Lồng Ruột ở Trẻ Em Là Gì? Những điều Cần Biết | Pacific Cross Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết / Table of Contents
- Lồng ruột ở trẻ em là bệnh gì?
- Độ tuổi trẻ thường mắc phải chứng lồng ruột?
- Những dấu hiệu trẻ bị lồng ruột là gì?
- Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
- Nguyên nhân gây ra chứng lồng ruột ở trẻ em?
- Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc lồng ruột ở trẻ em?
- Điều trị chứng lồng ruột ở trẻ
- Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng lồng ruột ở trẻ em?
- Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng lồng ruột ở trẻ em?
- Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chứng lồng ruột ở trẻ em?
This post is also available in: English
Lồng ruột là một bệnh ngoại khoa trầm trọng và hầu như chỉ gặp ở trẻ em, đặc biệt là các trẻ nhỏ. Điều khó khăn trong chẩn đoán bệnh là trẻ quá nhỏ và không thể nói chuyện.
Giai đoạn sớm của bệnh, trẻ chỉ khóc to liên tục làm cho bố mẹ không cảnh giác được bệnh và đưa con đến bác sĩ muộn. Lúc này trẻ không còn cơ hội điều trị không phẫu thuật và có thể phải tiến hành một ca đại phẫu tháo hoặc cắt một phần ruột.
Lồng ruột ở trẻ em là bệnh gì?
Tương tự như lồng ruột ở người lớn, bé bị lồng ruột là một bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến đường ruột, gồm có ruột non và ruột già. Đây là chứng bệnh trong đó một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kế cận.
Khi ruột chui, các mạch máu cũng bị cuốn vào theo, hậu quả là tạo nên sự thắt nghẹt các mạch máu, gây tổn thương đoạn ruột bên dưới và chảy máu. Nếu không được điều trị kịp thời lồng ruột ở trẻ em sẽ bị hoại tử dẫn đến thủng ruột và gây nên viêm phúc mạc (màng bụng).
Độ tuổi trẻ thường mắc phải chứng lồng ruột?
Chứng lồng ruột ở trẻ em thường gặp phải ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ trong khoảng từ 3 đến 6 tháng tuổi. Các bé trai thường có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 đến 3 lần so với bé gái. Bệnh hiếm gặp ở người trưởng thành. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin y khoa khi trẻ bị lồng ruột.
Những dấu hiệu trẻ bị lồng ruột là gì?
Vào thời kỳ đầu của bệnh, trẻ có thể khó chịu do co thắt dạ dày. Một vài triệu chứng lồng ruột bạn cần lưu ý là: Trẻ bất thình lình khóc lớn do đau bụng và co gối lên ngực. Những cơn đau bụng như vậy cứ tái phát nhiều lần. Trẻ có thể bị ói mửa, xanh xao và vã mồ hôi. Khi ruột bị nghẹt nghiêm trọng hơn, phân sẽ có máu và nước nhầy, dạ dày bị sưng lên. Trẻ có thể trở nên yếu ớt, thỉnh thoảng có cảm giác một chỗ u lồi lên trên dạ dày. Những dấu hiệu và triệu chứng khác bao gồm tiêu chảy, sốt và mất nước.
Tìm hiểu thêm về tình trạng mất nước của trẻ sơ sinh, bao gồm dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng ngừa tại bài viết “Nhận diện sớm tình trạng mất nước ở trẻ sơ sinh”.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Chứng lồng ruột ở trẻ em cần cấp cứu ngay lập tức. Nếu con bạn xuất hiện những triệu chứng kể trên, hãy gọi bác sĩ ngay. Với trẻ sơ sinh, hãy chú ý đến biểu hiện và dấu hiệu đau bụng ở bé là khóc lóc, co gối lên ngực. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho trẻ.
Nguyên nhân gây ra chứng lồng ruột ở trẻ em?
Nguyên nhân gây ra chứng lồng ruột ở trẻ em hiện chưa xác định rõ. Nguyên nhân có thể là do sau khi bị viêm ruột. Một khối u lành tính hay hiếm gặp hơn là ung thư ruột non cũng có thể gây ra chứng bệnh này.
Vì lồng ruột ở trẻ em xảy ra nhiều hơn vào mùa thu và mùa đông, hơn nữa vì trẻ em mắc bệnh thường có những triệu chứng giống như cảm cúm, nên một vài người cho rằng có thể do virus gây ra. Trong các trường hợp khác, xuất hiện bất thường như polyp hoặc khối u được cho là nguyên nhân gây bệnh, phổ biến nhất là bệnh túi thừa Meckel.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc lồng ruột ở trẻ em?
Những nhân tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lồng ruột ở trẻ em như:
- Tuổi tác: trẻ em thường dễ mắc bệnh hơn người lớn. Bệnh này thường gây tình trạng tắc đường ruột ở trẻ em từ 3 đến 6 tháng tuổi.
- Giới tính: chứng lồng ruột ở trẻ em thường xảy ra nhiều hơn với các bé trai.
- Bẩm sinh có cấu tạo ruột bất thường.
- Đã từng bị chứng lồng ruột ở trẻ em: trẻ có nguy cơ mắc bệnh này trở lại khi đã từng bị trước đây.
- Trong một vài nghiên cứu, những người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc chứng lồng ruột ở trẻ em.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Điều trị chứng lồng ruột ở trẻ
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng lồng ruột ở trẻ em?
Đầu tiên, bác sĩ sẽ gỡ chỗ tắc bằng cách bơm hơi vào đường tiêu hóa nếu trẻ đến điều trị trong giai đoạn sớm của bệnh, nếu phương pháp này thất bại thì sẽ tiến hành phẫu thuật tháo hoặc cắt đoạn ruột bị lồng và dùng kháng sinh để trị nhiễm trùng . Ngoài ra còn có những phương pháp điều trị khác như đặt ống thông mũi – dạ dày để giúp giảm áp lực trong ruột non.
Bệnh lồng ruột ở trẻ em nếu không được chữa trị có thể gây hoại tử và nhiễm trùng máu đe dọa tính mạng. Đối với trường hợp bệnh nhẹ, bệnh chỉ xảy ra tạm thời và có thể tự hết. Khi trẻ lớn lên, nguy cơ tái phát bệnh sẽ giảm. Hầu hết sự tái phát bệnh diễn ra trong vòng 24 tiếng đầu tiên sau khi chữa trị. Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu triệu chứng có dấu hiệu tái phát.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng lồng ruột ở trẻ em?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán sơ bộ thông qua bệnh sử và khám lâm sàng. Nếu trẻ bị sốt, mất máu hoặc nếu triệu chứng đã nêu xảy ra liên tục nhiều giờ đồng hồ, cần phẫu thuật ngay lập tức để điều trị.
Với những đứa trẻ có tình trạng ổn định hơn, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp ống thụt barium, một phương pháp chụp X-quang ruột. Trong tiến trình này, một chất lỏng chứa chất bari được cho đi qua ruột non, sau đó bác sĩ sẽ tiến hành chụp. Chất bari vừa giúp chẩn đoán vừa gây áp lực làm giãn ruột non.
Ngoài ra, chụp X- quang, CT hay siêu âm vùng bụng cũng có thể được tiến hành để chẩn đoán bệnh.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chứng lồng ruột ở trẻ em?
Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng hồi phục của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
Lồng ruột thường chỉ xảy ra ở trẻ em. Những trẻ đã từng bị bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh lần hai. Bạn nên chú ý quan sát trẻ, khi trẻ có bất cứ biểu hiện bất thường nào như khó chịu liên tục, co chân lên bụng, ói mửa, chướng bụng… hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay để bác sĩ kịp thời can thiệp.
Nếu trẻ đến sớm, bác sĩ chỉ cần bơm hơi vào ống hậu môn để kéo giãn đoạn ruột lồng. Phương pháp điều trị này tỷ lệ thành công khá cao và trẻ không cần phải trải qua đau đớn bằng phẫu thuật. Nếu trẻ đến viện muộn hoặc thủ thuật tháo lồng bằng hơi thất bại, tùy tình hình mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp. Nếu có lo lắng hoặc thắc mắc, bạn hãy trao đổi thêm với bác sĩ nhi khoa để có thêm thông tin về bệnh.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất. Pacific Cross Việt Nam không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Pacific Cross Việt Nam chuyên cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch. Dịch vụ của chúng tôi có nhiều sự lựa chọn, phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng.
Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân, gia đình hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi sẽ luôn hỗ trợ, tư vấn tận tâm để đảm bảo rằng bạn tìm được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.
Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Nhiễm trùng (vi khuẩn và virus) là bệnh gì?
- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh gì?
- Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh gì?
Nguồn tham khảo
- Intussusception.
http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/intussusception/basics/definition/con-20026823.
- Intussusception – children.
http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000958.htm.
- Intussusception – Topic overview.
http://www.webmd.com/children/tc/intussusception-topic-overview.
Từ khóa » Hiện Tượng Xoắn Ruột ở Trẻ Nhỏ
-
Các Nguyên Nhân Gây Xoắn Ruột ở Trẻ Em | Vinmec
-
Bệnh Xoắn Ruột ở Trẻ Em | TCI Hospital
-
Xoắn Ruột ở Bé Sơ Sinh | TCI Hospital - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Các Nguyên Nhân Gây Xoắn Ruột | BvNTP
-
Xoắn Ruột ở Trẻ Sơ Sinh - Chậm 1 Ly đi 1 Dặm
-
Lồng Ruột - Khoa Nhi - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Triệu Chứng Và Nguyên Nhân Lồng Ruột ở Trẻ Phụ Huynh Cần Nắm Rõ
-
[TỔNG QUAN] Bệnh Tắc Ruột ở Trẻ: Tất Tần Tật Những điều Cần Biết
-
4 Dấu Hiệu Chứng Tỏ Trẻ Bị Lồng Ruột, Cha Mẹ Cần Lưu ý
-
Xoắn Ruột ở Trẻ Biểu Hiện Ra Sao?
-
Bị Xoắn Ruột Là Gì? Nguy Hiểm Không? Biểu Hiện Và Cách điều Trị
-
Xoắn Ruột: Biểu Hiện Và Cách điều Trị
-
Xoắn Ruột ở Trẻ Em: Chỉ Có 6 Giờ để "cứu" - UBND Tỉnh Gia Lai
-
[PDF] TIẾP CẬN TRẺ SƠ SINH BỊ NÔN ÓI