Thức" như tên gọi của các Lạt Ma trên Himalaya. Mỗi thức tự nó rất hữu ích, nhưng muốn có được những kết quả tối ưu thì không nên bỏ sót một thức nào là kinh nghiệm của người đã luyện tập thành công.
THỨC THỨ NHẤT
Đứng thẳng, 2 tay dang ngang bằng vai. Sau đó xoay tròn theo chiều từ trái sang phải cho đến khi cảm thấy hơi chóng mặt.
Mục đích của thức này là làm cho các luân xa xoáy nhanh trở lại.
Lưu ý: Khi mới luyện tâp, không nên vượt quá 6 vòng quay. Nếu cảm thấy chóng mặt, có thể ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi. Không nên cố gắng quá sức, vì ngay cả những người thể lực tốt và người thường xuyên tập yoga cũng có thể phải mất đến 6 tháng mới xoay được đủ 21 lần.
Ðể giảm sự chóng mặt, trước khi bắt đầu xoay hãy tâp trung tầm nhìn vào một điểm trước mặt và khi khởi sự xoay hãy nhìn thẳng vào điểm đó càng lâu càng tốt. Sau mỗi vòng xoay hãy hướng tầm mắt thật nhanh về điểm đó. Như thế sẽ đỡ chóng mặt.
Một số mẹo giảm chóng mặt, buồn nôn:
- Trước khi tập, không nên ăn no hoặc dùng đồ uống có cồn. Nên uống một chút nước nóng có thả một lát gừng tươi hoặc một chén trà bạc hà.
- Sau khi tập, nếu thấy chóng mặt nhiều có thể dùng ngón cái bấm huyệt Nội quan trong khoảng 1-2 phút. Huyệt này nằm ở trên nếp gấp khớp cổ tay 2 đốt ngón tay, trong khe giữa gân của 2 cơ nổi rõ khi gấp bàn tay vào cẳng tay và nghiêng bàn tay vào trong.
THỨC THỨ HAI
Nằm ngửa, thẳng người trên sàn, 2 tay đặt xuôi theo thân mình, lòng bàn úp, ngón tay chụm lại, đầu các ngón tay của 2 bàn tay hơi hướng vào nhau.
Hít vào thật chậm và sâu. Gập đầu cằm chạm ngực đồng thời nhấc 2 chân lên cho đến khi tạo thành đường thẳng đứng. Nếu có thể, hãy vươn 2 chân về phía đầu, nhưng vẫn phải giữ 2 đầu gối thẳng.
Sau đó từ từ thả đầu và 2 chân xuống sàn đồng thời thở ra toàn bộ. Nghỉ một chút cho các cơ bắp được thư giãn rồi lặp lại thức này.
Mục tiêu của thức này là nhằm kích thích hơn nữa 7 luân xa.
Lưu ý: Trong khi thực hành tuân theo nhịp thở: hít vào thật sâu khi nhấc đầu và hai chân lên; thở ra toàn bộ khi hạ đầu và hai chân xuống. Càng hít thở sâu càng tốt.
Nếu lúc mới tập không thể giữ cho hai đâu gối được thật thẳng thì có thể cong theo mức độ cần thiết. Trong khi luyện tập tiếp cố giữ cho hai đầu gối càng thẳng càng tốt.
THỨC THỨ BA
Quỳ trên sàn, thân mình thẳng, hai tay buông xuôi, bàn tay đặt vào sau đùi. Ngả đầu và cổ về phía trước càng xa càng tốt, đồng thời đầu cúi xuống sao cho cằm tựa trên ngực.
Hít vào thật sâu, ngửa ra phía sau càng xa càng tốt, đầu ngả xuống thật thấp. Trở về tư thế ban đầu và tiếp tục lặp lại thức này.
Lưu ý: Cũng như thức thứ hai, khi tập thức này phải điều hòa nhịp thở đúng như qui định: hít vào thật sâu khi cong cột sống và thở ra khi quay về tư thế thẳng đứng. Hít thở càng sâu càng tốt.
Muốn tập trung tư tưởng nên nhắm mắt lại để loại bỏ những ràng buộc của thế giới bên ngoài và có thể tập trung vào chính mình. Những người bị bệnh về xương khớp không nên cố gắng quá mức khi thực hiện động tác ngửa về sau. Nếu thấy chóng mặt do thiếu oxy não khi động mạch đốt sống bị chèn ép thì không nên ngả đầu quá thấp về phía sau.
THỨC THỨ TƯ
Ngồi trên sàn, 2 chân duỗi thẳng về phía trước, bàn chân cách nhau khoảng 20cm; 2 tay xuôi theo thân mình, lòng bàn tay úp trên sàn, cạnh mông;
Đầu hơi cúi sao cho cằm ngả trên ngực.
Tiếp đó, ngửa đầu ra sau càng xa càng tốt, rồi nâng thân mình lên trong khi đầu gối gập lại sao cho 2 cẳng chân từ đầu gối trở xuống thẳng đứng, 2 cánh tay cũng thẳng đứng, còn phần thân từ vai đến đầu gối nằm ngang, song song với sàn nhà.
Trở về tư thế ngồi và thư giãn một chút trước khi lặp lại các động tác của thức này.
Lưu ý: Nhớ hít vào thật sâu khi nhấc thân mình lên và thở ra thật dài khi hạ người xuống. Tiếp tục duy trì nhịp thở này khi nghỉ giữa hai lần tập.
Lúc đầu những người lớn tuổi khó nhấc thân lên khỏi sàn nhà và không thể đạt tư thế song song với sàn nhà. Hãy làm tất cả những gì có thể trong vòng một tháng xem sao. Cuối cùng sẽ đạt kết quả mong muốn.
THỨC THỨ NĂM
Chống 2 tay xuống sàn, bàn tay cách nhau khoảng 60cm, khom người, duỗi 2 chân về phía sau, bàn chân cũng cách nhau 60cm. Đẩy thân mình, đặc biệt là phần hông lên cao nhất có thể, tạo thành hình chữ V úp ngược, trọng lượng cơ thể dồn lên bàn tay và các ngón chân.Đầu hơi cúi để cằm tựa lên ngực. Sau đó, cong cột sống, hạ thấp thân mình sao cho cơ thể võng xuống. Đồng thời ngóc đầu lên, để nó ngả ra sau càng xa càng tốt. Tiếp tục đẩy hông lên cao để lặp lại thức này.
Lưu ý: Khi đã thuần thục hãy để cho thân mình rơi xuống tới điểm gần như là chạm sàn nhà, nhưng không chạm hẳn. Hãy gồng căng các cơ bắp khi thân ở điểm cao cũng như lúc hạ xuống thấp.
Tiếp tục thở hít như trong các thức trước. Hít vào thật sâu khi nâng ngưởi lên và thở ra hết khi hạ người xuống
Để đạt hiệu quả, nên tập đều đặn, mỗi ngày 21 lần cho một thức. Khi mới bắt đầu, trong tuần lễ thứ nhất, chỉ nên tập mỗi thức 3 lần trong một ngày. Sau đó, cứ mỗi tuần tiếp theo tăng thêm 2 lần tập cho một thức.
Bác sĩ Lê Văn hướng dẫn tập suối nguồn tươi trẻ
------------------------------------------------------------------------------------- Phòng khám BS Lê Văn Chuyên trị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, tê tay chân và các bệnh xướng khớp khác. ĐC: 162C/26, Trần Ngọc Quê, Ninh Kiều Cần Thơ
Từ khóa » Tác Dụng Của 5 Thức Suối Nguồn Tươi Trẻ
-
Bài Tập Suối Nguồn Tươi Trẻ | Yoga - Năng Lượng Cuộc Sống
-
5 Bài Tập Yoga Suối Nguồn Tươi Trẻ Bắt Nguồn Từ Tây Tạng
-
Yoga, Suối Nguồn Tươi Trẻ Có Tác Dụng Phòng Chữa Bệnh. Phương ...
-
Suối Nguồn Tươi Trẻ - Cách Duy Trì Sức Khỏe & Sắc đẹp Của Người ...
-
Yoga Suối Nguồn Tươi Trẻ - Bí Quyết Giữ Mãi Nét Đẹp Thanh Xuân
-
Suối Nguồn Tươi Trẻ Là Gì? Chia Sẻ 5 Thức Tập Suối Nguồn Tươi Trẻ
-
Tác Dụng Của Bài Tập Suối Nguồn Tươi Trẻ
-
Giữ Sắc đẹp Với 5 động Tác “suối Nguồn Tươi Trẻ”
-
Nguồn Gốc Yoga Suối Nguồn Tươi Trẻ Và Những điều Cần Biết - S
-
Bài Tập 5 Thức 'Suối Nguồn Tươi Trẻ' Trong Yoga
-
Suối Nguồn Tươi Trẻ- Bí Quyết Giữ Nét đẹp Thanh Xuân - YOGALINK
-
5 Bài Tập Yoga Suối Nguồn Tươi Trẻ Giữ Mãi Nét Thanh Xuân - Oreni
-
Cụ Bà Hà Nội 20 Năm Tập Bài 'Suối Nguồn Tươi Trẻ' - VnExpress