Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến được Bác Hồ Viết ở đâu?
Có thể bạn quan tâm
Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Địa chỉ: Số 02, đường Hùng Vương, phường 5, tp. Cà Mau Điện thoại: (0290) 3667.888 Email: banbientap@camau.gov.vn
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH CÀ MAU Phát huy tinh thần 200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau, Đảng bộ, dân và quân tỉnh Cà Mau quyết tâm bảo vệ và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được Bác Hồ viết ở đâu?
30/11/2016 03:13:37 PM Màu chữ Cỡ chữNăm 1946, khi nước Việt Nam độc lập vừa được một tuổi, chính quyền còn rất non trẻ thì thực dân Pháp đã quay lại gây hấn, hòng chiếm nước ta một lần nữa. Ngày 19/12/1946, Hồ Chủ tịch đã phát lệnh “Toàn quốc kháng chiến”, kêu gọi cả nước đứng lên chống Pháp, nhưng ít ai biết rằng, Lời kêu gọi đó đã được phát đi từ làng Vạn Phúc – một làng nhỏ ven sông Nhuệ ở Hà Đông (thuộc tỉnh Hà Tây cũ).
Nhà lưu niệm nơi Bác Hồ soạn thảo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. |
Theo tài liệu còn lưu giữ được của làng Vạn Phúc, cuối năm 1946, trong những ngày cả nước khẩn trương chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, từ ngày 3 đến 19/12/1946 Bác Hồ cùng một số đồng chí khác đã đến ở và làm việc tại nhà ông Nguyễn Văn Dương, xóm Đoàn Kết, làng Vạn Phúc, Hà Đông – Một gia đình buôn bán tơ lụa khá giả nổi tiếng trong làng. Nay ngôi nhà này lấy làm Nhà lưu niệm Bác Hồ. Theo lời kể của cụ Nguyễn Tuấn Liêu (đã hơn 80 tuổi), con trai thứ 2 của cụ Nguyễn Văn Dương (đã mất), thì lúc đó cụ còn đang học tú tài. Nơi Bác Hồ ở và làm việc chính là căn phòng riêng của cậu tú hồi đó. Bác cùng Đoàn cán bộ đến nhà cụ vào khoảng 7 h tối ngày 3/12/1946, khi gia đình vừa ăn cơm xong. Sau khi thu xếp chỗ ở cho Đoàn xong xuôi trên tầng 2, có một chị giúp việc trong Đoàn (sau này được biết tên là chị Thanh) xuống nói với gia đình: “ Cụ nhờ gia đình cho ăn cơm tối vì sau khi làm việc xong ở Hà Nội, Cụ về thẳng đây. Nhưng đề nghị gia đình sẵn cái gì cho ăn nấy, đừng có mổ gà mà Cụ không ăn đâu…”. Khi đã biết rõ “Cụ cán bộ cao cấp” đó là ai, ông Dương (bố cụ Nguyễn Tuấn Liêu) đã gọi con trai lại và nói: “Đây là vinh dự lớn cho gia đình ta, dẫu có tiền bạc cũng không quý bằng. Nhưng bác Phúc (lúc đó là Bí thư chi bộ xã Vạn Phúc) dặn phải tuyệt đối giữ bí mật, ngay xã cũng không được biết cụ thể, chỉ được chỉ thị phải bố trí tự vệ, tăng cường canh gác ngày đêm để kiểm soát chặt chẽ người lạ mặt. Kể cả đối với anh em, họ hàng, ta cũng không được cho ai biết…” Điều cha dặn ông Liêu đã giữ trọn, không chỉ trong những ngày Bác Hồ ở và làm việc tại nhà ông, mà suốt hơn 8 năm đi kháng chiến, ông cũng không hề hé răng với ai. Trong những ngày Bác làm việc ở làng Vạn Phúc, chị Thanh là người thường xuyên nấu nướng cho Bác ăn. Để đảm bảo bí mật, lương thực, thực phẩm đều do gia đình ông Dương và địa phương lo đem về đưa chị Thanh nấu. Bác thường thích ăn món thịt kho tàu và nhiều rau. Cùng ở với Bác có đồng chí Nguyễn Lương Bằng và gần Bác có các anh bảo vệ có tên do Bác đặt là: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi. Thỉnh thoảng đi – lại gặp Bác có đồng chí Trần Đăng Ninh… Những ngày nửa cuối tháng 12/1946 thực dân Pháp liên tục khiêu khích, gây hấn khắp nơi, nhất là ở Hà Nội. Ngày 17/12 chúng vô cớ tàn sát dã man đồng bào trên phố Hàng Bún; ngày 18/12 Pháp liên tục gửi tối hậu thư, láo xược đòi ta để cho chúng chiếm giữ thêm một số vị trí quan trọng ở Hà Nội, đòi giải tán các lực lượng bảo vệ của ta, đình chỉ các hoạt động chuẩn bị kháng chiến, đòi trao cho quân đội Pháp việc duy trì an ninh trong thành phố, hạn cuối cùng, chậm nhất vào ngày 20/12/1946. Trước tình hình đó, vào các ngày 18 và 19/12 Bác Hồ đã chủ tọa cuộc họp mở rộng Ban Thường vụ Trung ương tại làng Vạn Phúc, quyết định phát động cuộc kháng chiến trong cả nước. Hội nghị đã vạch ra đường lối cơ bản cho cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ sau này và thông qua lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chủ tịch. Nhật ký của đồng chí Vũ Kỳ có ghi lại những khoảnh khắc căng thẳng nhất của Bác tại làng Vạn Phúc khi viết ra lời hịch kêu gọi quốc dân đồng bào cả nước: - Ngày 19/12, tờ mờ sáng Bác đã dậy, gọi chuẩn bị giấy, bút. Đêm qua chắc Bác ngủ ít nên thấy mắt Bác thâm quầng. Bác đọc cho viết thư gửi Thủ tướng Pháp Leon Blum. Bác đọc thẳng bằng tiếng Pháp. Có lúc phải hỏi lại Bác để viết cho đúng. Trời lạnh, gió lùa qua khe cửa làm rung rinh ngọn đèn dầu con. Hàng chữ viết cũng rung rinh, không thẳng dòng. Bóng Bác ngồi choàng áo khoác in to trên tường vẫn thấy vững, không động đậy. Ai mà nghĩ Cụ Hồ chưa sáng đã dậy cặm cụi làm việc trong căn gác hẹp nhà “cậu Tú” ở làng Vạn Phúc. Giờ này mùa đông rét lạnh, chắc nhiều người còn đang ngủ. Sáng sớm, chúng tôi đi thẳng ra Bắc Bộ phủ gặp ông Giám để hỏi tin tức. 12h30 về báo cáo Bác. Tin Xanh- tơ-ni không tiếp ông Giám làm Bác hơi cau mày. Bác trầm ngâm một lúc, rồi nói như buột miệng: “Hừ, thì đánh”. Cả buổi trưa ngày 19/12 Bác không ngủ, chỉ ngồi chăm chú viết… 6h45 phút tối 19/12 Bác rời Vạn Phúc và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến đó đã theo Bác lan truyền rộng khắp, làm rung động cả triệu con tim Việt Nam, như một lời hịch cứu nước vang dội non sông: “Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. …Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!” Lời kêu gọi thiêng liêng đó cho đến nay vẫn vang vang, hào hùng, lắng đọng hồn núi sông đất nước Việt Nam. Ít ai có thể ngờ rằng, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc đã soạn thảo ra nó trong một buổi trưa tại một căn gác hẹp của làng Vạn Phúc./.
Trọng Quang Theo Báo Hà Nội mới
Chia sẻ Nhận xét In Lên trênCác tin khác
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Giữ bí mật của Nhà nước là một bộ phận trong cuộc đấu tranh với địch”, “Cũng như mọi công việc khác, việc phòng gian bảo mật cần phải dựa vào lòng yêu nước và lực lượng của nhân dân. Chúng ta phải tuyên truyền giải thích cho nhân dân hiểu thấu, để nhân dân giúp sức vào công việc này”.
(02/11/2016) -
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh có khoảng 100 bài nói, viết, điện, thư cho các xí nghiệp, doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam. Tình cảm, sự quan tâm của Người dành cho các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã góp phần làm phong phú thêm tư tưởng của Người.
(02/11/2016) -
Sau thất bại trong cuộc chiến tranh kéo dài hai thập kỷ ở Việt Nam, nước Mỹ và phe phái đã rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng - một "hội chứng sau Việt Nam". Người ta đã "đổ công đi tìm" nguyên nhân thất bại của đế quốc Mỹ và đồng thời đi tìm lời giải cho câu hỏi : Tại sao Việt Nam lại có đủ sức mạnh để chiến thắng? L.A. Pát-ti - một cựu sĩ quan tình báo Mỹ - đã trả lời xuất sắc câu hỏi đó thông qua cuốn sách có tựa đề: Tại sao Việt Nam?
(01/11/2016) -
Phong cách Hồ Chí Minh là một hệ thống chỉnh thể, gắn bó chặt chẽ với nhau, phát triển theo lôgích đi từ suy nghĩ (phong cách tư duy) đến nói, viết(phong cách diễn đạt) và biểu hiện qua phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt hàng ngày.
(01/11/2016) -
Lần đầu tiên, tôi được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Điện Kremli, nhân đi dự Đại hội lần thứ XIX Đảng Cộng sản Liên Xô, vào tháng 2 - 1952. Bấy giờ, nhân dân Việt Nam đang tiến hành cuộc kháng chiến anh dũng chống bọn thực dân Pháp.
(31/10/2016) -
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nêu: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm”. Phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh là sự tổng hợp những cách thức, là khoa học và nghệ thuật mà Người đã tiếp thu, kế thừa, vận dụng một cách sáng tạo học thuyết Mác - Lênin, tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, để giải thích, chứng minh, cổ vũ, động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng vảo bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
(28/10/2016) -
Đặc điểm nổi bật của đồng chí Hồ Chí Minh là đức tính nhân hậu toát ra từ con người của đồng chí, và thái độ ân cần, niềm nở của đồng chí đối với bất kỳ ai, trai, gái, trẻ, già, do đó đồng chí đã gây được thiện cảm đối với họ ngay từ những lúc ban đầu gặp gỡ.
(26/10/2016) -
Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau, thể hiện sâu sắc tầm vóc, trí tuệ của Người - vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, của Đảng ta, nhân dân ta, dân tộc ta. Dưới đây xin đề cập và làm rõ thêm một trong những phong cách tiêu biểu của Hồ Chủ tịch - phong cách quần chúng.
(24/10/2016) -
Phong cách sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều nét đã trở thành huyền thoại không những đối với nhân dân Việt Nam mà còn đối với cả thế giới. Đạo đức, phong cách, tư tưởng, sự nghiệp Hồ Chí Minh đã trở thành bất tử trong lòng dân tộc, mãi mãi là tấm gương cho mọi người phấn đấu học tập và làm theo. Cuộc sống riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực sự hòa nhập với cuộc đời công mà Người đã hiến dâng tất cả cho nhân dân, cho đất nước, cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng toàn thế giới.
(21/10/2016) -
Đối với mỗi người Việt Nam, bạn là “Bác Hồ” yêu quý nhất và kính mến nhất. Cả đối với chúng tôi nữa, những người anh em và bằng hữu của bạn - những người cộng sản Pháp, bạn cũng là “Bác Hồ” yêu quý nhất và kính mến nhất.
(20/10/2016) -
Trang đầu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ... Trang cuối
Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Tin vắn;tinvan
Display content menu Display portlet menu- Tin vắn
Tin vắn
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh.
- Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất điều chỉnh mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội là 61.500 đồng/hộ/tháng.
- Cuộc thi trực tuyến “Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” được tổ chức từ ngày 22/11 đến hết ngày 13/12/2024.
- Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký ban hành kế hoạch thực hiện đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo về việc nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Chương trình nghệ thuật, bắn pháo hoa mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ 2025 vào lúc 21 giờ ngày 28/01/2025, tại Quảng trường đường Trần Hưng Đạo.
- Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh tăng cường xử lý nghiêm tình trạng buôn lậu xăng dầu trên biển.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường thực hiện công tác chống khai thác IUU.
Web Content Viewer
Display content menu Display portlet menu- Web Content Viewer
Văn bản
Display content menu Display portlet menu- Văn bản
- Văn bản trung ương
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Văn bản quy phạm pháp luật
- CSDL quốc gia về văn bản pháp luật
Thông tin
Display content menu Display portlet menu- Thông tin
- Đất đai
- Ngân sách
- Thi đua khen thưởng, xử phạt
- Đấu thầu, mua sắm công
- Chương trình, đề tài khoa học
- Lấy ý kiến xây dựng Văn bản QPPL
- Thông báo
- phòng chống tham nhũng, lãng phí; thực hành tiết kiệm
- Thông tin đối ngoại
- Danh bạ điện thoại
- Đường dây nóng
- ${title}${badge}
Từ khóa » Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến Của Bác Hồ Thể Hiện điều Gì
-
Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
-
Lời Kêu Gọi Của Bác Hồ Thể Hiện điều Gì ? | SGK Lịch Sử Và Địa Lí Lớp 5
-
Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Tháng ...
-
Ý Nghĩa Lịch Sử “Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến” Của Chủ Tịch Hồ ...
-
Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến Của Bác Hồ - Nhìn Từ Góc độ Văn ...
-
Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Ngày ...
-
Kỷ Niệm 75 Năm Bác Hồ Ra “Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến”
-
Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
-
Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
-
Chủ Tịch Hồ Chí Minh Với Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến
-
Bài 2: “Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến” - Sự Khẳng định ý Chí Và ...
-
Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến: ý Nghĩa Lịch Sử Và Tầm Vóc Thời ...
-
Giá Trị Nhân Văn Quân Sự Trong Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến