Lợi Nhuận Kinh Tế (Economic Profit) Và Lợi Nhuận Kế Toán ...

Accounting-Profit-versus-Economic-Profit_Priyanka-1200x600

Hình minh họa. Nguồn: DBPC

Lợi nhuận kinh tế (Economic profit) và lợi nhuận kế toán (Accounting profit)

Định nghĩa

Lợi nhuận kinh tế trong tiếng Anh gọi là Economic profit. Đó là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí kinh tế.

Lợi nhuận kế toán trong tiếng Anh gọi là Accounting profit. Lợi nhuận kế toán là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí kế toán.

Các thuật ngữ liên quan

Lợi nhuận là chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong một khoảng thời gian xác định.

Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) đại diện cho những lợi ích mà một cá nhân, nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp bỏ lỡ khi lựa chọn phương án này thay vì lựa chọn phương án khác. Mặc dù báo cáo tài chính không hiển thị chi phí cơ hội, chủ doanh nghiệp có thể sử dụng nó để đưa ra quyết định khi có nhiều sự lựa chọn. (Theo Investopedia, Opportunity Cost)

Công thức tính

Lợi nhuận kế toán

Lợi nhuận kế toán = Tổng doanh thu – Tổng chi phí kế toán

Lợi nhuận kinh tế

Lợi nhuận kinh tế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí kinh tế

Trong đó, tổng chi phí kinh tế có thể xác định như sau:

Tổng chi phí kinh tế = Tổng chi phí kế toán + Chi phí cơ hội

Nhận xét: Vì chi phí kinh tế thường lớn hơn chi phí kế toán (chi phí kinh tế bao gồm chi phí cơ hội) do đó lợi nhuận kinh tế thường nhỏ hơn lợi nhuận kế toán.

Ý nghĩa

Lợi nhuận kinh tế phản ánh chính xác hơn hiệu quả sãn xuất kinh doanh của một doanh nghiệp hay một hãng sản xuất.

Khi lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp không âm, ta có khẳng định được rằng, hoạt động đó là hiệu quả. Tổng doanh thu bù đắp được tất cả chi phí có liên quan, kể cả những chi phi cơ hội "ẩn" (vốn thể hiện lợi ích của các phương án thay thế tốt nhất bị bỏ qua). Điều đó cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng nguồn một cách tối ưu.

Ngược lại lợi nhuận kinh tế nhỏ hơn 0, doanh thu chưa đủ để bù đắp được toàn bộ các chi phí kinh tế. Khi đó chắc chắn có phương án thay thế cho phép doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả hơn.

Ví dụ

Giả sử một hãng sản xuất khi bán hàng hóa của mình có tổng doanh thu là 270 triệu đồng. Chi phí kế toán trong kỳ bao gồm:

- Chi phí cho nguyên vật liệu và tiền công: 170 triệu đồng

- Tiền thuê nhà xưởng và khẩu hao thiết bị: 20 triệu đồng

- Tiền thuế các loại: 20 triệu đồng

- Tổng: 210 triệu đồng

Giả định nếu chủ hãng sản xuất đi làm công cho một hãng khác hoặc trong cơ quan nhà nước sẽ được nhận 5 triệu đồng.

Xác định lợi nhuận kế toán và lợi nhuận kinh tế trong trường hợp trên.

Lời giải

Lợi nhuận kế toán = Tổng doanh thu – Tổng chi phí kế toán

= 270 – 210 = 60 (triệu đồng)

Chi phi cơ hội khi chủ hãng lựa chọn tự kinh doanh thay vì đi làm công cho hãng khác, công ty khác là 5 triệu đồng.

Lợi nhuận kinh tế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí kinh tế

= Lợi nhuận kế toán – Chi phí cơ hội

= 60 – 5 = 55 (triệu đồng)

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế học, NXB Đại học kinh tế quốc dân)

Từ khóa » Công Thức Economic Profit