Lợi Nhuận Thuần Là Gì? Cách Tính Lợi Nhuận Thuần Cho Doanh Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Mẫu CV xin việc Miễn phí
- 123job Profile
- Tìm việc làm
- Cover letter
- Review công ty
- Cẩm nang nghề nghiệp
- Trắc nghiệm MBTI
- Tính lương Gross - Net
- Trắc nghiệm đa trí thông minh MI
- Về chúng tôi
- Liên hệ
Chào mừng bạn trở lại 123job.vn
Cùng xây dựng một hồ sơ nổi bật và nhận được các cơ hội sự nghiệp lý tưởng
Quên mật khẩu
Đăng nhậpHoặc bằngGoogleFacebookLinkedin Bạn sử dụng 123job lần đầu? Đăng ký ngayQuay lại trang chủ
Bạn gặp khó khăn khi tạo tài khoản? Vui lòng gọi tới số/zalo: 0368201788 (giờ hành chính).
Chào mừng bạn đến với 123job.vn
Cùng xây dựng một hồ sơ nổi bật và nhận được các cơ hội sự nghiệp lý tưởng
Tôi đồng ý với quy chế hoạt động và chính sách bảo mật thông tin của 123job.vn. Đăng ký Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngayQuay lại trang chủ
Bạn gặp khó khăn khi tạo tài khoản? Vui lòng gọi tới số/zalo: 0368201788 (giờ hành chính).
Thông báo
Các điều kiện giao dịch chung về bảo vệ dữ liệu cá nhân
Kính gửi Quý Thành viên của Website 123job.vn,
Ban Quản Trị Website 123job.vn xin thông báo đến Quý Thành viên về việc áp dụng “Các điều kiện giao dịch chung về bảo vệ dữ liệu cá nhân” (Sau đây gọi tắt là “Các Điều Kiện Giao Dịch Chung”) được cập nhật theo Nghị định số 13/2023/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 17/4/2023 về bảo vệ dữ liệu cá nhân, hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2023.
“Các Điều Kiện Giao Dịch Chung” là một phần không thể tách rời của các thỏa thuận giữa Ban Quản Trị Website 123job.vn và các Thành viên. “Các Điều Kiện Giao Dịch Chung” có thể được sửa đổi trong từng thời kỳ. Mọi thông tin thay đổi (nếu có) sẽ được thông báo, cập nhật trên website https:///www.123job.vn.
Để xem chi tiết “Các Điều Kiện Giao Dịch Chung”, Quý Thành viên vui lòng nhấn: Tại đây
Trường hợp cần làm rõ về “Các Điều Kiện Giao Dịch Chung”, Quý Thành viên vui lòng liên hệ với Ban Quản Trị Website 123job.vn hoặc gửi email đến contact@123job.vn để được hỗ trợ.
Trân trọng!
Tôi xác nhận đã đọc, hiểu rõ và đồng ý với Các điều kiện giao dịch chung về bảo vệ dữ liệu cá nhân của Ban Quản Trị Website 123job.vn Xác nhận- Trending
- Đời sống
- Tìm Việc
- Phỏng vấn
- Biểu mẫu
- Hồ sơ xin việc
- Thư xin việc
- Kinh nghiệm xin việc
- Xin nghỉ việc
- Luật lao động
- Viết CV
- Viết CV ngành Kinh Doanh
- Viết CV ngành Bán Hàng
- Viết CV ngành Marketing - PR
- Viết CV ngành IT phần mềm
- Viết CV ngành Ngân hàng/Tài Chính
- Viết CV ngành Hành chính - Văn phòng
- Viết CV ngành Kế toán - Kiểm toán
- Nghề nghiệp
- Bán hàng
- Kế toán - Kiểm toán
- Kỹ thuật - Cơ khí
- Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm
- Hành chính - Nhân sự
- Kinh doanh
- Marketing
- Thuế
- Công nghệ thông tin
- Biên phiên dịch
- Kiến trúc - Xây dựng
- Freelancer
- Logistics
- Design
- Cơ khí - Điện
- Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn
- Y - Dược
- Báo chí - Truyền thông
- Điện tử- Viễn thông
- Giáo dục & Đào tạo
- Luật
- Công nhân
- Sản xuất & Chế biến
- Làm đẹp - Spa
- Hàng không
- Bất động sản
- SEO - Marketing
- Thăng tiến sự nghiệp
- Kỹ năng
- Quản trị nhân sự
- Quản trị doanh nghiệp
- Startup
- Quản lý & Lãnh đạo
- Cân bằng công việc & Cuộc sống
- Hướng Nghiệp
- Việc tốt nhất
- Công việc hoàn hảo
- Tư vấn nghề
- Thông tin nghề
- Đại Học - Cao Đẳng
- Mức lương
- Thực tập sinh
- Doanh nghiệp
- Bảng mô tả công việc
- Hệ thống KPI
- Quản trị hành chính
- Đánh giá công việc
- Sơ đồ và lưu đồ công ty
- Quản trị tài chính kế toán
- Đào tạo nội bộ
- Quản trị Marketing
- Xây dựng đội ngũ bán hàng
- Tuyển dụng
- Tin học
- Excel
- Word
- Powerpoint
- Công cụ
- VBA
- Nhân vật tiêu biểu
- Mẹo vặt
- Bói sự nghiệp
- Cung hoàng đạo
- Thần số học
- Phong thủy
- Nhân tướng học
- Sách hay mỗi ngày
- TOP Công ty
- Nghề nghiệp
- Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm
- Lợi nhuận thuần là gì? Cách tính lợi nhuận thuần cho doanh nghiệp
Trong các công ty, doanh nghiệp hoạt động thương mại đều quan tâm đến lợi nhuận thuần vì từ đó các nhà quản trị có thể dựa vào để đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp trong tương lai.
Một trong những số liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phân tích tỷ lệ và phân tích báo cáo tài chính đó chính là lợi nhuận thuần. Vậy lợi nhuận thuần là gì? công thức tính lợi nhuận thuần và cách tính lợi nhuận thuần doanh nghiệp như thế nào, hãy cùng 123job tìm hiểu ngay sau đây.
I. Lợi nhuận thuần là gì?
Lợi nhuận thuần là gì? Lợi nhuận thuần tiếng anh là Net Profit. Là thuật ngữ chỉ tổng số tiền bán hàng còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí hoạt động sản xuất, lãi suất, thuế và cổ tức ưu đãi đã được khấu trừ trong tổng doanh thu của mỗi công ty, doanh nghiệp. Chúng ta có thể bắt gặp từ Lợi nhuận thuần tiếng anh - Net Profit dưới cùng của mỗi báo cáo thu nhập.
II. Tầm quan trọng của lợi nhuận thuần
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là một trong những số liệu được theo dõi chặt chẽ nhất. Lý do nó được theo dõi chặt chẽ vì đây là nguồn đền bù cho các cổ đông của công ty trong trường hợp công ty không thể tạo ra nhiều giá trị lợi nhuận để bù đắp cho cổ đông, lúc đó giá trị cổ phiếu chứng khoán cũng giảm mạnh.
Mặt khác, nếu công ty tạo ra được nhiều giá trị lợi nhuận, công ty phát triển mạnh mẽ theo chiến lược kinh doanh đã đề ra thì giá cổ phiếu cũng tăng lên, đồng nghĩa với việc lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh thu về của các cổ đông cũng được gia tăng đáng kể.
Rất nhiều người hiểu rằng tỷ suất lợi nhuận thuần là số tiền một công ty tạo ra được trong một khoảng thời gian nhất định, nhận định trên là chưa đúng, vì một báo cáo thu nhập gồm rất nhiều chi phí không dùng đến tiền mặt như khấu hao.
Để biết được một công ty, doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu tiền mặt thì người ta dựa vào kiểm tra báo cáo lưu chuyển tiền mặt của mỗi công ty, doanh nghiệp đó chứ không phải tỷ suất lợi nhuận thuần.
Những số liệu báo cáo về lợi nhuận thuần, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh luôn luôn thay đổi, những thay đổi đó luôn được xem xét, kiểm tra kỹ lưỡng. Khi lợi nhuận ròng của một công ty, doanh nghiệp bị thấp đi hoặc tiêu cực sẽ có vô số vấn đề nêu ra ví dụ như giảm doanh thu, trải nghiệm khách hàng kém, không chăm sóc khách hàng kỹ lưỡng, các vấn đề liên quan đến quản lý…
Mỗi công ty, doanh nghiệp, mỗi ngành nghề, mỗi ngành công nghiệp lại có lợi nhuận thuần khác nhau. Lý do chúng khác nhau là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh được tính bằng đô la mà mỗi công ty, doanh nghiệp, mỗi ngành nghề lại có quy mô hoạt động và tổ chức khác nhau.
Lợi nhuận thuần là một trong những số liệu được theo dõi chặt chẽ nhất
Trong trường hợp như vậy “lợi nhuận” được sử dụng nhiều hơn, đó chính là lợi nhuận thuần hiển thị dưới dạng phần trăm doanh thu. Các nhà đầu tư còn quan tâm đến tỷ lệ giá trên thu nhập (P/ E) để biết mình được hưởng lợi nhuận bao nhiêu cho mỗi đô la lợi nhuận ròng.
Để mỗi công ty, doanh nghiệp có lợi nhuận thuần cao cần kết hợp nhiều yếu tố như phát triển đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả, quản lý chặt chẽ về đường lối phát triển sản phẩm, có kế hoạch làm việc cụ thể, ứng dụng xây dựng giá trị cốt lõi vào thực tiễn doanh nghiệp...
III. Cách tính lợi nhuận thuần
Khi đã hiểu được lợi nhuận thuần là gì, chúng ta dễ dàng suy ra được công thức tính lợi nhuận thuần được biểu diễn dưới đây:
Lợi nhuận thuần = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán + (Doanh thu tài chính – Chi phí tài chính) – (Chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp)
Hoặc ta có công thức tính lợi nhuận thuần khác:
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ được trong kỳ.
Trong đó:
- Giá vốn hàng bán: toàn bộ chi phí để tạo ra sản phẩm. Các chi phí liên quan đến giá vốn hàng bán bao gồm các loại chi phí để mua nguyên vật liệu, chi phí nhân công sản xuất, chi phí quản lý nhà xưởng, chi phí vận chuyển...
- Doanh thu thuần: lợi nhuận thu về từ việc kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi các khoản chi phí như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, lỗi sản phẩm, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, chiết khấu thương mại...
- Doanh thu hoạt động tài chính: bao gồm lãi cho thuê tài chính, tiền lãi từ việc cho vay vốn, tiền lãi cho thuê lại nhà xưởng, các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí tài chính: là những khoản chi phí chi cho trong hoạt động tài chính
Lợi nhuận thuần là một trong những số liệu các nhà quản lý và các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến
IV. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thuần
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận thuần như sau:
Tỷ suất lợi nhuận thuần = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần
Các định nghĩa tỷ suất doanh lợi hay tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cùng là định nghĩa về tỷ suất lợi nhuận doanh thu thuần (Net profit margin ratio). Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thuần thể hiện khả năng sinh lời trên doanh thu của công ty, doanh nghiệp.
Các công ty, doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ có vị thế cạnh tranh trên thị trường, dễ dàng kiểm soát chi phí hoạt động so với những công ty, doanh nghiệp khác.
Tỷ suất lợi nhuận thuần được coi là một trong những tiêu chí nằm trên báo cáo tài chính mà các nhà đầu tư rất quan tâm đến. Chỉ tiêu này nhằm đánh giá về khả năng sinh lợi trong hoạt động thương mại. Từ đó các chủ đầu tư có thể dựa vào để quyết định đầu tư hay không.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thuần cũng là một trong những yếu tố giúp nhà cung cấp vay tín dụng đánh giá đúng về hiệu quả sử dụng vốn vay, từ đó tính toán khả năng thanh toán lãi vay của công ty, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những chỉ số này cũng được các nhà quản trị doanh nghiệp dùng để kiểm soát các vấn đề liên quan đến kinh phí, các chi phí của công ty, doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định quản lý phù hợp.
Tỷ suất lợi nhuận cao là một yếu tố cạnh tranh có lợi trên thị trường
V. Xác định tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu
Khi người nộp thuế theo dõi, hạch toán riêng những yếu tố doanh thu và chi phí của từng lĩnh vực thì áp dụng công thức tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí, lãi suất vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần tương ứng với các lĩnh vực hoạt động.
Trường hợp người nộp thuế hạch toán, theo dõi riêng được doanh thu nhưng không hạch toán, theo dõi riêng được chi phí phát sinh của từng lĩnh vực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thì tiến hành thực hiện phân bổ chi phí theo tỷ lệ doanh thu của mỗi lĩnh vực, sau đó áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần tương ứng với từng lĩnh vực hoạt động.
Đố với trường hợp người nộp thuế không theo dõi, hạch toán riêng phần doanh thu và chi phí của từng lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh thì áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần của lĩnh vực có tỷ suất cao nhất.
VI. Nguyên tắc tối ưu lợi nhuận thuần
1. Luôn giải quyết được bài toán tài chính: Thu – Chi > 0
Để có thể kinh doanh có lãi, tất cả bài toán tài chính đều quy về các dạng cơ bản sau: doanh thu – chi phí, nguồn thu – vốn đầu tư, lợi nhuận = doanh thu – chi phí, thu nhập ròng = thực thu – thực chi… Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần lưu ý những nguyên tắc sau:
- Quản lý nguồn thu, nguồn chi căn cứ trên ước lượng, dự đoán với sự phân tích đầy đủ để có thể thấy hết nguồn thu, cắt giảm được chi phí.
- Kiểm soát và cập nhất công nợ thường xuyên, chặt chẽ, có chính sách xử lý nợ triệt để, phù hợp để tránh dẫn đến mất khả năng thanh toán, tăng chi phí lãi vay
- Kiểm soát chặt chẽ các loại vật tư hàng hóa, xuất nhập tồn kho, trên đường đi, hàng gửi làm ứ đọng vốn, đẩy mạnh khả năng xoay vòng vốn lưu động.
- Lập ra kế hoạch tài chính rõ ràng để có thể kiểm soát được dòng tiền, kế hoạch thu trả nợ.
2. Luôn nắm rõ nguyên tắc thu chi để tối ưu hóa lợi nhuận.
Trong doanh nghiệp, nguyên tắc thu chi cần phải luôn đảm bảo 3 vấn đề sau đây: có kế hoạch (nhất là kế hoạch dòng tiền), cân đối thu chi, thu lại vốn đầu tư (chi đầu tư và ROI).
“Tăng thu, giảm chi” nghe có vẻ rất đơn giản nhưng không có chi (đầu tư) thì làm sao có nguồn thu? Chính vì thế, người đứng đầu doanh nghiệp cần tách bạch giữa đầu tư (thu chi của dự án đầu tư) và các khoản chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên mới có thể đánh giá được hiệu quả đầu tư cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung vào những hoạt động sinh lời ngay mà cắt hết các khoản đầu tư cho phát triển dài hạn với lý do giảm chi để cắt lỗ mà không đánh giá kỹ kết quả đầu tư sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp không còn sản phẩm sáng tạo, hoặc không có sản phẩm mới có tính cạnh tranh.
3. Luôn xây dựng kế hoạch tài chính để đảm bảo lưu thông dòng tiền.
Việc lập kế hoạch tài chính cực kì quan trọng đối với 1 doanh nghiệp vì liên quan tới các mục tiêu tài chính đã xác lập cũng như cách thức sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu này.
Lập kế hoạch tài chính là dùng một số giả định ví dụ như dự báo doanh thu, chi phí… và các báo cáo tài chính (dòng tiền, bảng cân đối, thu nhập…) trong quá khứ để đưa ra các báo cáo tài chính trong tương lai nhằm vào các mục tiêu và ưu tiên của doanh nghiệp.
4. Luôn nắm rõ sức mạnh của công cụ quản trị tài chính
Phần mềm Excel có thể đáp ứng linh hoạt các đơn giản của kế toán nhưng sẽ làm bạn tốn nhiều thời gian, công sức hơn là dùng một phần mềm kế toán hoặc một công cụ chuyên phân tích dữ liệu.
Trên thực tế, các doanh nghiệp luôn tìm đến sự hỗ trợ của công cụ quản trị tài chính hay các phần mềm tích hợp quản lý tổng thể thay vì chỉ sử dụng một phần mềm kế toán đơn thuần, rời rạc.
VII. Kết luận
Bài viết trên đã đưa ra những kiến thức cơ bản về lợi nhuận thuần mà bất cứ ai hoạt động thương mại đều quan tâm đến, hy vọng rằng những thông tin bổ ích đó sẽ giúp bạn tìm được lời giải đáp cho câu hỏi lợi nhuận thuần là gì, công thức tính lợi nhuận thuần và vai trò của lợi nhuận thuần đối với doanh nghiệp để có những chiến lược phát triển công ty, doanh nghiệp hay các mặt hàng sản phẩm, dịch vụ trong tương lai.
Xem tiếp: EBITDA là gì? Tìm hiểu ý nghĩa và công thức tính EBITDATag: lợi nhuận gộp vốn lưu động doanh thu thuần lợi nhuận thuần lợi nhuận ròng lợi nhuận trước thuếBài viết nhiều người đọc
Nhân viên thu ngân là gì? Bạn đã biết chưa?
Nhân viên phục vụ là gì? Bí quyết trở thành nhân viên phục vụ chuyên nghiệp
Những kỹ năng cần thiết của kiến trúc sư trong phát triển sự nghiệp
Shipper là gì? Những khó khăn ít ai biết về công việc shipper
Cẩm nang kinh nghiệm làm shipper cho sinh viên làm thêm
Shipper nên lựa chọn hãng giao hàng nào để có thể làm việc?
Trợ lý và thư ký khác nhau như thế nào?
Khám phá việc làm nhân viên nhập liệu từ A tới Z
123job.vn - Trao cơ hội cho hàng triệu người với những công việc mơ ước với môi trường làm việc chuyên nghiệp và mức lương tốt nhất.
Với sứ mệnh: Cung cấp các thông tin việc làm, review công ty hấp dẫn, dịch vụ tư vấn tuyển dụng xác thực và chất lượng cho nhà tuyển dụng và người lao động, chúng tôi luôn tận tâm tận lực, không ngừng sáng tạo nhằm đem lại chất lượng dịch vụ hàng đầu, giúp tất cả mọi người có được một công việc phù hợp nhất.
Tự hào: Là trang tuyển dụng uy tín, là cầu nối của hàng triệu người tìm việc và nhà tuyển dụng.
Giá trị cốt lõi:- Luôn chủ động và sáng tạo, lấy công nghệ làm nền tảng cốt lõi để phát triển dịch vụ.
- Chuyên nghiệp & tận tâm với khách hàng và người tìm việc bằng những dịch vụ tốt nhất.
- Làm việc chính trực, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, không vụ lợi cá nhân và luôn đặt lợi ích của công ty lên hàng đầu.
Nếu bạn đang muốn kết nối với những nhà tuyển dụng uy tín hàng đầu Việt Nam, đừng ngần ngại hãy TẠO CV NGAY để tăng gấp 5 lần cơ hội có được công việc với mức lương tốt nhất nhé!
Mục Lục
- I. Lợi nhuận thuần là gì?
- II. Tầm quan trọng của lợi nhuận thuần
- III. Cách tính lợi nhuận thuần
- IV. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thuần
- V. Xác định tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu
- VI. Nguyên tắc tối ưu lợi nhuận thuần
- 1. Luôn giải quyết được bài toán tài chính: Thu – Chi > 0
- 2. Luôn nắm rõ nguyên tắc thu chi để tối ưu hóa lợi nhuận.
- 3. Luôn xây dựng kế hoạch tài chính để đảm bảo lưu thông dòng tiền.
- 4. Luôn nắm rõ sức mạnh của công cụ quản trị tài chính
- VII. Kết luận
Chủ đề nổi bật
- Nghề bán hàng
- Bí quyết bán hàng
- Quản lý bán hàng
- Bán hàng trên thương mại điện tử
- Kế toán thuế
- Bán hàng
- Kế toán - Kiểm toán
- Kỹ thuật - Cơ khí
Dành cho người tìm việc
- Tạo CV online - Chỉ 5 phút
- [Tips] Viết CV xin việc đúng chuẩn
- Tìm việc làm nhanh mọi nơi
- Câu hỏi phỏng vấn - Mẹo trả lời
- Mục tiêu nghề nghiệp bản thân
- Trắc nghiệm tính cách - MBTI
- Chuyển lương GROSS to NET
- Định Hướng nghề nghiệp tương lai
Dành cho nhà tuyển dụng
- Đăng tin tuyển dụng - Miễn phí
- Cẩm nang tuyển dụng - Tuyệt hay
- Sơ đồ quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp
Từ khóa » Doanh Thu Lợi Nhuận Thuần
-
Lợi Nhuận Thuần Là Gì Và Cách Tính Như Thế Nào ? - Wilson Insight
-
Lợi Nhuận Thuần Là Gì? Cách Tính Lợi Nhuận Thuận Chuẩn Nhất?
-
Lợi Nhuận Thuần Là Gì? Hướng Dẫn Cách Tính Chi Tiết - MISA AMIS
-
Lợi Nhuận Thuần Là Gì? Cách Tính Lợi Nhuận Thuận Chuẩn Xác Nhất
-
Lợi Nhuận Thuần (Net Profit) Là Gì? Cách Tính Lợi Nhuận Thuần
-
Khác Biệt Giữa Doanh Thu Thuần, Lợi Nhuận Và Doanh Thu?
-
Cách Xác định Tỷ Suất Lợi Nhuận Thuần Trên Doanh Thu Khi Lập Hồ Sơ ...
-
Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Kết Quả Hoạt động Kinh Doanh Và Những ...
-
[PDF] Báo Cáo Kết Quả Hoạt động Kinh Doanh Năm 2018
-
Doanh Thu Thuần Là Gì? Công Thức Và Cách Tính Doanh ...
-
Lợi Nhuận Thuần Là Gì? Kiểm Soát Lợi Nhuận Tối ưu Hiệu Quả Hoạt ...
-
Doanh Thu Thuần Là Gì? Có Gì Khác Biệt So Với Doanh Thu?
-
Tổng Hợp Những điều Cần Biết Về Lợi Nhuận Sau Thuế Thu Nhập ...
-
Doanh Thu Thuần Là Gì? Công Thức Tính Doanh Thu Thuần Chuẩn