Lỗi Không Xi Nhan Khi Rẽ Phải Bị Phạt Bao Nhiêu? - Luật Sư X

Luật giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn về mức xử phạt hành chính khi vi phạm luật giao thông là những vấn đề pháp lý luôn được người dân đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó, có nhiều thắc mắc rằng lỗi không xi nhan khi rẽ phải bị phạt bao nhiêu? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc

Căn cứ pháp lý

Có thể bạn quan tâm

Kích thước chở hàng xe máy là bao nhiêu?

Lỗi hết hạn bảo hiểm xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

Biển báo dành cho xe thô sơ có hình dạng gì?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Lỗi không xi nhan khi rẽ phải bị phạt bao nhiêu?

Mức phạt lỗi không xi nhan đối với ô tô

Đối với ô tô, mức phạt lỗi không xi nhan được quy định cụ thể như sau:

  • Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (trước đây phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng).
  • Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức): Phạt tiền từ 800.000 đồng – 01 triệu đồng (trước đây phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng).
  • Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc: Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng, tước bằng lái xe từ 01 – 03 tháng (trước đây phạt tiền từ 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng).

Mức phạt lỗi không xi nhan với xe máy

Đối với xe máy, mức phạt lỗi không xi nhan được quy định cụ thể như sau:

  • Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trước đây phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng).
  • Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức): Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng (trước đây phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng).

Khi nào cần xi nhan?

Theo Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008, những trường hợp phải phải bật đèn xi nhan gồm:

  • Chuyển làn đường;
  • Chuyển hướng xe (rẽ phải, rẽ trái, quay đầu);
  • Vượt xe;
  • Cho xe chuyển bánh từ vị trí đỗ xe, hoặc chạy vào sát vỉa hè để dừng, đỗ xe.

Ngoài ra, trong quá trình tham gia giao thông để đảm bảo an toàn, Cục Cảnh sát giao thông khuyến nghị nên bật đèn xi nhan trong các trường hợp sau:

  • Khi đi qua vòng xuyến: Bật xi nhan theo nguyên tắc “vào trái, ra phải” – khi vào vòng xuyến thì xi nhan trái, khi ra khỏi vòng xuyến thì xi nhan phải.
  • Khi đi theo đường cong: Người điều khiển phương tiện giao thông đi vào đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn) nên bật đèn tín hiệu báo rẽ.
  • Trường hợp thấy an toàn, không gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông phía sau hoặc chiều ngược lại, không bắt buộc phải bật đèn tín hiệu.
  • Khi lùi vào ngõ: Nên bật tín hiệu vì tầm quan sát của người lái xe hạn chế, khó điều chỉnh hướng xe và để tạo thuận lợi cho những phương tiện khác di chuyển.
  • Đi qua ngã 3 chữ Y: Nếu có biển báo ngã rẽ thì bật đèn tín hiệu như bình thường. Nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải (từ chân chữ Y lên) thì không cần xi nhan.

Bật xi nhan trước bao nhiêu mét để không phạt?

Hiện nay, chưa có quy định cụ thể phải bật xi nhan trước bao nhiêu mét. Tuy nhiên theo Giáo trình đào tạo lái xe ô tô (xuất bản năm 2011) có hướng dẫn người lái xe ô tô phải bật tín hiệu báo rẽ trước 25 – 30m và sau khi rẽ xong, duy trì thêm 5 – 10m rồi mới tắt xi nhan.

Điều này sẽ cảnh báo những xe khác biết khi nào xe chuẩn bị chuyển hướng và lúc nào đã chuyển hướng xong.

Không có bằng lái xe máy, mô tô phạt bao nhiêu?

Mức phạt đối với xe máy, mô tô khi không có bằng lái như sau:

Trường hợp quên không mang giấy phép lái xe

Trong trường hợp người sử dụng phương tiện giao thông quên không mang giấy phép lái xe, sẽ phạt tiền từ 100.000 – 200.000đ (Trừ trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia) (Điểm c Khoản 2 Điều 21).

Trường hợp không có giấy phép lái xe

Trong trường hợp người sử dụng phương tiện giao thông không có giấy phép lái xe:

– Phạt tiền từ 800.000 – 1.200.000đ với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 (Điểm a Khoản 5 Điều 21).

– Phạt tiền từ 3.000.000 – 4.000.000đ với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên (Điểm b Khoản 7 Điều 21).

Không có bằng lái ô tô phạt bao nhiêu?

Mức phạt đối với ô tô và các xe tương tự ô tô khi không có bằng lái như sau:

Trường hợp quên giấy phép lái xe ô tô

Trong trường hợp người sử dụng phương tiện giao thông quên không mang giấy phép lái xe, sẽ phạt tiền từ 200.000 – 400.000đ (Trừ trường hợp có giấy phép lái xe quốc tế nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia) (Điểm a Khoản 3 Điều 21.

Trường hợp không có Giấy phép lái xe ô tô

Trong trường hợp người sử dụng phương tiện giao thông không có Giấy phép lái xe, sẽ phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000đ (Điểm b Khoản 8 Điều 21).

Mức phạt khi không có bằng lái ô tô

Mời bạn xem thêm bài viết

  • Lý lịch tư pháp để làm gì
  • Hậu quả pháp lý của việc ly hôn
  • Mẫu đơn xin nghỉ phép đi du lịch nước ngoài mới nhất năm 2022
  • Mẫu đơn xin ly hôn đồng thuận mới nhất năm 2022
  • Hướng dẫn thủ tục làm lý lịch tư pháp online
  • Chi phí thành lập công ty cổ phần năm 2022 hết bao nhiêu?

Thông tin liên hệ.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Lỗi không xi nhan khi rẽ phải bị phạt bao nhiêu?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục thành lập công ty ở việt nam; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, đăng ký bảo hộ logo độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Không mang GPLX có bị tạm giữ phương tiện không?

Khi không mang giấy phép lái xe, cảnh sát giáo thông có quyền tạm giữ phương tiện của bạn (Theo khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).Cụ thể, nếu người điều khiển phương tiện không xuất trình được bằng lái tại thời điểm kiểm tra thì cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không có GPLX và tạm giữ phương tiện theo quy định.

Thời hạn tạm giữ phương tiện là bao lâu?

Thời hạn tạm giữ phương tiện sẽ tuân theo quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 là 07 ngày kể từ ngày tạm giữ. Nếu vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì được kéo dài thời hạn tạm giữ nhưng không quá 30 ngày.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Không Bật Xi Nhan Khi Rẽ Phạt Bao Nhiêu