Lợi Nhuận Và Mức Sinh Lời - Trung Tâm NCKH & ĐT Chứng Khoán
Có thể bạn quan tâm
Lợi nhuận
Lợi nhuận đầu tư là những gì bạn nhận lại từ khoản đầu tư đã thực hiện. Nó bao gồm hai cấu phần: lãi/lỗ có được do sự tăng/giảm giá trị tài sản đầu tư và thu nhập mà tài sản đó mang lại.
Ví dụ: Nhà đầu tư A mua 1000 cổ phiếu với giá 30.000 đồng/cổ phiếu. Sau một năm, ông A bán lại toàn bộ số cổ phiếu này với giá 35.000 đồng/cổ phiếu. Chênh lệch giá 5000 đồng/cổ phiếu (= 35.000 – 30.000) tính trên 1000 cổ phiếu đang nắm giữ cho tạo ra khoản lãi 5.000.000 đồng. Trong trường hợp cổ phiếu ông A mua trả cổ tức hàng năm là 1.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng với 1 triệu đồng cho 1000 cổ phiếu đang sở hữu, và ông A nhận được số cổ tức đó trước khi thực hiện giao dịch bán trên thị trường, tổng lợi nhuận thu được là 6.000.000 đồng (= 5 triệu đồng + 1 triệu đồng). Điều cần chú ý là các khoản lợi nhuận này đều chưa khấu trừ những khoản chi phí có thể phát sinh (như phí môi giới chẳng hạn).
Đối với nhà đầu tư, điều họ luôn mong muốn là lợi nhuận thu được, và đặc biệt là chênh lệch giá là một con số dương vì điều này đồng nghĩa với việc số tiền bỏ ra ban đầu không những giữ nguyên mà còn được gia tăng thêm. Tuy nhiên, do hoạt động đầu tư luôn tiềm ẩn những yếu tố không chắc chắn khó có thể lường trước được, lợi nhuận vẫn có thể mang giá trị âm, hay là số vốn gốc bị thâm hụt. Thêm vào đó, nếu xét đến các khoản thuế, phí, chi phí phát sinh liên quan đến việc mua/bán và nắm giữ tài sản đầu tư, nhà đầu tư vẫn có thể gặp phải tình trạng thua lỗ nếu các khoản chi phí này quá lớn.
Mức sinh lời
Một vấn đề có thể nảy sinh trong thực tế đối với nhà đầu tư là làm thế nào để so sánh các khoản đầu tư với nhau và đưa ra lựa chọn khoản đầu tư nào tốt nhất. Ví dụ, nhà đầu tư A đang cân nhắc hai cổ phiếu X và Y. Nếu bỏ ra 40.000 đồng để mua 1 cổ phiếu X, sau một năm nhà đầu tư sẽ thu về lợi nhuận 4.000 đồng; trong khi đó với việc chi 60.000 đồng để mua cổ phiếu Y, lợi nhuận có được sau một năm là 7.000 đồng. Rõ ràng, cổ phiếu Y sẽ đem lại cho nhà đầu tư số tiền lớn hơn, song cũng đòi hỏi số vốn ban đầu nhiều hơn gấp rưỡi (so với cổ phiếu X). Vậy nhà đầu tư A nên lựa chọn ra sao?
Trong trường hợp này, câu trả lời có thể được đưa ra sau khi xem xét và tính toán mức sinh lời đầu tư. Mức sinh lời, hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận, được tính bằng công thức sau:
Mức sinh lời = Tổng lợi nhuận / Tổng số tiền đầu tư
Theo đó, với hai cổ phiếu nêu trên, áp dụng công thức đã biết, ta có:
Mức sinh lời của cổ phiếu X là: 5.000/40.000 = 0,125 hay là 12.5% /năm.
Mức sinh lời của cổ phiếu Y là: 7.000/60.000 = 0,117 hay là 11,7% / năm.
Nhìn vào kết quả tính được, ta biết rằng cứ 100 đồng đầu tư vào cổ phiếu X sẽ đem lại 12,5 đồng sau 1 năm, trong khi 100 đồng đầu tư vào cổ phiếu Y cũng trong khoảng thời gian đó đem lại 11,7 đồng. Theo đó, cổ phiếu X có vẻ như là một khoản đầu tư tốt hơn và đáng được lựa chọn hơn.
Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý khi sử dụng thước đo mức sinh lời (hay tỷ suất lợi nhuận) để so sánh các khoản đầu tư có thời hạn nắm giữ khác nhau. Quay trở lại với ví dụ về cổ phiếu X và Y ở trên, nếu giá thị trường vẫn là 40.000 đồng/ 1 cổ phiếu X và 60.000 đồng/ 1 cổ phiếu Y nhưng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu X là 5.000 đồng sau 1 năm còn từ cổ phiếu Y là 7.000 đồng sau 9 tháng. Khi đó, cổ phiếu X có còn là khoản đầu tư tốt hơn không?
Tiếp tục áp dụng công thức tính mức sinh lời đã biết, ta tính được:
Mức sinh lời 1 năm của cổ phiếu X là: 5.000/40.000 = 0,125 hay là 12,5%
Mức sinh lời 9 tháng của cổ phiếu Y là: 7.000/60.000 = 0,117 hay là 11,7%.
Tuy nhiên, nếu 100 đồng đầu tư vào cổ phiếu X đem lại 12,5 đồng sau 1 năm thì 100 đồng đầu tư vào cổ phiếu Y đem lại 11,7 đồng chỉ sau 9 tháng. Trong trường hợp này, để có thể so sánh, ta cần biết mức sinh lời của mỗi tài sản trong cùng một khoảng thời gian đầu tư dài bằng nhau là bao nhiêu. Chẳng hạn, 100 đồng đầu tư vào cổ phiếu Y sau 1 năm sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận, hoặc cũng 100 đồng đầu tư vào cổ phiếu X sau 9 tháng tạo ra lợi nhuận như thế nào. Trên thực tế, cách làm được sử dụng phổ biến là quy đổi các mức sinh lời theo năm. Theo đó, ở ví dụ này, ta cần tính mức sinh lời theo năm của cổ phiếu Y.
Mức sinh lời 1 năm của cổ phiếu Y: (1 + 0,117)12/9 – 1 = 0,159 hay là 15,9%
Đến đây, có thể thấy với cùng một số tiền đầu tư, sau cùng một khoảng thời gian 1 năm, lợi nhuận thu được từ cổ phiếu Y cao hơn so với cổ phiếu X. Nói cách khác, cổ phiếu Y lại tỏ ra là lựa chọn tốt hơn xét theo mức sinh lời (hay tỷ suất lợi nhuận).
Bên cạnh được sử dụng để so sánh các tài sản hay khoản đầu tư với nhau, mức sinh lời còn được dùng như một thước đo để so sánh khoản đầu tư hiện có với một công cụ hay tham số chuẩn (như một chỉ số cổ phiếu chẳng hạn), hoặc so sánh mức sinh lời hiện tại hay kỳ vọng đạt được trong tương lai của một tài sản đầu tư cụ thể với mức sinh lời (hoặc mức sinh lời bình quân) của chính tài sản đó trong quá khứ.
Từ khóa » Mức Sinh Lời Trong đầu Tư Tài Chính Gồm
-
Mức Sinh Lời (Profitability) Trong đầu Tư Chứng Khoán Là Gì? Các Loại ...
-
Mức Sinh Lời Trong đầu Tư Chứng Khoán Là Gì? Các Loại Mức Sinh Lời
-
Tỷ Suất Sinh Lợi Là Gì? Công Thức Tính Tỷ Suất Sinh Lợi đúng Nhất
-
Đầu Tư Tài Chính Là Gì? 6 Hình Thức đầu Tư Tài Chính Phổ Biến ...
-
Cách đầu Tư Tài Chính Cá Nhân Hiệu Quả, An Toàn Nhất Năm 2022 - Timo
-
Đầu Tư Tài Chính Dài Hạn Và Ngắn Hạn Là Gì? 5 Kênh đầu Tư Phổ Biến
-
Tài Chính Cá Nhân (Bài 7): Tính Tỷ Suất Sinh Lợi Như Thế Nào?
-
Phân Tích Khả Năng Sinh Lời Trong Doanh Nghiệp
-
Tỷ Suất Sinh Lợi Là Gì? Cách Tính Tỷ Suất Sinh Lợi Nhanh Chóng
-
Đầu Tư Gì Với Nguồn Tiền Nhàn Rỗi?
-
Cách Tính Lợi Nhuận, Hiệu Quả đầu Tư - TCBS
-
Hoạt động đầu Tư, Quản Lý, Sử Dụng Vốn Nhà Nước Tại Doanh Nghiệp ...
-
[DOC] ĐI TÌM MỘT MÔ HÌNH DỰ BÁO TỶ SUẤT SINH LỢI CỔ PHIẾU ...
-
[PDF] Phiếu đánh Giá Mức độ Chấp Nhận Rủi Ro - Manulife