Lỗi Sử Dụng Dấu Câu

Lỗi sử dụng dấu câu của học sinh tiểu học và cách khắc phục

Dấu câu có vai trò quan trọng trong việc sản sinh và tiếp cận văn bản viết. Nó có tác dụng để phân cách các bộ phận trong câu, phân cách các câu với nhau, làm sáng tỏ ý cần trình bày của người viết, thống nhất cách hiểu văn bản viết ở chừng mực nào đó của người đọc. Khi sản sinh văn bản viết bao giờ người viết cũng cần phải sử dụng dấu câu. Chính nhờ dấu câu cùng với các phương tiện đặc trưng của văn bản viết để làm sáng tỏ ý mình cần trình bày.

Xác định được vai trò của dấu câu nên chuwong trình tiếng Việt ở Tiểu học đã đưa vào các loại dấu câu dạy ở các lớp. Các loại dấu câu được dạy gắn kết với các kiểu câu tương ứng. Tuy nhiên trong thực tế dạy học, khi sử dụng dấu câu trong việc sản sinh văn bản, học sinh thường mắc hai lỗi cơ bản là: lỗi không dùng dấu câu và lỗi dùng dấu câu sai. Sở dĩ có thực trạng này vì nó liên quan đến phương pháp dạy học dấu câu hiện nay đó là dạy học sinh nhận diện câu trong văn bản viết chứ chưa dạy học sinh sử dụng dấu câu khi tạo lập văn bản viết. từ thực trang nêu trên mỗi một giáo viên chúng ta cần phải có trách nhiệm là cần phải tìm ra lỗi mà học sinh thường mắc phải và cách khắc phục những lỗi đó.

  1. Lối không dùng dấu câu:

Đó là những câu sai do học sinh không dùng dấu câu ở những chỗ cần thiết. Thường học sinh mắc lỗi do không sử dụng dấu chấm kết thúc câu và dấu phẩy ngăn cách các thành phần câu. Có những bài viết không có dấu câu nào. Nguyên nhân của các lỗi là do các học sinh đã vi phạm nguyên tắc sử dụng dấu câu: Khi kết thúc một ý phải đặt dấu chấm ngắt câu. Việc học sinh không sử dụng dấu câu gây khó khăn cho việc giao tiếp bởi người đọc không thể nhanh chóng nắm bắt được nội dung các em cần truyền đạt, thậm chí có các trường hợp không xác định được ý hoặc hiểu sai ý các em muốn truyền đạt.

Ví dụ:

- Sáng nay tôi dậy hơi muộn tôi thấy cánh cửa hé mở tôi không hiểu chuyện gì, tôi gọi cún con ra sân tập thể dục nhưng chẳng thấy cún con đâu tôi chạy đi tìm cún con bỏ đi rồi.

- Cô giáo khen em khi nào về bố mua cho em một chiếc cặp sách.

Cách chữa các lỗi này là hướng dẫn học sinh phân tích cấu trúc, tách đoạn ra thành câu và điền dấu chấm, viết hoa cho đúng.

Học sinh thường bỏ không dùng các dấu phẩy (dấu chấm phẩy) ngăn các vế trong câu ghép đẳng lập, ngăn cách các bộ phận đồng chức.

Ví dụ :

- Chiếc bút chì của em dài bằng gang tay to như chiếc đũa.

- Mẹ em rất vui em cũng rất vui.

Khi chữa lỗi này giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết cách thêm các dấu phẩy (dấu chấm phẩy) vào chỗ cần thiết.

  1. 2. Lỗi sử dụng dấu câu sai:

Đó là lỗi mà dấu câu sử dụng không hợp lý, không đúng quy tắc.Lỗi sử dụng câu sai của học sinh tiểu học bao gồm: Dùng dấu chấm ngắt câu khi chưa đủ ý, dùng dấu phẩy ngăn cách thành phần Chủ- Vị (tất nhiên ở đây đã loại trừ trường hợp sử dụng dấu câu với dụng ý tu từ), ngăn cách động từ với bổ ngữ , dùng dấu hai chấm,ngăn cách hai vế khi vế nọ không có ý giải thích cho vế kia...

Phổ biến nhất trong loại lỗi này là các câu được dùng dấu chấm tùy tiện khi chưa hết ý, cắt đôi câu ra một cách vô lý.

Ví dụ:

- Buổi sáng, trên những cành cây ngọn cỏ. Sương long lanh như những hạt ngọc.

- Chiếc cặp đấy to. Hình chữ nhật vuông vắn.

- Anh trai cày tưởng lão nói thật. Làm việc quần quật cho lão.

Cách chữa lỗi các câu trên là giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc lại mỗi câu xem đã đủ ý, xác dingj câu sao cho đủ ý để người đọc có thể hiểu được nội dung của câu đó. Sau đó học sinh tự sữa lỗi bằng cách thay dấu chấm bằng dấu phẩy ở các câu trên.

Ngoài ra học sinh còn mắc các lỗi dùng dấu câu khác mà chúng ta có thể hình dung qua các ví dụ:

- Quê hương em,có rất nhiều dừa.

- Mẹ của em, là người rất thương con.

- Em khoe mẹ, một điểm mười đỏ rực.

- Trăng đã lên: Em thấy hôm đó trăng rất sáng.

- Tôi cũng không biết nên làm thế nào ? Dê trắng tìm mãi không thấy bạn ở đâu ?

Với các lỗi này, giáo viên giúp học sinh nắm vững quy tắc là không dùng dấu chấm phẩy ngăn cách thành phần chủ vị trong câu, ngăn cách đọng từ với bổ ngữ, không được dùng dấu hai chấm ngăn cách hai vế khi vế nọ không có ý giải thích cho vế kia và cũng không được dùng dấu chấm hỏi khi kết thúc câu không phải là câu hoi.

Trong quá trình chấm, chữa bài cho học sinh, chúng ta còn gặp trường hợp học sinh muốn truyền đạt lời nói của người khác theo hình thức gián tiếp, nhất là đối với những cau cầu khiến, câu cảm thán, câu hỏi hcj sinh thường mắc lỗi về chuyển đổi câu và dấu: Học sinh thường dùng dấu chấm than và dấu hỏi sau câu cầu khiến, câu cảm thán,, câu hỏi gián tiếp.

Ví dụ:

- Bà bảo cháu đi hát !

- Mẹ tôi hỏi tôi có thích đi xem phim không ?

Học sinh mắc lỗi này là do các em chưa được học hoặc không nắm vững được quy tắc chuyển đôii câu từ lời nói trực tiếp sang lời nói gián tiếp. Để chữa được lỗi này, giao viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện quy tắc: Khi muốn truyền đạt lời nói của người khác bằng lới nói của mình, gặp những câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm thán thi cần phải chuyển đổi những câu đó thành câu kể và dùng dấu chấm kể kết thúc.

Trên đây là một số lỗi về cách sử dụng dấu câu thường gặp ở các bài viết của học sinh tiểu học, cùng với những biện pháp khắc phục tương ứng. Tuy nhiên, đây mới chỉ là cách nhìn nhận của cá nhân tôi. Mặt khác chúng ta đã từng nghe câu nói “ phong ba bão táp không bằng ngữ pháp ViệtNam”. Vì vậy, rất mong được sự góp ý của những đồng nghiệp, độc giả của báo quan tâm dến vấn đề nay để chúng ta cùng đúc rút kinh nghiệm giảng dạy dấu câu trong tiếng Việt nói riêng và kinh nghiệm dạy học nói chung.

Nhắn tin cho tác giả Trần Thị Diệp @ 22:15 22/12/2018 Số lượt xem: 4600 Số lượt thích: 1 người (Trần Thị Diệp)

Từ khóa » Những Lỗi Sai Về Dấu Câu