Lời Khuyên Của BS RHM đối Với Bệnh Nhân Nhổ Răng - Nha Khoa AVA

Lời khuyên của BS RHM đối với bệnh nhân nhổ răng

Sau đây là lời khuyên của Bác sĩ Răng Hàm Mặt (BS nha khoa hay nha sĩ) đối với bệnh nhân nhổ răng:

- Nhổ răng không đau, vì thuốc tê (Thường là lidocain, xylocain, hoặc carbocain) hiện nay rất tốt, bệnh nhân chỉ cảm thấy hơi đau do mũi kim lúc tiêm vào có lực ép (pressure) vào mô răng, sau đó thuốc tê ngấm vào, thuốc có thê làm tê 2 giờ sau khi nhổ. Cho nên lúc nhổ răng bệnh nhân sẽ có cảm giác tê cứng và không đau. Thông thường bệnh nhân chỉ thấy đau nhẹ sau khi nhổ nếu là răng nhổ không khó. Trường hợp răng nhổ khó, thời gian nhổ lâu và dụng cụ nhổ răng làm chấn thương các mô xung quanh nhiều, lúc đó bệnh nhân cần phải dùng thuốc giảm đau sau khi nhổ và nếu có sưng và phù nề phải dùng thêm thuốc kháng sinh và kháng viêm do BS chỉ định.

- Bệnh nhân bị bệnh tim mạch hoặc tiểu đường vẫn có thể nhổ được nếu có ý kiến của BS nội khoa. BS nha khoa khi nhổ cho bệnh nhân bị bệnh tim mạch sẽ dùng loại thuốc tê đặc biệt không có adrenaline hay epinephrine không gây kích thích tim,

- Đối với bệnh nhân có thể trạng bình thường nhưng quá sợ hãi cũng có thể gây khó khăn cho BS vì bệnh nhân sẽ dễ rơi vào trạng thái lơ mơ, chuyên môn gọi là bị ngất xanh, mạch nhảy chậm huyết áp thấp. Những trường hợp như vậy là do tâm lý vì quá sợ hãi, thường những bệnh nhân nầy chỉ là yếu thần kinh và yếu tim tức là tim dễ bị khích thích, chứ không phải có bệnh lý về tim, BS chỉ giải thích để bệnh nhân yên tâm và trấn tỉnh lại. Có khi phải cho bệnh nhân uống thuốc an thần nhẹ trước khi nhổ.

- Nhổ một răng là lấy răng đó ra khỏi xương hàm, nhổ răng tốt là không để sót chân răng. Nhổ răng hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến dây thần kinh mặt hay mắt như một số bệnh nhân thường hay sợ hãi.

- Cảm giác đau sau khi nhổ tùy theo từng bệnh nhân, tùy theo răng nhổ khó hay dễ, nhưng hiện nay có thuốc tốt để làm giảm đau cho bệnh nhân.

- Sau khi nhổ rất ít khi chảy máu kéo dài và chậm đông máu, ở bệnh nhân bình thường thời gian chảy máu từ 3 phút đến 6 phút, còn thời gian đông máu từ 9-12 phút, tình trạng chảy máu kéo dài và chậm đông là những trường hợp bệnh lý như:

+ Bệnh nhân bị bệnh huyết hữu (haemophiliac, haemophilia) vì thiếu yếu tố đông máu factor VII và VIII, đây là bệnh máu không đông bẫm sinh và rất hiếm (1/200.000 người). Bệnh nhân bị bệnh huyết hữu thường biết rõ bệnh của mình nên sẽ báo cho BS Nha Khoa biết để đối phó, nếu thật sự răng cần phải nhổ.

+ Bệnh nhân đang bị cảm sốt có uống thuốc aspirine

+ Bệnh nhân tim mạch đang uống thuốc chống đông máu

+ Bệnh nhân đang trong thời kỳ viêm nhiễm ổ răng và xương hàm đang trong tình trạng nhiễm trùng sẽ làm máu khó đông, trong máu có ít tiểu cầu, tiểu cầu giảm làm thời gian đông máu lâu.

+ Bệnh nhân nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, máu khó đông

Trường hợp bình thường không có bệnh lý mà bệnh nhân sau nhổ răng bị chảy máu kéo dài có nhiều nguyên nhân như:

+ Do thiếu kiến thức và không nghe chỉ dẫn của BS, bệnh nhân không cắn chặc gòn để cầm máu trong thời gian 1 giờ sau khi nhổ. Bệnh nhân theo chỉ bảo của người khác thường là phương pháp sai lầm của dân gian và thiếu hiểu biết là ngậm muối, rắc muối vào vết thương để cầm máu!!!. Bệnh nhân không biết là vô tình đã dùng muối để biến máu của mình thành tiết canh, giống như khi ăn tiết canh vịt, khi cho muối và nước mắm vào, máu sẽ không đông và được dùng để ăn với gỏi vịt.

+ Bệnh nhân ngậm nước đá ngay vết thương nhổ răng làm máu bị loảng khó đông

- Trường hợp xương ổ răng có dị vật như mảnh vụn của răng rơi vào, hoặc xương ổ có nang răng, có mô hạt nhiễm trùng lâu ngày, lúc nhỗ không được nạo sạch thì có thể vết thương chỗ nhổ răng, máu chảy kéo dài hơn và chậm đông hơn.

  • Cấp cứu chảy máu sau nhổ răng không khó, bệnh nhân phải trở lại để được nạo sạch mô nhiễm trùng, đặt thuốc cầm máu (Haemostatic spongel) và khâu lại để cầm máu, máu sẽ hết chảy nhanh chóng. Tuy nhiên nếu có bệnh lý về máu, bệnh nhân được cho chích thêm vitamin K, nhưng thuốc tác dụng rất chậm thường sau 2 ngày mới có hiệu quả. Những trường họp nặng phải vào BV Truyền Máu và Huyết học để chữa trị.

Nhổ răng lúc nào trong ngày là tốt nhất? Có phải nhổ răng buổi sáng tốt hơn buổi chiều và tối?

  • Nhổ răng buổi sáng hay chiều hoặc tối đều như nhau ở một bệnh nhân bình thường, hoặc trong trường hợp bệnh nhân đau quá cần nhổ gấp thì nhổ ban đêm để giải quyết hết đau còn tốt hơn để chờ đến sáng hôm sau mới nhổ.Nhiều khi nhổ ban đêm còn tốt hơn ban ngày vì sau khi nhổ bệnh nhân ngủ một giấc ngon lành và quên đi cái đau.

Tuy nhiên khi nhổ răng ban đêm nếu gặp răng khó và chảy máu sau khi nhổ thì nữa đêm khuya bệnh nhân có thể sẽ trở lại gọi cửa BS để xin cấp cứu vì đau hay chảy máu!!!.

Cũng vì thế mà phòng khám nha khoa hay BV RHM thường hẹn bệnh nhân đến nhổ răng buổi sáng vì nhiều lý do:

- Buổi sáng thường là bệnh nhân khoẻ hơn sau một đêm dài ngủ ngon giấc. Sau khi nhổ suốt một ngày bệnh nhân có thể được theo dõi để xem có chảy máu nhiều không. Nếu có vấn đề bệnh nhân sẽ quay trở lại khám trong ngày dễ cho các BS xử lý.

- Buổi sáng nhổ răng tiện cho y tá hơn là BS vì dụng cụ , kiềm nhổ răng đã thao tác xong còn có thời giờ để hấp khử trùng cho ngày hôm sau.

- Đối với các phòng nha khoa ngoài giờ phải hoạt động về ban đêm thì việc nhổ răng vào ban đêm không có vấn đề gì trở ngại, miễn là BS phải tiên liệu được các biến chứng sẽ xảy ra để giải quyết an toàn cho bệnh nhân.

- Bệnh nhân cần cấp cứu về răng miệng (Emergency cases in Odonto-Maxillo-Faial) trong thành phố chỉ có 2 nơi trực 24 trên 24 là Bệnh Viện RHM Thành Phố ở 265 Trần Hưng Đạo Q1 và BV RHM Trung Ương ở 208 A Nguyễn Chí Thanh Q5

Bs.Trần Ngọc Đỉnh

Từ khóa » Nhổ Răng Bác Sĩ Nha Khoa