LỜI NÓI ĐẦU 37 PHẨM TRỢ ĐẠO - Nguyên Thủy Chơn Như
Có thể bạn quan tâm
(Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích 37 Phẩm Trợ Đạo, TG.2010, tr.5-15) Nguồn: 37 Phẩm Trợ Đạo
“Ba Mươi Bảy Pháp Trợ Ðạo” là một bảng thống kê các pháp tu hành của đạo Phật, cho người từ sơ cơ mới bắt đầu tu tập cho đến khi chứng đạo, có đầy đủ 37 pháp hành, từ dễ đến khó và lý giải rành mạch rõ ràng. Vì thế bài kinh này có tên là “Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Ðạo” có nghĩa là ba mươi bảy pháp môn giúp cho người tu chứng đạo.
Người có hiểu biết Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Ðạo là người tu tập không bao giờ sai đường lạc lối của Phật giáo. Vì thế trước tiên muốn tu tập theo Phật giáo chúng tôi xin khuyên quý vị hãy nghiên cứu kỹ ba mươi bảy phẩm trợ đạo rồi mới tu tập.
Khi đã thông suốt Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Ðạo thì không có pháp môn nào của ngoại đạo mạo nhận là của Phật giáo để lừa gạt quý vị được. Ngoài Ba Mươi Bảy phẩm Trợ Ðạo này trong đạo Phật không còn có một pháp môn nào khác nữa. Nếu có pháp môn nào khác ngoài ba mươi bảy pháp môn này là pháp môn của ngoại đạo. Ðó là điều chắc chắn, đức Phật đã xác định như vậy.
Bởi các pháp môn của ngoại đạo không bao giờ có pháp môn nào giống như trong Ba Mươi Bảy Pháp Môn Trợ Ðạo này của Phật giáo.
Quý vị hãy xem xét lại pháp môn Tịnh Ðộ thuộc hệ phái Bắc Tông dạy tu hành bằng cách nhiếp tâm chuyên ròng câu Niệm Hồng Danh Phật Di Ðà. Phật Di Ðà là một đức Phật tưởng tượng của Ðại Thừa, chớ Phật Di Ðà không có thật. Vì thế khi niệm Phật được nhất tâm tức là ức chế ý thức không còn niệm khởi nên tưởng thức hoạt động, khi đó người niệm Phật liền thấy cảnh giới Tây phương cực lạc.
Thiền Tông cũng bắt chước niệm Phật để được nhất tâm. Khi nhất tâm thì ý thức không khởi niệm vọng tưởng, Thiền Tông gọi là thiền định.
Khi không có niệm khởi vọng tưởng liền gọi là Thiền định. Thiền định như vậy chỉ là Thiền định của ngoại đạo, chớ Thiền định của đạo Phật không phải vậy. Một người tu hành theo Phật giáo phải ly dục ly bất thiện pháp trải qua các pháp Tứ Chánh Cần và Tứ Niệm Xứ. Khi chứng được tâm Tứ Niệm Xứ thì mới có đủ Tứ Như Ý Túc, khi có đủ Tứ Như Ý Túc thì mới có đủ khả năng nhập Tứ Thánh Ðịnh, còn chưa có Tứ Như Ý Túc mà nhập Thiền định, đó là Thiền định của Thiền Tông Trung Quốc.
Trải qua trên 10 năm tu tập những pháp môn này, chúng tôi đã đạt được nhất tâm bất loạn từ ngày này sang ngày khác, nhưng khi xả ra thì xét lại tâm mình vẫn còn tham, sân, si, mạn, nghi. Biết rõ như vậy, chúng tôi đành bỏ không tu tập nữa.
Trong khi nghiên cứu Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Ðạo chúng tôi thấy Ðại Thừa và Thiền Tông không có pháp môn nào giống như Ba Mươi Bảy Pháp của Phật. Do đó chúng tôi biết ngay các Tổ hệ phái phát triển tưởng giải tạo ra những pháp môn tu tập ức chế ý thức, làm cho hết vọng tưởng. Ngược lại đức Phật dạy: “Ý dẫn đầu các pháp. Ý làm chủ. Ý tạo tác”. Ðạo Phật không diệt ý thức mà còn sử dụng ý thức để tạo thành lực Tứ Như Ý Túc. Nhờ lực Tứ Như Ý Túc mới làm chủ Sinh, Già, Bệnh, Chết.
Cho nên Phật giáo Thiền Tông Trung Quốc dạy: kiến tánh thành Phật, chẳng niệm thiện niệm ác bản lai diện mục hiện tiền, biết vọng không theo hay biết vọng liền buông, chăn trâu, tham thoại đầu, tham công án, khởi nghi tình, v.v… Những pháp hành này trong kinh sách Nguyên thủy Phật không có dạy. Vậy mà các Tổ Trung Quốc dám cả gan mạo nhận là Phật thuyết.
Phật giáo Nam Tông Miến Ðiện dạy tu tập thiền Minh Sát Tuệ bằng pháp môn nhiếp tâm phình xẹp nơi cơ bụng.
Phật giáo Mật Tông Tây Tạng, các vị Lạt Ma dạy niệm các thần chú ức chế tâm để tưởng thức hoạt động xuất hiện cầu vồng. Đó cũng là các thứ lừa đảo tín đồ phật tử.
Ðem tất cả các pháp môn này so sánh với Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Ðạo của Phật giáo thì chúng ta không thấy có một pháp môn nào giống 37 pháp môn của Phật giáo cả. Và như vậy chúng tôi xác định các pháp môn này không phải của Phật giáo là đúng, không sai. Các pháp môn này đều là của tà giáo ngoại đạo, xin quý vị lưu ý.
Cho nên các hệ phái tôn giáo do các tổ Trung Quốc thành lập, cứ đem pháp môn tưởng giải của mình rồi gắn nhãn hiệu Phật giáo để lừa đảo tín đồ Phật giáo.
Một người sơ cơ mới vào đạo như quý vị phật tử làm sao thấu hiểu pháp nào của Phật giáo và pháp nào của các tổ, cho nên rất dễ lầm lạc vì sự lừa dối của các tổ Trung Quốc.
Làm điều này các tổ sơ sót quên nghiên cứu 37 Phẩm Trợ Ðạo của Phật giáo nên khi phật tử đã am tường giáo pháp này thì các tín đồ mất niềm tin với các tổ. Chính vì thế mà chúng tôi không còn tin kinh sách phát triển nữa.
Các tổ theo lối mòn kiến tưởng giải của các sư tổ mình trước kia tự dựng lên một sự giả dối ngoài sức tưởng tượng của con người. Họ cho rằng Phật giáo có 84 ngàn pháp môn. Gom hết các pháp của tất cả tôn giáo trên hành tinh này cũng không có tới 1.000 pháp môn huống hồ lại có đâu tới 84 ngàn pháp môn trong Phật giáo.
Cái sai của các Tổ sư Thiền Tông Trung Quốc cố đặt ra pháp môn rồi gán cho là của Phật giáo thì không ai bắt bẻ. Nhưng Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Ðạo đã xác định đạo Phật có 37 pháp môn chớ không hơn. Thiếu nghiên cứu về Phật giáo nên các tổ quên rằng đức Phật chỉ dạy tu tập 37 pháp môn mà thôi, ngoài ra không có pháp môn nào nữa cả. Cho nên các hệ phái tôn giáo của Trung Quốc, Nhật Bản, Ðại Hàn, Tây Tạng, Ấn Ðộ, v.v... hay bất cứ một nước nào trên thế giới cũng không lừa gạt được quý vị.
Như vậy chúng ta biết rất rõ Thiền Tông và Tịnh Ðộ Tông là Phật giáo Trung Quốc hoàn toàn chịu ảnh hưởng tinh thần tư tưởng và pháp hành của Nho giáo và Lão giáo. Cho nên Phật giáo Trung Quốc cũng không phải Phật giáo chuyên ròng của Phật giáo. Nhưng xét qua góc độ Nho giáo thì Nho giáo cũng không phải là Nho giáo chuyên ròng mà Lão giáo cũng vậy, cũng không chuyên ròng là Lão giáo. Cho nên Phật giáo truyền sang qua.
Trung Quốc đã bị ảnh hưởng với Nho giáo thì gọi là Ðại Thừa, đã bị ảnh thưởng với Lão giáo thì gọi là Tối Thượng Thừa.
Như vậy, những pháp môn của các giáo phái này không phải là của Phật giáo chánh tông, vì nó đã bị lai căng theo Nho giáo hay theo Lão giáo của Trung Quốc. Từ khi Phật giáo Trung Quốc truyền sang qua Việt Nam đến nay chưa có một vị Hòa Thượng nào làm chủ sinh, già, bệnh, chết như đức Phật, thường quý vị ấy chết trong bệnh tật đau khổ.
Khi hiểu biết được như vậy, chúng ta muốn tu theo Phật giáo thì phải nghiên cứu kinh sách Nguyên Thủy do Hòa Thượng Minh Châu dịch ra Việt ngữ.
Kính ghi,
Trưởng Lão Thích Thông Lạc.
Từ khóa » Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ đạo Thích Thông Lạc
-
37 Phẩm Trợ đạo - Trưởng Lão Thích Thông Lạc - YouTube
-
Sách Nói: Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ đạo - Trưởng Lão Thích Thông Lạc
-
BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO - Tu Viện Chơn Như
-
37 Phẩm Trợ Đạo - Nguyên Thủy Chơn Như
-
[PDF] BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO - Việt Nam Classical
-
BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO... - Thư Viện Thầy Thông Lạc
-
Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ đạo | Chánh Phật Pháp Nguyên Thủy
-
Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo - Sách Nói Phật Giáo - Internet Archive
-
Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ đạo - Trưởng Lão Thích Thông Lạc
-
Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ đạo - Tam Kỳ RT
-
Phẩm Trợ đạo (Bodhipakkhiya-dhamma) Là Gì ? Nội Dung Của 37 ...
-
37 Phẩm Trợ đạo - Trưởng Lão Thích Thông Lạc - Pinterest
-
37 Phẩm Trợ đạo Là Gì? Bao Gồm Những Gì? Ý Nghĩa