Lời Phật Dạy Về Chữ Tâm Giúp Thức Tỉnh đời Người
Có thể bạn quan tâm
Tâm lệch lạc thì cuộc sống đảo điên, tâm gian dối thì cuộc sống bất an, tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù, tâm đố kỵ thì cuộc sống mất vui, tâm tham lam thì cuộc sống dối trá. Phật dạy về chữ tâm, nghe một lần thấm một đời.
Lời Phật dạy về chữ Tâm
Tâm là gì theo Phật giáo?
Trong kinh Đại bát Niết bàn, Đức Phật có dạy “Tất cả chúng sinh đều có bản tâm thanh tịnh. Chúng sinh chẳng nhận thấy được vì bị vô minh che lấp”. Nghĩa là, mọi người đều có bản tâm thanh tịnh, trong sáng tròn đầy, vắng lặng, nhưng vì bị ngoại cảnh bên ngoài chi phối, tâm đó luôn bị xao động, thành ra tâm trí bất an điên đảo, tạo tội tạo nghiệp trong vòng luân hồi bất diệt.
Phật dạy về chữ tâm: “Một khi chỉ một thoáng tâm sân hận khởi lên mà chúng ta không kiềm chế khắc phục được thì lập tức muôn ngàn đau khổ chướng ngại tiếp nối theo sau”. Vậy chữ tâm là gì theo Phật giáo?
Tâm không tồn tại dưới dạng vật chất nên không thể nắm bắt được, nhưng không có tâm thì vật chất là vô nghĩa, vô tri vô giác. Theo văn học Phật giáo 3 từ đều được hiểu là tâm đó là ý, thức, tâm. Những cái ý tưởng suy nghĩ trong đầu óc thì gọi là “ý”, cái nhận thức phân biệt tiềm ẩn bên trong, làm nhà kho cho ý tưởng có chỗ dựa để nổi lên là “thức”. Cái bao hàm cả ý và thức được gọi là “tâm”, 3 từ ngữ được sử dụng rất chặt chẽ, đôi khi không để ý sẽ không phân biệt được.
Có câu chuyện của Tổ sư Huệ Khả cầu pháp với ngài Bồ đề đạt Ma tổ sư Thiền Tông. Ngài Huệ Khả hỏi Tổ sư Bồ đề đạt ma rằng: Xin hãy An Tâm cho con. Tổ trả lời rằng: Hãy đưa Tâm đây ta an cho. Huệ Khả thưa: Con tìm Tâm không được, Tổ trả lời: Ta đã an tâm cho ông rồi. Như vậy là xong....
Quả thật Tâm không thể nắm bắt được, nhưng bảo rằng không có tâm thì cái gì biết được hiện tại đang diễn ra. Tâm thì biết Vật, nhưng Vật thì không biết được Tâm, nếu Vật mà biết Tâm thì Vật đã có Tâm. Như vậy Tâm và Vật như thể thống nhất vì có mặt trong nhau, nếu bảo rằng đưa một vật ra để gọi là Tâm thì không thể nào được. Bởi vì Tâm không phải là một vật. Không thể đưa tâm ra như một vật để an tâm, vì vậy Tâm vốn đã An đâu cần phải An tâm.
Một con người được định nghĩa bao gồm thân và tâm, trong thuật ngữ Phật học còn gọi là danh và sắc. Bình thường chúng ta chỉ thấy hình sắc, tức là thân thể, không thấy được tâm tư, nhưng có thể cảm nhận được tình cảm. Khi căn môn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý) tiếp xúc với trần cảnh là các đối tượng tương ứng với mỗi giác quan, thì tâm thức sinh khởi để “chế tác” các thông tin đã ghi nhận được.
Tâm là gốc của thân, tâm có yên thì gốc mới vững vàng, thân thể này sở dĩ bị bệnh hoạn là do tâm bị vô minh che lấp. Muốn thân này khỏe mạnh, ít bệnh hoạn chúng ta chỉ cần nỗ lực làm cho tâm lặng lẽ, sáng trong. Tâm tham lam ích kỷ, giận hờn trách móc, ganh ghét tật đố, cuồng si điên dại và lo lắng sợ hãi tất nhiên làm cho thân thêm bệnh hoạn vì tâm đã bị vẩn đục.
Quá trình chế tác này cũng chính là cách mà chúng sinh tạo nghiệp cho riêng mình, gần như không ai giống ai. Đây là tiến trình “ngũ uẩn hóa” hình thành nên một bản ngã tồn tại độc lập với khách thể.
Với Phật giáo, tâm là chuyển nghiệp, là sửa mình để thay đổi số phận theo chiều hướng tích cực, nhằm đạt tới cứu cánh là giải thoát. Như vậy, tâm là một thế giới cần khám phá hơn bất cứ điều gì khác. Nhưng bằng trực quan chúng ta không thấy, không biết, và không hiểu được cái tâm, mà phải suy luận thông qua những hiệu ứng mà nó đem lại.
Chữ Tâm trong Phật giáo
Phân biệt 6 loại tâm
Nhục đoàn tâm: trái tim thịt. Ví dụ: “Hễ Bồ Tát nghe tiếng bọn người ác ngoại đạo đem lời dèm pha phá huỷ Phật giái, dường như ba trăm mũi giáo đâm vào tâm mình” (Bồ Tát Giái Kinh).
Tinh yếu tâm: chỗ kín mật, chỉ cái tinh hoa cốt tuỷ. Ví dụ: “Phật pháp lấy tâm làm gốc, lấy thân và khẩu làm ngọn” (Long Thọ Bồ Tát).
Kiên thực tâm: là cái tâm không hư vọng, cũng gọi là chân tâm. Chỉ cái tuyệt đối, cái mầm mống giác ngộ vốn sẵn có trong mỗi chúng ta, đó là Phật tính: “Căn bản của sanh tử luân hồi là vọng tâm. Căn bản của bồ đề niết bàn là chân tâm” (Kinh Thủ Lăng Nghiêm).
Liễu biệt tâm: gồm sáu loại nhận thức đầu trong tám thức, tức là tri thức giác quan và ý thức. Căn cứ phát sinh của nó là giác quan, thần kinh hệ và não bộ. Có tác dụng dựa vào với ngoại cảnh bên ngoài và phân biệt nhận thức chúng: “Tâm buồn cảnh được vui sao, tâm an dù cảnh ngộ nào cũng an”.
Tư lượng tâm: thức thứ bảy trong tám thức. Bản chất của nó là suy tính, được xem là tâm trạng của một lĩnh vực mà người ta không thể điều khiển một cách có chủ ý, thường phát sinh những mâu thuẫn của những quyết định tâm thức và không ngừng chấp dính vào bản ngã.
Tập khởi tâm: chứa đựng mọi kinh nghiệm của đời sống mỗi con người và nguồn gốc tất cả các hiện tượng tinh thần. Là căn nguyên của mọi hoạt động nhận thức, hoạt động tâm lý, là nơi lưu trữ những hạt giống sinh ra muôn sự muôn vật, hữu hình hay vô hình.
Ý nghĩa chữ tâm trong Phật giáo
Theo Kinh Pháp Cú: “Tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ, tâm tạo, nếu với tâm ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não sẽ theo ta”. Lời phật dạy tâm làm chủ, tức là nói đến cái biết của con người, xác định tâm làm chủ tạo ra các duyên tốt hay xấu, nếu biết cách vận dụng nó chúng ta sẽ thoát khỏi khổ đau luân hồi sinh tử, bằng không sẽ sống trong đau khổ lầm mê.
Một số người cho rằng thân là thật và quan trọng hơn hết. Ngược lại, Phật cho rằng nghiệp ý là quan trọng, khi ý suy nghĩ, miệng nói năng rồi thân mới hành động. Cho nên, đức Phật nói tâm làm chủ, tâm tạo tất cả, chính yếu của sự tu hành là tu ngay nơi thân, miệng, ý mà tâm là chính vì sự tu hành của chúng ta phát xuất từ tâm.
Tâm suy nghĩ chân chính rồi mới phát sinh ra hành động tốt đẹp. Tâm suy nghĩ tà thì phát sinh ra những hành động xấu ác. Vậy thân này hành động tốt hay xấu đều do tâm chủ động điều hành nên tâm là quan trọng hơn hết, không có tâm thân này như phế bỏ.
Nếu người nào dẫn tâm vào ác pháp thì sự đau khổ sẽ không bao giờ mất, nó luôn luôn như chiếc xe theo vật kéo, phước còn thì chưa thấy tai họa, đến khi phước hết thì họa khổ sẽ đến liền. Tâm tư ô nhiễm, tức là tâm ác, tâm làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.
Ý nghĩa chữ Tâm trong Phật giáo
Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, lời Phật dạy về chữ tâm như sau: "Tùy tâm biến hiện". Nghĩa là mọi sự mọi việc trên thế gian này như thế nào, tốt hay xấu, lành hay dữ, đúng hay sai, phải hay trái, được hay không, đều do vọng tâm của chúng ta biến hiện ra cả. Sự cảm thọ tùy theo tâm trạng, tùy theo cá nhân, không ai giống ai, không lúc nào giống với lúc nào, không nơi nào giống với nơi nào.
Có câu "Tâm buồn cảnh được vui sao, tâm an dù cảnh ngộ nào cũng an". Cùng một cảnh như vậy nhưng tâm tư phiền muộn thì liệu rằng chúng ta có thấy cảnh vui không? Còn khi tâm trạng hân hoan dù cây khô trụi lá, cảnh vẫn đẹp tươi như thường. Cùng một câu chuyện, chúng ta ưa thích thì cho là đúng, ngược lại không ưa liền cho là sai, cái tâm sanh diệt, thay đổi bất thường như vậy, thực không phải là chúng ta.
Trong Kinh Đại Tập, Đức Phật dạy chữ tâm: "Nếu thường xuyên giữ được chánh niệm, tâm không loạn động, dứt trừ được phiền não, thì chẳng bao lâu đắc thành quả vô thượng bồ đề". Người tu tập phải luôn luôn quán sát tâm chính mình, giữ gìn chánh niệm, khi vọng tâm vọng tưởng vọng thức vọng niệm khởi lên, liền biết, không theo.
Nhờ đó tâm được an nhiên tự tại, không loạn động, dứt trừ được phiền não, nhờ công tu tập đó, chẳng bao lâu đắc thành quả vô thượng bồ đề. Thọ nhiều thì khổ nhiều, chấp nhiều thì mệt nhiều. Buông xả thì thanh thản, tha thứ thì thư thái. Tuy chuyện rất đơn giản, thực hành không dễ dàng, nhưng không phải bất khả.
Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật có dạy: "Căn bản của sanh tử luân hồi là: Vọng tâm. Căn bản của bồ đề niết bàn là: Chân tâm". Chúng sanh sở dĩ bị trầm luân sanh tử, bởi vì mỗi ngày luôn luôn sống với vọng tâm, tức là tâm lăng xăng lộn xộn, luôn luôn thay đổi, khi vui khi buồn, khi thương khi ghét, khi khen khi chê, khi tán thán khi phê phán.
Bản tâm thanh tịnh hay chân tâm bất sanh bất diệt, không sanh không diệt, thường hằng, vĩnh viễn, luôn luôn hiện hữu mà người nào cũng có. Chỉ có vọng tâm: tham lam, sân hận si mê, mới có sanh và diệt, mà thôi.
Chẳng hạn như khi gặp chuyện bất như ý, tâm liền khởi sanh bực tức oán giận. Lúc đó, chúng ta quên mất bản tâm thanh tịnh của mình, tức là quên mất mình là ai, chỉ biết tức tức giận giận. Lâu sau nguôi dần, tâm trở lại trạng thái bình thường, tâm sân hận diệt đi, không còn nữa. Sanh diệt có nghĩa là như vậy.
Khi có tâm từ và tâm bi, chúng ta sẽ dễ cảm thông với muôn loài, do đó tâm giận tức, tâm sân hận có thể giảm bớt, nhẹ bớt đi. Khi có tâm hỷ và tâm xả, chúng ta sẽ bớt được các tâm ganh tị, tâm đố kỵ, tâm hơn thua, tâm cố chấp. Cho đến khi nào tứ vô lượng tâm tròn đầy, vọng tâm tan biến, tâm ý trở nên an nhiên tự tại, chân tâm hiển hiện.
Trong tâm khởi niệm, nếu giác kịp thời, liền biết không theo, đó là: chân tâm. Trong tâm khởi niệm, nếu còn mê muội, không giác kịp thời, liền theo niệm đó, trở thành: vọng tâm. Điều đáng quan trọng không phải là vọng tâm thay đổi bất chợt, mà chính là cái chân tâm, không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm, của tất cả chúng ta vậy.
Con người có thể biết muôn sự mọi việc bên ngoài một cách rõ ràng rành mạch. Nhưng chuyện bên trong tâm trí của chính mình thì mù tịt, chẳng biết tí gì cả. Cái tâm ý điên đảo đảo điên, cái vọng tưởng lăng xăng lộn xộn, tạo tội tạo nghiệp này, là nguyên nhân chính dẫn chúng ta vào vòng sanh tử luân hồi.
Trên đây là các thông tin xem tử vi nghiên cứu và chọn lọc, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều trải nghiệm thú vị. Mời bạn theo dõi Xem tử vi online để cập nhật thêm những thông tin hữu ích khác.
Tổng hợp bởi Xemtuvi.mobi
Bài viết cũ hơn:
Lời Phật dạy về chữ Nhẫn cho đời an vui
Lời Phật dạy buông bỏ trong tình yêu để sống hạnh phúc hơn
Bồ Tát là gì? Các Chư vị Bồ Tát trong Phật giáo
Phật Thích Ca Mâu Ni là ai? Sự tích và cuộc đời Đức Phật Thích Ca
Lời phật dạy về tình bạn cao thượng
Lời Phật dạy về cuộc sống an nhiên tự tại, sướng khổ tại tâm
Lời Phật dạy về khẩu nghiệp và quả báo từ ác khẩu
Từ khóa » Những Lời Phật Dạy Về Chữ Tâm
-
Lời Phật Dạy Về Chữ Tâm - Phật Giáo - Văn Hóa Tâm Linh
-
Lời Phật Dạy Về Chữ Tâm - Thanh Tịnh Đạo - Có Tâm ắt Hưởng Phúc ...
-
Lời Phật Dạy Về Chữ Tâm Hay, ý Nghĩa, Thấm Thía Nhất
-
Lời Phật Dạy Về Chữ Tâm Nghe Một Lần Thấm Thía Một đời - Sống Đẹp
-
Lời Phật Dạy Về Chữ Tâm đáng Suy Ngẫm - Sống Đẹp
-
Lời Phật Dạy Về Chữ Tâm - Chuyên Trang Du Lịch
-
“Tâm” Trong Phật Giáo Là Gì? Lời Phật Dạy Về Chữ Tâm - Máy Nén Khí
-
Ngẫm Lời Phật Dạy Về Chữ Tâm - Thế Giới Bản Tin
-
Lời Phật Dạy Về Chữ Tâm - Có Tâm ắt Hưởng Phúc Lành !
-
Tổng Hợp Những Lời Phật Dạy Hay Nhất Về Tình Yêu Cuộc Sống đạo ...
-
Hãy Ghi Nhớ 20 Lời Phật Dạy để Có Cuộc Sống An Nhiên
-
Lời Phật Dạy - Phật Giáo - .vn
-
Lời Phật Dạy Về Chữ Tâm Hay Và ý Nghĩa | Phật Giáo Việt Nam