Long Hòa Trong Các Chiến Lược Chiến Tranh Của đế Quốc Mỹ (1961 ...

Bị thất bại trong cuộc chiến tranh đông phương, đế quốc mỹ buộc phải thực hiện “ Chiến tranh đặc biệt” để chống lại phong trài đấu tranh cách mạng của nhân dân miền nam Việt Nam.

Năm 1961, đế quốc Mỹ triển khai thực hiện chiến lược” Chiến tranh đặc biệt” nhằm cô lập cách mạng miền Nam, giành lại nông thôn, tách lực lượng vũ trang và cơ sở của ta ra khỏi nhân dân. Trong chiến lược này thì ‘chương trình bình định” và “ấp chiến lược” là mục tiêu trọng điểm của địch. Tr6en địa bàn Long Thạnh, Đồng Hòa, tân Thạnh bọn địch cho lập ấp chiến lược Đồng Hòa, Long Thạnh. Riêng Thạnh Thới gồm 500 Giáo dân di cư và một phần người địa phương. Nhưng địch sợ ta thâm nhập vận động lực lượng này ngả về cách mạng nên chúng đưa hết số dân này về bến Đình-Vũng tàu bỏ trống Thới Thạnh.

Ngày 18/10/1961, Diệm ban bố “ tình trạng khẩn cấp” toàn miền Nam, và tăng cường càng quét trên quy mô lớn để đánh phá vào vùng giải phóng của ta.

Để bảo vệ quan cảng và khu vực Tây Nam Sài Gòn, Mỹ Diệm cho lập bộ chỉ huy “ Biệt khu rừng Sác” có lực lượng tương đương một trung đoàn với đủ binh chủng hải, lục, không quân để bảo vệ cho tuyến đường thủy Lòng tàu và Nhà Bè. Đồng thời tại Cần Giờ, địch triển khai kế hoạch dồn dân lập ấp chiến lược và tăng cường kìm kẹp nhân dân.

Ở Long Thạnh, Đồng Hòa lúc này, địch đóng đồn ỡ xã, bố trí ở 1 đồn từ 1 đến 2 trung đội có bảo an phối hợp với dân vệ. từ 2 đồn này, địch tung quân đi càn quét, cướp bóc nhân dân và các địa phương xung quanh.

Cuối năm 1961, ban cán sự Đảng bộ Cần Giờ (bộ phận trực thuộc sự lãnh đạo của huyện Vũng Tàu tỉnh Bà Biên được cũng cố lại do dồng chí Lê Hùng Yên làm Bí thư, đồng chí Năm Cồ (Ba Tài) làm phó Bí thư, đồng chí Đoàn Lê Hoàng và lam Sơn (Ba Sơn) là ủy viên Thường vụ.

Thực hiện sự chỉ đạo của ban cán sự Đảng Cần Giờ, các xã đã tập trung phát triển du kích và xây dựng các đoàn thể quần chúng, vận động nhân dân đấu tranh chống bắt lính, chống dồn dân vào ấp chiến lược và đóng góp lương thực, thực phẩm, thuốc men cho cách mạng.

Tháng 11 năm 1962, Trung ương Cục miền Nam mở Hội nghị lần thứ nhất nghiên cứu nghị quyết của Bộ Chính trị. Hội nghị khẳng định: “ Con đường phát triển có lợi cho cách mạng Việt Nam ở niền Nam là dùng đấu tranh chính trị và vũ trang song song, kết hợp coi đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang đều là cơ bản…” Hội nghị nhấn mạnh: cần nắm vững phương châm ba vùng và ba mặt đấu tranh, tùy tình hình cụ thể ở từng nơi mà vận dụng cho linh hoạt kết hợp chặt chẽ công tác ba vùng và đấu tranh ba mặt.

Thực hiện phương châm “hai chân, ba mũi” (đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang trên ba vùng chiến lược: thành thị; nông thôn và rừng núi, với ba mũi giáp công: quân sự, chính trị và binh vận gọi tắt là “hai chân, ba mũi”) xã Long Thạnh đã xây dựng du kích và du kích mật. chi bộ xã thời gian này là do đồng chí Tấn Phong làm Bí thư. Chi bộ phát động nhân dân đứng lên đấu tranh chống kèm kẹp, chống dồn dân lập ấp chiến lược. Nhiều cơ sở cách mạng của ta ở trong và ngoài ấp chiến lược vẫn bảo đảm được nguồn tiếp tế cho lực lượng du kích, cho huyện, lực lượng vũ trang của tỉnh và xây dựng nhiều lực lượng chiến lược từ miền Bắc đưa vào. Thời gian này lực lượng du kích Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh thường tổ chức đi phục kích những toán tầng tiểu của địch trong đó có trận ta tiêu diệt được hàng chục tên. Ngày 01/11/1963, sau những thất bại về quân sự và chính trị, đế quốc Mỹ buộc phải thực hiện kế hoạch “thay ngựa” giữa dòng, lật đổ chế độ tay sai Ngô Đình Diệm. Cũng từ đây nội bộ chính quyền Sài Gòn bước vào thời kỳ khủng hoảng và chia rẻ.

Bước sang năm 1964, chiến trang du kích tiếp tục phát triển mạnh ở Cần Giờ. Các xã Cần Thạnh, Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh, Thạnh An, Lý Nhơn, Bình Khánh…đều có từ 1 đến 2 tiểu đội du kích được ytrang bị tương đối đầy đủ hơn những năm trước. Những hoạt động của du kích đã hỗ trợ và thúc đẩy phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng nhân dân.

Ngày 19/5/1964, địch mở cuộc càng quét lớn vào ấp Miễu Bà, Giồng Ao (thuộc xã Cần Thạnh) và Thạnh Thới (nay là ấp Hòa Hiệp xã Long Hòa). Biết được ý đồ của dịch lực lượng vũ trang của ta được sự giúp đỡ của nhân dân đã đào giao thông hào và xây dựng ụ chiến đấu chờ địch vào. Sáng sớm hôm ấy, 2 trung đội địch từ hứng Trung thạnh tiến vào Thới thạnh, tại đây chúng đã vấp phải ụ chiến đấu số 1 của ta. Trong cuộc càng quét này quân địch bị thương khá nhiều và phải rút quân về đồn. Sau chiến thắng này quân dân ta có thêm kinh nghiệm xây dựng hệ thống hầm hào và ụ chiến đấu chông chống địch đi càn khoảng tháng 9 năm 1964, được sự chấp thuận của trên, Ban cán sự Đảng Cần Giờ đã tổ chức Đại hội đảng viên Đảng bộ Cần Giờ. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ (HU) mang mật danh là HU 13, do đồng chí Lê Hùng Yên làm Bí thư.

Năm 1965, thất bại trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” được đế quốc Mỹ phải đưa quân vào trực tiếp tham chiến tại chiến trường miền Nam thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” (thời gian này quân đội Mỹ đưa về đóng tại Rừng Sác. Với âm mưu “Tìm diệt” và “Bình Định”, địch đã gây cho ta nhiều khó khăn. Tại Cần Giờ, địch tăng cường thêm nhiều đại đội lính áp ôn như: đại đội 999, đại đội 908… lập thêm nhiều tháp canh, trận địa pháo và mở các cuộc hành quân càn quét. Đi đôi với biện pháp nói trên, Mỹ ngụy còn ngang nhiên cho máy bay rãi chất độc hóa học làm cho hàng chục ha rừng bị lụi tàn.

Nhằm phá thế bao vay của địch và hưởng ứng chiến thắng Bình Giã, chi bộ xã lãnh đạo đội du kích phối hợp với bộ đội huyện đánh đồn Đồng Hòa, Long Thạnh. Trận đánh này đã hòa nhịp với khí thế tiến công địch của các xã trong huyện tạo điều kiện cho phjong trào đấu tranh chính trị và binh vận phát triển.

Tháng 5/1965, thực hiện chủ trương của Bà Biên (Bà Rịa và Bà Biên) nhằm chuyển hướng hoạt động vũ trang kéo sự chú ý về Rừng Sác, ta tập trung lực lượng gồm đại đội 445 của Bà Rịa phối hợp với bộ đội địa phương và du ki8ch1 đánh và giải phóng Đồng Hòa, Long Thạnh. Sau đó địch chiếm lại Đồng Hòa còn Long Thạnh được hoàn toàn giải phóng.

Cuối tháng 12/1965, địch tổ chức đánh chiếm lại Long Thạnh rồi xây dựng đồn bót cho nột đại đội đóng quân chiếm giữ. Sau khi địch chiếm đóng Long Thạnh và Đồng Hòa, cán bộ, du kích ta 3 ngày phải dạt ra ngoài địa bàn, nhưng đêm đêm vẫn bí mật trở về bám dân, bám đất để gây dựng lại cơ sở và phong trào đấu tranh của quần chúng.

Trong khi địch còn chân ước, chân ráo, HU Cần Giờ chủ trương bao vây, bất rút đồn này bằng lực lượng du kích Long Thạnh và Đồng Hòa với Trung đội và Bộ đội duyện tổ chức bao vay đánh chặn liên tục 32 ngày đêm làm cho quân địch phãi co cụm lại trong đồn, quân địch rất hoang man lo sợ.

Ngày 28 tết năm 1965, địch đưa một trung đoàn của Sư đoàn 25 chia làm 02 cánh đến giải vay, nhưng chúng đi đến đâu cũng vấp phải hầm chông, lựu đạn gài và sức chiến đấu quyết liệt của Bộ đội huyện. 17 giờ chiều hôm đó, 02 cánh quân của địch không tiến được ra trận địa của bộ đội huyện, đành kêu pháo bắn dọn đường mang theo 36 tên chết và bị thương chạy về thị trấn Cần Thạnh. Tối hôm đó, ta cho 01 tổ đặt công tạp kích đồn địch mới đóng ở Long Thạnh làm cho chúng hoang mang lo sợ. Sáng sớm 29 tết, địch đốt đồn bỏ chạy qua Đồng Hòa rồi rút về Cần Giờ. Ta giải phóng Long Thạnh lần thứ 2. Cho đến năm 1969, chúng mới chiếm đóng lại.

Trong trận bao vay bất rút đồn Long Thạnh, ta vừa đánh vừa tập kích diệt, bắn hạ 1 máy bay trực thăng.

Để tăng cường sự quản lý về mặt hành chính đối với vùng đất Rừng Sác, tháng 11/1965 chính quyền Sài Gòn lại sáp nhập 02 quận Quảng Xuyên và Cần Giờ lại thành 01 quận là Cần Giờ. Quận Cần Giờ mới trực thuộc tỉnh Gia Định. Về mặt quân sự từ “Biệt khu Rừng Sác” thuộc khu 31 chiến thuật thành “Đặc khu Rừng Sác” trực thuộc quân khu 3. Quân lính của “Đặc khu Rừng Sác” được trang bị các loại vũ khí đặc biệt cho chiến đấu ở vùng sông nước sình lầy và có phù hiệu riêng (con cá Sấu xám trên nền xanh).

Năm 1966, địch tăng cường đánh phá vùng giải phóng của ta và đẩy mạnh âm mưu Bính Định các vùng nông thôn. Chúng dùng cả máy bay ném bom và pháo 105 ly đặt ở Tân Thạnh bắn vào Long Thạnh và Thạnh thới. Để phục vụ cho âm mưu “ tìm diệt” và “ Bình Định”, chúng cho máy bay rãi chất độc hóa học hũy diệt rừng dọc hai bên bờ sông Đồng Tranh.

Tháng 3/1966, Đ/c Lê Hùng Yêu Bí thư huyện được Tỉnh ủy Bà Rịa rút về Tỉnh và đều Đ/c Ba Tài làm bí thư.

Tháng 4/1966, Đ/c Lương Văn Nho(Hai Nhã) được Bộ tư lệnh Miền giao cho nhiệm vụ thành lập một “đặc khu quân sự” phía đông Nam Sài Gòn lấy biệt danh là T10 (sau đổi thành đoàn 10). Đặc khu Rừng Sác là một tổ chức quân sự của ta.

Tháng 6/1966, Đ/c Đặng Thanh Tâm (Sáu Tâm) thay mặt T10 về làm việc với HU Cần Giờ, phổ biến quyết định của trên về việc giải tán HU Cần Giờ, các xã thuộc rừng sác do T10 chỉ đạo cả về quân sự và chính trị. Tháng 9/1966, lực lượng vũ trang huyện nhập với T10 thành lập Đại đội 4.

Ngày 25/1966, bàn giao huyện cho T10, tại địa điểm căn cứ xã Cần Thạnh ở rạch láng bần (phía sau ủy ban nhân huyện ngày nay).

Như vậy từ tháng 11/1966 trở đi, hoạt động của tổ chức Đảng và lực lượng vũ trang Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh cũng như các xã trên địa bàn Rừng Sác thuộc sự chỉ đạo của T10.

Tháng 4/1966, lính Mỹ bắt đầu trực tiếp tham chiến tại vùng rừng Sác. Chúng đổ bộ 4 ngàn quân xuống Cần Giờ, Đóng quân tại đồng ruộng Thạnh Thới dài ngày để hổ trợ cho quân ngụy trong các cuộc hành quân càng quét. Tại Đồng Hòa chúng đưa về hai đại đội lính Mỹ kết hợp với lính ngụy ở hai đồng Đồng Hòa, long Thạnh mở nhiều cuộc càn quét vào sâu trong chiến khu Rừng Sác và liên tục càng quét vào căn cứ cổ cò trên địa bàn xã Long Thạnh, đồng Hòa, Tân Thạnh.

Để đối phó với quân địch, Chi bộ Đảng xã Long Thạnh do D/c Ba Quyết (Ba Ai) làm Bí thư đã lãnh đạo lực lượng du kích và các cơ sở trung kiên bám trụ lại chiến đấu với quân địch, bẻ gẫy nhiều cuộc hành quân càn quét của chúng.

Cuối năm 1967, địch mở chiến dịch phượng hoàng với quy mô rộng khắp miền Nam. Trước khi triển khai kế hoạch chúng tung bọn thám báo vào sâu căn cứ ta để phá hoại, chỉ điểm cho máy bay bắn phá, chặn đường tiếp tế từ nội thành ra vùng giải phóng. Bên cạnh đó chúng còn rãi bọn Bình Định nông thôn xuống khắp các địa bàn trong quận với mục đích dành dân, thu hẹp phạm vi hoạt động của ta. Trước sự đánh phá của địch, một số cán bộ của ta bị địch bắt và cơ sở bị vỡ. vì địch càn quét liên miên, có Đ/c phải nằm mầm và ăn uống kham khổ nên bị liệt cả hai chân. Tuy phải hoạt động trong điều kiện vô cùng khó khăn nhưng chi bộ Đảng vẫn giữ vững được vai trò lạnh đạo của mình đối với phong trào của địa phương. Lực lượng thoát ly của xã bám vùng khe vinh, khe đôi, khe ốc và cổ cò làm căn cứ. Trong khu căn cứ, ta hình thành đủ các ban ngành, hoạt động chủ yếu dựa vào chủ yếu quần chúng ở ba khu: Dân làm ruộng, vườn, hái củi, đi biển hái củi… Cơ sở cách mạng của ta trong thời gian này tiêu biểu là gia đình má bảy Đáng (má của Đồng chí Tư Hội). mặc dù địch biết má có liên hệ với cách mạng nhưng chúng không có bằng chứng để bắt má vì thế trong cuộc trận càn chúng đã dùng thủ đoạn làm cho má mù cả mắt. Trong thời gian này nhân dân Long Hòa là chỗ dựa vững chắc của lực lượng vũ trang huyện.

Ở Đồng Hòa thời gian này địch ra sức đánh phá ngăn chặn các đường tiếp tế của ta. Ngày 12/12/1967, tên Công (là một tên chỉ điểm) cùng với bọng nghĩa quân phục kích bắn chết hai du kích và bắt nữ Đ/c Sáu Dung. Để trả thù cho hai Đ/c mình, lực lượng cánh mạng đã sử tội hai tên chỉ điểm là Tư Mùa và Công.

Sau cuộc phản công chiến lược lần thứ hai thất bại, đế quốc Mỹ và ngụy quân Sài Gòn đứng trước một tình thế bế tắc cả về chiến thuật và chiếc lược. Bị sa lầy ở miền Nam Việt Nam đã làm cho kinh tế Mỹ suy thoái và nội bộ lủng củng. tình hình trên đã làm cho cánh mạng miền Nam đứng trước triển vong và thời cơ chiến lược lớn.

Tháng 12/1967, Bộ chính trị họp và ra nghị quyết lịch sử “chuyển cuộc đấu tranh cánh mạng miền nam sang một thời kỳ mới - thời kỳ giành thắng lợi quyết định”. Thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị, Trung ương Cục miền Nam đã chuẩn bị kế hoạch cho “ tổng công kích-tổng khởi nghĩa” theo đó huyện Cần Giờ được đổi tên thành huyện Duyên hải nằm trung phân khu 4.

Huyện Ủy Duyên Hải do Đ/c Bảy Cương làm Bí thư và Đ/c Lê Hồng Thắng làm Phó Bí thư phụ trách Huyện đội trưởng. Đ/c Sáu Chất, Ủy viên Thường vụ giữ chức vụ Chính trị viên Trưởng Huyện đội; Đ/c Đoàn Ngọc Tuấn Ủy viên thường vu giữ chức vụ Chính trị viên Phó huyện đội. Do địa bàn phân cách bởi con sông Lòng Tàu nên huyện phải chia thành 2 khu. Các xã thuộc phía Đông sông Lòng Tàu thuộc khu A do Đ/c Bảy Kiên và Lê Hồng Thắng phụ trách. Khu B bao gồm các xã thuộc Cần Giờ ngày nay. Do Đ/c Đoàn Ngọc Tuấn và các Đ/c Cao Thanh Tao, Trần Thành Lập của Đoàn 10 phụ trách.

Cùng với quân và dân miền Nam, quân và dân huyện Duyên Hải, trong đó có quân và dân Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh đã đứng lên tổng tiến công và nổi dậy trong mùa xuân 1968.

Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy lực lượng vũ trang huyện kết hợp với du kích tiến công đồn Lý Nhơn, đồn Long Thạnh, pháo kích chi khu Quảng Xuyên, tập kích khu Cảnh sát Cần Giờ và Dinh quận. Phân khu Bà Nghĩa, phá hủy còi 106 ly, pháo kích đồn giáo phái đóng tại Miễu Ba, Đồn 361 đóng tại Đồng Hòa, đánh cháy bo bo ở sông Hà Thanh, Long Thạnh. Được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, nhân dân Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh nổi dậy diệt ác trong các ấp chiến lược.

Cuộc tập kích chiến lược mùa xuân năm 1968 của quân và dân miền Nam làm lung lây ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ buộc chúng phải xuống than chiến tranh và bước vào đàm phán với ta tại hội nghị Paris.

Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968, nhân dân Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh cùng với nhân dân huyện Cần Giờ đã góp phần cùng nhân dân miền Nam đập tan uy thế xâm lược của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Nhân dân Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh tự hào vì mình đã đóng góp nhiều công sức cho thắng lợi này. Từ tháng 5/1968 trở đi, vùng đất Rừng Sác chịu nhiều tổn thất trước cuộc phản kích của Mỹ - ngụy. Thời này ở Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh lực lượng cách mạng bám trụ lại còn rất ít, việc liên lạc với cấp trên cũng rất khó khăn. Trong bối cảnh đó, chi bộ đảng Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh chủ trương chú trọng công tác tuyên truyền, vận động cán bộ bám đất, bám dân để xây dựng thêm cơ sở, phát động quần chúng trong các ấp chiến lược đấu tranh đòi tự do đi lại, tự do làm ăn, đòi trở lại về nhà cũ sinh sống.

Tháng 6/1968, dưới sự chỉ huy của xã đội trưởng Nguyễn Văn Thắng, du kích Tân Thạnh chặn đánh 01 trung đội nghĩa quân. Trong trận này ta tiêu diệt 01 tên.

Năm 1969, chấp hành chủ trương của HU về việc bảo tồn của lực lượng, chi bộ đã lãnh đạo đội du kích xã đẩy mạnh đánh địch để tiêu hao sinh lực của chúng. Nằm trong vùng trung tuyến, chi bộ đảng Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh luôn chấp hành chỉ thị của trên là phải tạo được vành đai ngăn chặn địch tiến ra vùng giải phóng và phải bảo đảm thế bàn đạp, khu đệm giữa ta và địch.

Tháng 9/1969, tin Chủ tịch HCM vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta qua đời tại Thủ đô Hà Nội, truyền tới vùng Rừng Sác, cán bộ, đảng viên và nhân dân Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh trong lòng sót thương Bác mà ai cũng không thể cầm được nước mắt bằng những hình thức khác nhau nhân dân Đồng Hòa, Tân Thạnh đã tổ chức truy điệu Bác để tưởng nhớ công ơn to lớn của người đối với dân tộc và thể hiện sự tin tưởng vào ngày chiến thắng của dân tộc.

Cuối tháng 9/1969, lính Mỹ và lính ngụy mở cuộc phản công chiếm Long Thạnh và chiếm Thạnh Thới là vùng giải phóng của ta làm co hẹp địa bàn hoạt động và gây cho ta nhiều khó khăn.

Giữa tháng 4/1970, đảng bộ Duyên Hải tổ chức đại hội tại khe Óc (Đồng Hòa). Đại hội đã bầu BCH đảng bộ gồm 11 Đ/c do Đ/c Đoàn Ngọc Tuấn làm Bí thư, Đ/c Năm Dương (Năm Xíu) làm Phó Bí thư phụ trách an ninh, Đ/c Trần VĂn A (Hai A) là Ủy viên thường vụ, các Đ/c Đoàn Lê Hoàng, Đoàn Thanh Xuân (Út Xuân), Nguyễn Thị Hoa là Ủy viên BCH.

Tháng 3/1970, du kích xã Tân Thạnh phục kích khác nhau, nhân dân Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh phục kính 02 ghe chở đầy lính đi càn, ta diệt được tên số còn lại chạy thoát. Trận đánh này do Xã đội trưởng Nguyễn Văn Thắng chỉ huy.

Năm 1971, lực lượng du kích xã Long Hòa chặn đánh 02 xe của Ban II Phương Hoàng trừ trên huyện xuống Đồng Hòa, diệt nhiều tên địch.

Năm 1971, Bộ đội huyện phối hợp với du kích Long Hòa đột nhập ấp chiến lược đột kích bọn Bình Định nông thôn và diệt đồn bảo an do đại úy Năm chỉ huy đóng cầu ngang. Tên Đại úy Năm cho một trung đội bí mật mò ra truy viện, quân địch lọt vào vòng phục kích chính diện của ta, Bộ đội ta điểm hỏa ĐKB, quân địch bị tiêu diệt hoàn toàn. Cuối cùng tên Đại úy Năm phải cho rút quân không thực hiện ý đồ tìm diệt.

Trong 02 năm 1970-1971, tên đại úy Năm (thuộc đại đội 785 ở Cần Thạnh) kéo quân xuống Long Thạnh, Thạnh Thới Tuyên bố “diệt hết giặc Cộng sản ở vùng này mới rút quân về”. Du kích Đồng Hòa đã chủ động phục kích đánh mìn và bắn tỉa làm tiêu hao nhiều quân số của chúng.

Có thể nói trong những năm 1969, 1970, 1971 là những năm vô cùng ác liệt và gian khổ của quân và dân Cần Giờ nói chung và quân dân Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh nói riêng. Cả một vùng rừng rộng lớn hơn 65.000ha đã bị bom đạn của địch trà đi sạt lại, rừng sác trong những năm này hầu như không còn một cây nào có thân lớm quá 2 gang tay. Địa bàn hoạt động của lực lượng cách mạng bị chia cắt. Nhưng chính trong những năm này đã chứng minh tinh thần hỏa cảm, anh dũng trước kẻ thù và tin vào thắng lợi của quân và dân Cần Giờ nói chung và quân dân Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh nói riêng.

Đầu năm 1972, thực hiện Nghị quyết hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 20, quân và dân miền Nam mở cuộc tiến dông chiến lược nhằm đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ. Bằng cuộc tiến công này thế và lực của cách mạng miền Nam bước qua thời kỳ khó khăn, chuyển sang thời kỳ phát triển mới.

Tháng 8/1972, du kích Đồng Hòa phục kích trên đường hành quân càn quét của một trung đội nghĩa quân và đã tiêu diệt được 01 tên, bắn bị thương 02 tên.

Cũng trong thời gian này, quân địch ở Thạnh Thới được tăng cường thêm 01 tiểu đội tiền tiêu, gồm 06 tên trinh sát. Nhưng sau đó, ta đánh tiêu hao lực lượng này và dùng mưu giết chết tên đồn trưởng ác ôn.

Mùa khô 1971-1972, tình hình chiến trường chuyển hướng có lợi cho ta. Trong bối cảnh đó Bộ chỉ huy Miền quyết định mở đợt tấn công năm 1972 mang bí danh “Chiến dịch Nguyễn Huệ” ở chiến trường ven Sài Gòn - Gia Định, trong đó có Nhà Bè và Cần Giờ, quân giải phóng kết hợp với du kích địa phương liên tục mở các cuộc tấn công vào đồn bót địch làm chúng phải co lại. Nhân dân bắt đầu bun về vườn đất cũ làm ăn, nhiều căn cứ được khôi phục, phong trào đấu tranh chính trị các tầng lớp nhân dân được phát triển, cơ sở Đảng được tổ chức ngay trong lòng địch.

Chiến dịch Nguyễn Huệ giành thắng lợi cùng với những chiến công vang dội của quân dân miền Bắc đánh bại trận tập kích trên không của đế quốc Mỹ đã góp phần làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ngày 27/01/1973, trong thế bị động ở chiến trường Mỹ buộc phải chấp nhận ký hiệp định Paris, rút hết quân về nước. Đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân Cần Giờ và Long Thạnh, Đồng Hòa, Tân Thạnh nói riêng tiến lên đánh bại hoàn toàn chính quyền tay sai của đế quốc Mỹ, hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước.

Tra cứu các chữ viết tắt trong bài viết.

Phương Chi

Từ khóa » Các Chiến Lược Chiến Tranh Của Mỹ Từ Năm 1961 đến Năm 1973 Có điểm Giống Nhau Cơ Bản Là