Lời Phật Dạy Dành Cho Những Người Hay Phiền Muộn
Có thể bạn quan tâm
>Những giáo lý Phật giáo nên đọc
Phiền muộn, nỗi buồn của con người bắt nguồn từ những khó khăn của cuộc sống và tồn tại dưới nhiều trạng thái khác nhau. Có những nỗi buồn chỉ là man mác, có những nỗi buồn lại thấu đến đau lòng. Tuy nhiên, dù là trạng thái buồn ở mức độ nào cũng cần sự kiểm soát để khiến lòng thanh thản và bình yên.
Bài liên quan Làm thế nào để thoát khỏi bóng đen của những nỗi buồn phiền?Khổ được biểu hiện qua phần thân và tâm. Cơ thể đau nhức là nỗi khổ ở thân thể, chẳng hạn như cảm giác đau đớn do bệnh tật, tai nạn hay cảm thấy khó chịu do nóng lạnh, đói khát.
Tâm đau khổ do cảm giác bất mãn, phiền muộn, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, bất an bởi những thứ không được hài lòng vừa ý.
Dưới đây là 4 nỗi khổ lớn nhất đời người theo lời dạy của Đức Phật, ai cũng nên biết để có thể sống an nhiên, tự tài cả đời:
1. Tiếc nuối quá khứ
Con người nếu cứ mải miết sống trong những tiếc nuối: luyến tiếc sự ưu việt của bản thân trong quá khứ, luyến tiếc những sự việc không tới nơi tới chốn đã từng làm, luyến tiếc những hư vinh, những tiếng vỗ tay đắc thắng… thì cả đời sẽ dằn vặt không yên.
Người ta rất dễ bị quá khứ đeo đuổi, nhất là khi nhìn lại những ngày tươi đẹp từng có. Ta luyến tiếc kỷ niệm dù kỷ niệm chỉ còn như sương khói, luyến tiếc những điều chưa thể làm dù chẳng còn cơ hội. Ta luyến tiếc danh tiếng, những tiếng vỗ tay đắc thắng dù nó chỉ là thứ hư vinh.
2. Không nhìn thấu chính mình
Không nhìn thấy được bản thân mình lạc trong vòng luẩn quẩn, không thấy vết thương của mình sau mỗi lần tranh đấu, không nhìn thấy nơi yên tĩnh ở phía sau sự sầm uất vô vị, chính là một nỗi khổ lớn của đời người.
Người ta cứ tưởng bản thân mình hiểu mình rõ nhất, thực ra là hoàn toàn trái lại. Nhìn thấu phần sâu thẳm nhất của sinh mệnh cá nhân vốn là điều khó khăn nhất.
3. Không biết buông bỏ
Không buông bỏ được người và sự việc đã đi xa, không vứt bỏ được những mặc cảm về tội lỗi trong quá khứ sẽ giống như mang theo tảng đá khi đi đường dài vậy, thật khổ, thật mệt.
Buông bỏ ở đây không phải về vật chất, bạc tiền mà là cái tâm sầu não, phiền muộn. Nếu bạn không thể buông bỏ được chúng, những loại nghi tâm ấy dần dần sẽ đầu độc tâm hồn bạn, khiến bạn chẳng có ngày nào yên bình.
Bài liên quan Khi buồn phiền nên trì Chú gì để tâm được an bình?4. Không vượt qua thất bại
Cuộc sống ai mà chưa từng thất bại, nhưng nếu thất bại mà lại gục ngã, không thể đứng dậy được thì phần đời còn lại có lẽ chỉ là những lời than trách mà thôi.
Thất bại là chuyện thường trong đời mỗi người. Ai dám nói mình chưa từng gục ngã? Những người thành đạt nhất, trái lại chính là những người vấp ngã nhiều nhất. Quan trọng là bạn biết cách đứng dậy sau vấp ngã ra sao, đừng cứ nằm mãi ở nơi đó than thân trách phận, bạn đang đợi ai đến dang tay cứu giúp đây?
Cuộc đời là do chính bạn quyết định, con đường là do chính bạn đi. Nếu không biết đứng dậy thì cũng đừng hy vọng đi cho tốt quãng đời phía trước vốn đầy hứa hẹn.
Dưới đây là 7 lời Phật dạy dành cho người phiền muộn để cảm thấy an yên:
1. Sự thanh tịnh nằm ở trong tâm
Cả đời làm việc, đến cuối cùng chỉ muốn bản thân được an nhàn để hưởng thụ cuộc sống. Bạn luôn muốn tìm kiếm sự thanh tịnh ở bên ngoài trong khi bạn không phát hiện rằng nó là cái mà ai cũng có thể đạt được mà chỉ cần lấy ra từ trong tâm. Nếu tâm của bạn bớt tham sân si, bớt ganh đua, ghen ghét… thì tự khắc bản thân sẽ thấy thật thanh thản và thấy đời bỗng nhẹ nhàng làm sao.
2. Tức giận chỉ là một cục than hồng có thể làm đau người khác, nhưng người bị bỏng đầu tiên chính là bản thân bạn
Sẽ có lúc bạn cáu gắt với mọi người nhưng bạn đâu ngờ điều đó lại làm hại chính bản thân mình. Đừng bao giờ nói bất kì câu gì khi bạn tức giận. Người ta thường nói : “Giận quá mất khôn”. Tôi nghĩ điều đó rất đúng, bởi tôi đã từng đánh mất một người bạn của mình chỉ vì nói ra những lời nặng nề kinh khủng khi bạn đó không làm tôi vừa ý. Lúc đó, tôi làm tổn thương người ấy để bây giờ tôi đánh mất một người bạn thân.
Bài liên quan Khổ là gì? Vì sao mà con khổ? Vì sao con thấy buồn và cô độc?3. Suy nghĩ sẽ định hình con người bạn
Chúng ta nghĩ thế nào thì con người chúng ta như thế ấy. Bạn nghĩ bạn vô dụng, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ làm nên trò trống gì vì bạn chẳng thèm hành động. Bạn nghĩ bạn thông minh, dĩ nhiên bạn sẽ thông mình vì tự bản thân sẽ biết cách tạo nên điều đó. Chỉ cần suy nghĩ tích cực thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp thôi! Do đó, cuộc sống cũng sẽ ít buồn phiền, vì lúc nào bạn cũng cố biến mọi thứ bạn gặp phải trong cuộc sống thành niềm vui riêng cho mình.
4. Biết người là thông minh, biết mình là sự giác ngộ
Chiến thắng bản thân còn hơn là chiến thắng cả ngàn trận đánh. Đó là một bài học sâu sắc mà ai cũng cần biết. Tự chinh phục tâm chính mình chính là ải lớn nhất mà con người phải trải qua. Do đó, chúng ta phải tập thiền định để hiểu về chính bản thân mình. Biết được bản thân thích gì, làm gì để thỏa mãn nó chính là cách để bạn sống vui hơn mỗi ngày. Đừng tưởng đây là điều dễ thực hiện vì có người đã mất cả đời chỉ để làm điều này thôi đấy! Chính tôi cũng là người sẽ phải rèn luyện nhiều trong thời gian tới.
5. Thay thế đố kị bằng ngưỡng mộ
Bài liên quan Khi chán nản và thất vọng, muốn chấm dứt cuộc sống, tôi có thể làm gìCòn đố kị thì tâm bạn sẽ còn buồn phiền. Thay vào đó, chúng ta nên đón nhận sự thành công của người khác bằng sự ngưỡng mộ. Tâm bình thản rồi lấy cái tốt của người khác để làm gương sẽ khiến bạn dễ dàng phấn đấu mà không có sự căm phẫn. Đố kị chỉ làm lòng người thêm nhơ bẩn, thậm chí vì đố kị con người có thể biến chất, trở thành người chuyên làm những hành động xấu xa mà đôi khi chính bản thân mình cũng không ngờ tới.
6. Nhân từ với tất thảy mọi người
Luôn luôn nhẹ nhàng với trẻ con, yêu thương người già, đồng cảm với người cùng khổ, nhân từ với kẻ yếu thế và người lầm lỗi. Một lúc nào đó trong đời, bạn sẽ rơi vào những hoàn cảnh đó. Động lòng trắc ẩn với mọi người, kẻ giàu cũng như người nghèo; ai cũng có nỗi khổ. Có người chịu khổ nhiều, có người chịu khổ ít.
Nhân từ để yêu thương và đồng cảm với họ. Vì mỗi người có một nỗi khổ riêng chỉ có họ mới thấu. Bởi vì bạn luôn nhìn người bằng con mắt nhân từ nên đời bạn sẽ luôn đẹp. Mọi thứ đều hoàn hảo. Tâm can được thanh lọc bởi những hành động mà bạn dành cho người khác.
7. Tùy duyên
“Bàn tay ta vun đắp, thành bại thuộc vào duyên,
Vinh nhục ai không gặp, có chi phải ưu phiền”
Cái gì của mình thì nó sẽ thuộc về mình, còn cái gì không phải thì nó mãi mãi sẽ không thuộc về mình. Vì vậy, nếu muốn nắm bắt gì đó, đặc biệt là tình yêu thì hãy để tùy duyên.
Từ khóa » Cách đọc ưu Phiền
-
Bài 15: Vần ƯU, ƯƠU | TIẾNG VIỆT 1 | VTV7 - YouTube
-
ưu Phiền - Wiktionary Tiếng Việt
-
Từ điển Việt Anh "ưu Phiền" - Là Gì?
-
ưu Phiền Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Đọc "Nhẹ Gánh ưu Phiền" Của Như Nhiên Thích Tánh Tuệ
-
Phật Pháp Nhiệm Màu - Cổ Nhân đã Nói Rất Hay: “Ưu Phiền Khiến Con ...
-
Phật Dạy Cách Buông Bỏ Mọi Phiền Não - .vn
-
Nhẹ Gánh Ưu Phiền | SachNoiViet.Net
-
Sách Nhẹ Gánh ưu Phiền - Hạnh Phúc đang ở đây, Ngay Lúc Này
-
Trút Bỏ ưu Phiền - Thư Viện Đại Tướng Lê Đức Anh
-
Về Quê ăn Tết, 'không Mang ưu Phiền Về Cho Mẹ' - PLO
-
Bài Học Sâu Sắc Về Cách Loại Bỏ Những Muộn Phiền Trong Cuộc Sống
-
Descubre Los Videos Populares De Jaulimartincomnguoi22 | TikTok