Lợi Nhuận Gộp Là Gì? Phân Biệt Lợi Nhuận Thuần Và Lợi Nhuận Gộp
Có thể bạn quan tâm
Trong bất kỳ các hoạt động kinh doanh nào, lợi nhuận luôn là mối quan tâm lớn nhất và mục đích cuối cùng của doanh nghiệp. Nó là cơ sở để đánh giá hiệu quả của công ty, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vậy lợi nhuận gộp là gì? Lợi nhuận gộp tính như thế nào? Nếu bạn đã và đang quan tâm đến hoạt động kinh tế – tài chính thì bài viết này của Blog TopCV sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về lợi nhuận gộp, từ đó giúp bạn đề ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi nhuận gộp là gì?
Lợi nhuận gộp hay còn được gọi là lãi gộp hay tổng thu nhập được hiểu là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra sau khi trừ các khoản chi phí liên quan đến việc sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí cung cấp dịch vụ và các khoản chi phí phát sinh khác trong suốt quá trình sản xuất sản phẩm/dịch vụ đến khi đưa đến tay người tiêu dùng.
Lợi nhuận có thể phân loại thành 3 dạng lợi nhuận chính là lợi nhuận gộp, lợi nhuận hoạt động và lợi nhuận ròng. Trong đó, lợi nhuận gộp là một nội dung quan trọng trong báo cáo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ khi nắm rõ chỉ số này, doanh nghiệp mới có thể nắm bắt được tình hình và hiệu quả kinh doanh.
Ý nghĩa của việc tính lợi nhuận gộp
Có rất nhiều doanh nghiệp không tính được chính xác lợi nhuận gộp, nhất là với các công ty start-up. Điều này khiến họ gặp khó khăn trong việc đánh giá tình hình kinh doanh. Do vậy, doanh nghiệp cần phân tích và tính toán kỹ lưỡng lợi nhuận gộp để quy trình kinh doanh luôn đạt hiệu quả. Lợi nhuận gộp có ý nghĩa quan trọng giúp cửa hàng, doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của mình trong việc sử dụng lao động, nguyên liệu, vật tư, trang thiết bị để sản xuất.
Trên cơ sở tính toán chỉ số lợi nhuận gộp, doanh nghiệp có thể kiểm soát được các chi phí sản xuất kinh doanh, cắt giảm những chi phí không cần thiết để tối ưu hóa lợi nhuận. Với những doanh nghiệp đang có ý định mở rộng quy mô thì chỉ số lợi nhuận gộp chính là tiêu chí mà nhà đầu tư căn cứ để quyết định “rót vốn” vào doanh nghiệp hay không. Lợi nhuận gộp càng cao, họ sẽ càng tự tin đầu tư vì đó là cơ sở chứng mình hoạt động quản lý và hoạt động của công ty đang hiệu quả.
Công thức tính lợi nhuận gộp
Công thức tính lợi nhuận gộp:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
Trong đó:
- Doanh thu thuần là tổng doanh thu mà công ty, doanh nghiệp thu về được từ việc kinh doanh bán hàng hay cung cấp dịch vụ
- Giá vốn bán hàng là tổng chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để vận hành, sản xuất như chi phí nguyên vật liệu, chi phí marketing, nhân sự,…
Từ công thức trên, có thể thấy lợi nhuận gộp không bao gồm các khoản chi phí cố định như bảo hiểm, lương chi trả nhân viên, vật tư, chi phí quảng cáo… Khi hiểu được thế nào là lợi nhuận gộp và tính được chính xác lợi nhuận gộp, doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát được tỷ suất sinh lời để phân bổ, cân đối nguồn vốn sao cho hợp lý.
Sự khác biệt của lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp
Để nắm rõ sự khác biệt giữa lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp, doanh nghiệp cần nắm rõ lợi nhuận gộp là gì và lợi nhuận thuần là gì. Lợi nhuận thuần là số lợi nhuận thu được sau khi trừ các khoản chi phí bao gồm chi phí hoạt động, thuế, lãi suất và cổ tức ưu đãi.
Có thể thấy, nếu như lợi nhuận gộp là tổng doanh thu trừ đi tổng giá trị vốn, chưa tính đến các chi phí hoạt động khác như chi phí tài chính, chi phí quản lý hay chi phí bán hàng thì lợi nhuận thuần lại được xác định dựa trên doanh thu thuần trừ đi chi phí hoạt động khỏi lợi nhuận gộp, bao gồm vốn của hàng hóa và các khoản chi phí hoạt động.
Về ý nghĩa, lợi nhuận gộp là cơ sở để đánh giá về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ quá trình tiêu thụ đến giá vốn bán hàng, không tính các yếu tố gián tiếp khác. Trong khi đó, lợi nhuận thuần lại cho thấy bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp sau khi được tính dựa trên cả các yếu tố gián tiếp. Điều này có nghĩa là nếu hai doanh nghiệp cùng có lợi nhuận gộp ngang nhau thì doanh nghiệp nào kiểm soát tốt các chi phí gián tiếp thì doanh nghiệp đó sẽ có lợi nhuận thuần cao hơn và chứng minh được tình hình tài chính của doanh nghiệp đó tốt hơn.
Hy vọng bài viết này đã giúp những ai đang quan tâm đến vấn đề kinh doanh hay vận hành kinh doanh thì có thể nắm rõ được lợi nhuận gộp là gì cũng như cách tính chính xác lợi nhuận gộp. Những khái niệm trong ngành kinh tể tài chính rất nhiều, chỉ khi hiểu rõ những khái niệm này thì bạn mới có thể vận hành doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Ngoài ra, những ai đang làm việc trong ngành kinh tế – tài chính thì lợi nhuận gộp hay cách tính lợi nhuận gộp và các lợi nhuận khác là nội dung buộc bạn phải nắm rõ. Tại TopCV, các việc làm ngành kinh tế – tài chính vô cùng đa dạng. Nếu bạn có hứng thú với các việc làm ngành này có thể tham khảo tại TopCV ngay nhé.
Nguồn ảnh: Sưu tầm
Từ khóa » Cách Tính Lợi Nhuận Gộp Và Lợi Nhuận Thuần
-
Lợi Nhuận Gộp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lợi Nhuận Gộp Là Gì? Công Thức Và Cách Tính Lợi Nhuận Gộp
-
Lợi Nhuận Thuần Là Gì? Cách Tính Lợi Nhuận Thuận Chuẩn Nhất?
-
Lợi Nhuận Gộp Là Gì? Đặc Trưng Và Công Thức Tính Lợi Nhuận Gộp?
-
Lợi Nhuận Thuần Là Gì? Hướng Dẫn Cách Tính Chi Tiết - MISA AMIS
-
Lợi Nhuận Thuần Là Gì Và Cách Tính Như Thế Nào ? - Wilson Insight
-
Lợi Nhuận Thuần (Net Profit) Là Gì? Cách Tính Lợi Nhuận Thuần
-
Lợi Nhuận Gộp Là Gì?
-
Lợi Nhuận Thuần Là Gì? Cách Tính Lợi Nhuận Thuần Cho Doanh Nghiệp
-
Lợi Nhuận Gộp Là Gì? Cách Tính Lợi Nhuận Gộp? - Luật Hoàng Phi
-
Lợi Nhuận Gộp Là Gì? Cách Tính Và Những điều Cần Biết - TPos
-
Lợi Nhuận Gộp Là Gì? Công Thức Và Cách Tính | Kế Toán Apolo
-
Lợi Nhuận Gộp (Gross Profit) Là Gì? Và Cách Tính Chính Xác Nhất
-
Tỷ Suất Lợi Nhuận Gộp (Gross Profit Margin) Là Gì Và Công Thức Tính