Lông Mi: Hàng Rào Bảo Vệ Và Tạo Vẻ đẹp Cho đôi Mắt - YouMed

Nội dung bài viết

  • Đặc điểm cấu trúc
  • Các đặc điểm sinh lý
  • Vai trò của lông mi
  • Các vấn đề sức khỏe liên quan đến lông mi

Lông mi là những sợi lông ngắn mọc ở rìa mí mắt. Nó có tác dụng bảo vệ mắt khỏi các mảnh vụn, bụi và các hạt nhỏ. Các tuyến ở chân mi cũng giúp bôi trơn mắt khi bạn chớp mắt. Lông mi nhạy cảm khi bị chạm vào. Do đó giúp cảnh báo rằng có vật thể lạ ở gần mắt, giúp mắt phản xạ nhắm lại. Hãy cùng bác sĩ Phan Văn Giáo tìm hiểu rõ hơn về lông mi thông qua bài viết sau!

Đặc điểm cấu trúc

Bờ mi dưới chứa 75 – 80 lông mi sắp xếp thành ba đến bốn hàng. Trong khi mi trên có 90 – 160 lông mi mọc rải rác trên năm đến sáu hàng.

Giải phẫu của lông mi và tóc có một số đặc điểm giống nhau.Cả hai đều có phần thân lông (phần nhìn thấy được) kéo dài ra bên ngoài da. Đây cũng được coi là phần “chết” của lông. Thân lông không có trao đổi hoá sinh nên không thể tự phục hồi. Gốc lông nằm dưới da và trong bầu nhú. Phần dưới của nang lông tiếp xúc trực tiếp với nhú bì; mang lại các tương tác giữa trung mô và biểu mô trong chu kỳ nang lông.

Cấu trúc lông mi
Cấu trúc lông mi

Bản thân lông mi được tạo thành từ ba cấu trúc khớp vào nhau. Đó là: lớp tủy, lớp lõi và lớp biểu bì.

Lớp tủy

Đây là cấu trúc trong cùng, bao gồm các tế bào lỏng lẻo. Chứa nhiều tế bào keratin (sừng) dạng lỏng và không khí.

Lớp lõi

Lớp vỏ dày hơn bao quanh tủy để đảm bảo sức mạnh và sự ổn định của nó. Sắc tố của lông mi là kết quả của sắc tố melanin có trong lớp vỏ.

Lớp biểu bì

Bao gồm một số lớp tế bào, tạo thành phần ngoài cùng. Chúng bảo vệ các cấu trúc bên trong bằng tính không thấm của nó.

Các đặc điểm sinh lý

Giải phẫu và sinh lý của nang lông mi cũng có điểm rất khác biệt so với các nang lông khác. Đó là ở các đặc điểm cụ thể của nó và vùng da xung quanh, ảnh hưởng của nó đến chu kỳ sống, độ cong và sắc tố, và những thay đổi liên quan đến tuổi của lông mi.

Xem thêm: Chăm sóc da vùng mắt: Làm sao để có đôi mắt đẹp?

Vùng da xung quanh của nang lông và các đặc điểm của nó

Để đánh giá đúng các đặc điểm chính của nang lông mi và vùng da xung quanh, cần phải so sánh những cấu trúc này với cấu trúc của tóc da đầu, vốn đã được nghiên cứu rộng rãi.

Da đầu có ba lớp: biểu bì (bên ngoài), hạ bì (giữa) và hạ bì (bên trong). Trong khi da mi có hai lớp: biểu bì mỏng hơn và hạ bì.

Tất cả các nang lông trên cơ thể con người đều bắt nguồn từ lớp da sâu nhất của chúng. Đó là lớp hạ bì cho da đầu và lớp hạ bì cho mi. Do đó, nang lông mi ngắn hơn so với nang tóc ở da đầu.

Một đặc điểm chính khác giúp phân biệt nang lông mi với nang tóc ở da đầu là: chúng không có cơ giúp duỗi thẳng lông khi phản ứng với nhiệt  lạnh hoặc cường độ cảm xúc cao (thường được gọi là “nổi da gà”). Do đó, lông mi không đòi hỏi sự di chuyển cá nhân.

Các tuyến ở lông mi

Các nang lông mi được kết nối với hai loại tuyến tiết: Zeiss và Moll. Chúng tạo ra các chất khác nhau, được giải phóng qua các kênh chảy vào nang lông.

Các tuyến Zeiss sử dụng cơ chế hoạt động của holocrine. Do đó giải phóng thành phần tế bào hoàn chỉnh của chúng, đó là bã nhờn. Nó có đặc tính kháng khuẩn và bôi trơn, cũng như cho phép vận chuyển chất chống oxy hóa. Mặc dù chức năng chính xác của bã nhờn vẫn chưa được biết rõ.

Các tuyến Moll chỉ được tìm thấy trong các bờ mi và hoạt động từ khi mới sinh. Đây là các tuyến apocrine, sản xuất các chất tiết bằng cách phân mảnh từ một phía của tế bào của chúng. Các chất tiết của chúng, chứa nhiều thành phần đường. Nó có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chống lại vi sinh vật.

Vòng đời

Các lông mi của phôi thai phát triển từ tuần thứ 22 đến tuần thứ 26 của thai kỳ.

Lông mi có chu kỳ sống bao gồm ba giai đoạn: giai đoạn tăng trưởng (anagen), giai đoạn thoái hóa (catagen) và giai đoạn nghỉ ngơi (telogen). Sau giai đoạn telogen, lông mi rụng đi và vòng đời bắt đầu lại với một sợi mới trong giai đoạn anagen.

Tốc độ phát triển hàng ngày của nó là 0,12 – 0,14 mm. Giai đoạn anagen thay đổi từ bốn đến mười tuần. Vòng đời hoàn chỉnh là từ bốn đến mười một tháng.

Chiều dài lông mi hiếm khi vượt quá 12 mm. Vì tốc độ phát triển và thời gian giai đoạn anagen ngắn hơn so với những gì được quan sát trong nghiên cứu về tóc trên da đầu.

Tốc độ phát triển lông mi bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố:

Bao gồm các chất tương tự prostaglandin tại chỗ được sử dụng để giảm nhãn áp ở bệnh nhân tăng nhãn áp. Nesher et al. đã chứng minh rằng: các thụ thể F2α tương tự prostaglandin được biểu hiện ở một số lớp của nang lông trong giai đoạn anagen của nó. Tuy nhiên cần có các nghiên cứu sâu hơn để xác nhận sự biểu hiện của các thụ thể F2α khi sử dụng thuốc nhỏ mắt tương tự prostaglandin.

Vòng đời lông mi
Vòng đời gồm 3 giai đoạn: Anagen, Catagen, Telogen

Độ cong

Lông mi thường cong ở tất cả mọi người, bất kể dân tộc. Độ cong này được bắt đầu từ bầu mi và tiếp tục cho đến đầu trục. Một số loại tế bào của nang lông dọc theo bầu nang là không đối xứng. Tức là một số vỏ bọc dọc theo mặt lõm của bầu nang dày hơn vỏ phía mặt lồi. Các dấu hiệu của tóc xoăn cũng được tìm thấy trong lớp biểu bì và vỏ của chính lông mi.

Tuy nhiên, biên độ của độ cong có thể khác nhau giữa các cá nhân. Các nghiên cứu về dân tộc đã xác định được sự khác biệt về mức độ cong của lông mi cho thấy:  sự cong lên rõ ràng hơn ở người da trắng so với người châu Á.

Sắc tố 

Da và tất cả tóc trên cơ thể con người thu nhận sắc tố chủ yếu là do quá trình tạo hắc tố. Đây là sự tổng hợp các loại hắc tố khác nhau của các tế bào hắc tố. Tế bào này chịu ảnh hưởng của một số enzym, bao gồm cả protein liên quan đến tyrosinase 2 (TRP-2) .

Khi nói đến lông mi, mức độ sắc tố của chúng được xác định bởi số lượng tế bào hắc tố trong cấu trúc nang lông mi. Lông mi trở nên xám khi tuổi rất cao và hiếm khi trắng hơn. Việc duy trì sắc tố lông mi có thể được giải thích bởi một biểu hiện bền vững của TRP-2. Cần có các nghiên cứu sâu hơn để xác nhận xem mối liên hệ này có phải là mối quan hệ nguyên nhân – kết quả trực tiếp hay không.

Ngược lại, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tóc da đầu sẽ dần dần mất đi sắc tố do sự suy giảm dần dần của các tế bào hắc tố. Một số cơ chế đã được chứng minh để giải thích hiện tượng này: quá trình chết rụng tế bào hắc tố, stress oxy hóa và giảm biểu hiện của một số enzym, chẳng hạn như TRP -2,17, 20, 21.

Các thay đổi liên quan đến độ tuổi

Có những nghiên cứu hạn chế về những thay đổi liên quan đến tuổi tác trên lông mi. Procianoy và cộng sự đã nghiên cứu  mi dưới của phụ nữ, và phát hiện ra rằng độ cong của mi trên phần mi mắt giữa và mi giữa tăng lên theo tuổi. Trong khi những mi ở phần bên vẫn theo cùng một hướng.

Glaser et al. báo cáo rằng: có sự giảm độ dài, độ dày và sắc tố của lông mi theo tuổi tác.

Vai trò của lông mi

Các sợi lông mịn mọc ở mí mắt thực hiện một số chức năng quan trọng. Mặc dù chúng thường được coi là điểm nhấn của vẻ đẹp, nhưng chức năng chính của chúng là bảo vệ mắt khỏi các hạt nhỏ như: bụi, cát hoặc mảnh vụn xâm nhập và gây hại cho mắt.

Chức năng phụ của chúng là đưa ra cảnh báo nguy hiểm. Lông mi có độ nhạy cao khi chạm vào, chúng cung cấp cảnh báo rằng một vật thể có thể ở quá gần mắt. Tương tự như râu trên nhiều loài động vật như mèo và chó. Vì vậy, bạn có thể coi lông mi là “người gác cổng” bảo vệ cho mắt.

Lông mi cũng đóng vai trò thẩm mỹ quan trọng cho mắt. Hiện nay rất nhiều người ưa chuộng lông mi đen, dài. Đi cùng với nhu cầu đó, nhiều phương pháp tác động để làm cho lông mi dài cong hơn ra đời. Tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý những ảnh hưởng có thể xảy ra nếu tác động quá mức đến sự phát triển của lông mi.

Các vấn đề sức khỏe liên quan đến lông mi

Mặc dù lông mi có vẻ ít phức tạp hơn so với mắt. Nhưng vẫn có một số vấn đề sức khỏe liên quan đến lông mi như:

  • Viêm bờ mi :tình trạng kích ứng vùng mi mắt, nơi lông mi nối với mí mắt. Khi mí mắt đỏ, ngứa và da bị bong tróc, lông mi có thể bị rụng.
  • Madarosis: rụng lông mi.
  • Trichiasis: lông mi mọc ngược.
  • Distichiasis: sự phát triển bất thường của lông mi ở một vùng cụ thể của mí mắt.
  • Nhiễm ký sinh trùng: lông mi có thể bị nhiễm một loại rận cua ký sinh.
  • Mụn thịt (hoặc u sừng bên ngoài): tình trạng viêm mủ của các nang lông mi bị nhiễm trùng; các tuyến bã nhờn xung quanh bờ mi.
  • Demodex (hay Demodioc Folliculorum): đây là một loài ve nhỏ sống vô hại trong lông mi và các nang lông khác. Đáng ngạc nhiên là :ước tính 98% người có những con ve này; mặc dù chúng ta sẽ không biết về sự hiện diện của chúng.
  • Trichotillomania: một rối loạn thúc giục bệnh nhân nhổ lông mi, tóc trên da đầu; hoặc các loại tóc khác trên cơ thể.

Hầu hết chúng ta có thể coi lông mi như là một bộ phận hiển nhiên trên cơ thể người. Nhưng chúng thực sự rất quan trọng đối với chức năng của mắt. Chúng không những tham gia bảo vệ, làm đẹp cho mắt, mà còn giúp cho mắt hoạt động một cách hiệu quả. Vì vậy, chúng ta hãy học cách chăm sóc và bảo vệ nó khỏe mạnh. Đừng vì những thói quen và nhu cầu thẩm mỹ quá mức mà làm hỏng đi hàng rào bảo vệ này.

Từ khóa » Chu Kì Lông Mi