Long An Có đoạn đường Kinh Khủng - PLO
Có thể bạn quan tâm
Người dân sống tại ấp 1, xã Tân Thành, huyện Thủ Thừa, Long An đang rất khổ sở bởi đường lưu thông chính bị đơn vị thi công đào xới rồi để đó.
Phải gửi xe, đi bộ về nhà
Tuyến đường đang thi công có tổng chiều dài hơn 4 km đoạn từ cầu liên xã đến kênh 3 thuộc ấp 1, xã Tân Thành. Đây là lối đi chính của người dân hai xã Tân Thành và Mỹ Lạc đi về trung tâm huyện Thủ Thừa. Theo ghi nhận của PV vào ngày 25-10, tuyến đường trên đang trong giai đoạn san lấp nhưng chưa hoàn chỉnh. Trời nắng, người dân lưu thông qua đây tay lái phải cứng mới chạy xe được vì tuy mặt đường rộng nhưng chỉ có một lối mòn nhỏ. Chỉ cần một cơn mưa, đường trở nên lầy lội, đất nhão như cháo, bùn cao đến hơn mắt cá chân, trơn trượt không đi được. Suốt tuyến, không thấy công nhân nào làm việc.
Ông Lê Văn Thương, người dân sống tại khu vực này, cho biết trước khi làm đường, ấp có họp dân thông báo và vận động người dân hiến đất. Dân ở đây rất đồng tình chủ trương này. Cán bộ xã cho biết con đường sẽ được làm xong trước tết 2017. Khoảng đầu tháng 2-2016, đơn vị thi công bắt đầu công việc nhưng chỉ làm một thời gian ngắn rồi ngưng lại. Dân thấy lâu nên phản ánh lên trên thì đơn vị này mới chịu làm tiếp. “Nói làm đường cho sang chứ tôi thấy mấy ổng chỉ đào bới đất lên rồi bỏ đó. Đó cô (PV) thấy không, cái này là bờ đê chứ đường gì, mỗi lần trời mưa là nó thành vũng bùn không thể đi lại được” - vừa nói ông Thương vừa chỉ tay ra đường.
“Nhà tôi ở đoạn giữa, từ khi làm con đường này tối nào tôi cũng phải gửi xe đầu đường rồi đi bộ hơn hai cây số mới về được tới nhà. Vì làm công nhân nên tôi hay tăng ca đến tận 9 giờ tối, trời khô ráo thì đi bộ không sao, lúc trời mưa đường trơn lại không có đèn đường, một lần đi về nhà tôi té mấy chục lần là chuyện bình thường. Mỗi ngày đi làm qua con đường này như một cực hình, khổ quá!” - chị Trần Thị Tiên than.
Một người dân khác là ông Nguyễn Văn Luông nói: “Nhà tôi hơn tháng nay gần như bị cô lập mỗi khi mưa xuống. Nếu lỡ gia đình có ai xảy ra bệnh tật lúc nửa đêm thì chỉ có nước chịu chết. Hầu như ngày nào tôi cũng chứng kiến cảnh té ngã của người đi đường, có người tức quá vứt luôn cả dép, nón bảo hiểm. Đồng ý rằng làm đường thì dân phải cùng chịu đựng đi lại khó khăn một thời gian nhưng không có nghĩa là bít luôn đường đi. Hồi trước xã nói là chỉ vài tháng nhưng đến nay gần một năm vẫn chưa xong giai đoạn san lấp”.
Trời không mưa mà đi lại khổ sở thế này! Ảnh: N.HIỀN
Biết dân khổ nhưng… phải chịu
Trao đổi với PV, ông Lê Văn Hồng, Chủ tịch UBND xã Tân Thành, huyện Thủ Thừa, thừa nhận: “Thời gian qua người dân ở ấp 1 rất khó khăn trong việc đi lại vì thi công tuyến đường. Việc thi công khá chậm và tôi rất lo về tiến độ hoàn thành. Tuy nhiên, đây là dự án do tỉnh thực hiện nên xã chỉ có thể phản ánh tình trạng và kiến nghị thúc đẩy tiến độ thi công chứ không thể trực tiếp chỉ đạo thực hiện”.
Theo ông Hồng, khi có chủ trương sửa chữa tuyến đường này, người dân rất đồng tình và sẵn sàng hiến đất. Tuy nhiên, đơn vị thi công không làm rào chắn ngăn đất vào ruộng và làm ảnh hưởng đến việc trồng trọt nên người dân phản đối, phải ngưng một thời gian.
Ông Huỳnh Công Trình, Giám đốc Ban Quản lý dự án nông nghiệp, Sở NN&PTNT tỉnh Long An, cho biết công trình sửa chữa nói trên được Sở giao cho ban làm chủ đầu tư. Đây là công trình đắp đê chống lũ kết hợp làm đường giao thông nông thôn, thời gian thi công dự kiến đến tháng 12-2016 sẽ hoàn thành. “Ban quản lý dự án đã nắm được thông tin qua các lần họp HĐND. Do đơn vị thi công thực hiện vẫn chưa hết thời gian quy định nên rất mong bà con chia sẻ. Đang làm đường thì phải chịu chứ… biết sao bây giờ”. PV hỏi: “Thi công công trình thì hẳn nhiên sẽ ảnh hưởng nhưng chẳng lẽ công trình kéo dài thêm một, hai năm thì dân tiếp tục chịu trận?”. Ông Trình trả lời: “Nếu nói vậy thì chúng tôi sẽ cử cán bộ xuống khảo sát và lên phương án sửa chữa tạm con đường để người dân có lối đi trong thời gian chờ hoàn tất dự án. Chúng tôi sẽ hối thúc đơn vị thi công hoàn thành đúng tiến độ”.
Ông LÊ THANH THẠCH, Giám đốc Công ty Phương Đạt, đơn vị thi công: Không nghe dân phản ánh (?) Khó khăn lớn nhất trong quá trình thực hiện dự án là tại vị trí thi công, đất san lấp mặt đường rất ít nên không thể làm so với thiết kế ban đầu. Công trình phải tạm ngưng một thời gian để thương lượng với người dân xung quanh, thuyết phục họ cho lấy đất ở vị trí khác bù vào chỗ còn thiếu. Hơn nữa, thời tiết năm nay mưa nhiều nên tiến độ chậm hơn so với dự kiến. Khi thi công, đơn vị không nhận được phản ánh của người dân về việc họ không có lối đi. Sắp tới chúng tôi sẽ cho lót một lớp đá nhỏ để dân đi tạm trong thời gian chờ công trình hoàn chỉnh. |
Từ khóa » đường đi Kinh Khủng
-
Lộ Trình Và Hội Chứng Bệnh Của 12 Kinh Chính Trong Châm Cứu
-
CÁC KINH HUYỆT CHÍNH: Kinh Túc Dương Minh Vị
-
Người Dân Muốn Bán Nhà đi Nơi Khác Vì Tắc đường Kinh Hoàng
-
Tranh Châm Cứu - đường đi Của Các Kinh Mạch - Hình động đẹp
-
Kinh Khủng - Khám Phá Con Đường Khó Đi Nhất Của Sóc Trăng
-
Rùng Mình đi Trên Những Con đường Kinh Dị Nhất Thế Giới - 24H
-
Đường Vào Thắng Cảnh Thác Liêng Nung Hàng Chục Tỉ Chưa Bàn Giao ...
-
Kinh Nghiệm Đi Koh Rong Samloem "Săn" Hoàng Hôn - Klook Blog
-
Hội Chứng ống Cổ Chân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị