LỚP NGỌC LAN - 123doc
Có thể bạn quan tâm
LỚP NGỌC LAN 73 15,5K 138 TẢI XUỐNG 138
Đang tải... (xem toàn văn)
XEM THÊM TẢI XUỐNG 138Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1 / 73 trang TẢI XUỐNG 138THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng | |
---|---|
Số trang | 73 |
Dung lượng | 2,44 MB |
Nội dung
LỚP NGỌC LAN (MAGNOLIOPSIDA) ĐẶC ĐIỂM - Cây mầm: có 2 lá mầm. - Rễ: rễ mầm cho ra rễ chính của cây. Rễ này phát triển mạnh hơn các rễ phụ, nên rễ cây lớp Ngọc lan thường thuộc loại rễ trụ và có cấu tạo cấp hai. - Thân: thường có nhiều nhánh và có cấu tạo cấp hai. Thân cấp một chỉ có một vòng libe–gỗ, ngoại trừ vài trường hợp đặc biệt như ở họ Hồ Tiêu (Piperaceae). - Lá: Hình dạng của phiến và kiểu gân lá rất biến thiên, nhưng kiểu gân song song hiếm gặp. Lá thường có cuống. Bẹ lá ít phát triển trừ một vài họ như họ Hoa tán (Apiaceae). - Hoa: thông thường hoa mẫu 5 hay mẫu 4 với 2 lá bắc con ở hai bên. Hoa mẫu 3 chỉ gặp ở những họ thực vật cổ như họ Na (Annonaceae). PHÂN LOẠI Theo hệ thống của Armen Takhtajan (1997) thì thực vật có hoa được sắp xếp trong 589 họ thuộc 232 bộ. Lớp Ngọc lan được chia làm 11 phân lớp: 1. Phân lớp Ngọc lan (Magnoliidae) 2. Phân lớp Súng (Nymphaeidae) 3. Phân lớp Sen (Nelumboidae) 4. Phân lớp Hoàng liên (Ranunculidae) 5. Phân lớp Cẩm chướng (Caryophyllidae) 6. Phân lớp Sau sau (Hamamelididae) 7. Phân lớp Sổ (Dilleniidae) 8. Phân lớp Hoa hồng (Rosidae) 9. Phân lớp Thù du (Cornidae) 10. Phân lớp Cúc (Asteridae) 11. Phân lớp Hoa môi (Lamiidae) PHÂN LỚP NGỌC LAN (MAGNOLIIDAE) GỒM 18 BỘ VÀ 39 HỌ HỌ ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU HỌC CÂY TRONG HỌ GHI CHÚ BỘ NGỌC LAN (Magnoliales) - Thân gỗ. - Lá mọc so le, đơn, nguyên, có lá kèm hay không. - Trong lá và thân thường có tế bào tiết chất thơm. - Gỗ không có mạch thông hay có mạch thông với mặt ngăn hình thang hay đơn. - Hoa to, mọc riêng lẻ ở kẽ lá hay đầu nhánh, kiểu xoắn, xoắn vòng hay vòng. - Hoa lưỡng tính, thường thụ phấn nhờ sâu bọ. - Đế hoa dài. - Bao hoa đơn hay ít nhiều phân hoá thành đài và tràng. - Nhị nhiều, rời nhau, xếp xoắn ốc, thường hình bản, không phân hoá thành chỉ nhị và chung đới. - Hạt phấn một rãnh nguyên thủy. - Bộ nhụy có nhiều lá noãn rời. - Noãn đảo. - Hạt có nhiều nội nhũ. Ngọc lan Magnoliaceae Thân: gỗ to hay nhỏ, đứng hoặc leo. Lá: đơn, mọc cách, phiến nguyên hay có răng cưa, có hoặc không có lá kèm. Ở cây Ngọc lan, lá kèm to, hình búp bao bọc chồi, khi rụng thường để lại vết sẹo quanh cành. Hoa: hoa riêng lẻ ở ngọn hay nách lá, to, đều, lưỡng tính. Đế hoa lồi, hình nón. Bao hoa: nhiều phiến gần giống nhau xếp theo một đường xoắn ốc hoặc một số ít phiến đã phân hoá thành đài và tràng, xếp thành vòng mẫu 3. Bộ nhị: nhiều nhị rời xếp theo một đường xoắn ốc. Chỉ nhị ngắn và dẹt. Bao phấn đính đáy, có mũi hay không. Bộ nhụy: nhiều lá noãn rời gắn theo một đường xoắn ốc trên đế hoa lồi, mỗi lá noãn đựng 1 hay nhiều noãn. Đôi khi hoa có cuống nhụy. Vòi nhụy hình chỉ, đôi khi rất ngắn gần như không có. Quả: quả đại hay quả thịt. Tế bào tiết tinh dầu trong tất cả các mô mềm. Dạ hợp nhỏ Magnolia coco (Lour.) DC Ngọc lan trắng: Michelia alba DC. Ngọc lan ngà (Sứ vàng): Michelia champaca L. Bộ Ngọc Lan gồm 3 họ, chỉ đề cập 1 họ BỘ NA (Annonales) Họ Na Annonaceae Thân: gỗ to hay nhỏ, đứng hoặc leo (dây Công chúa). Lá: đơn, nguyên, mọc cách, không có lá kèm. Gân lá hình lông chim. Lá non thường có lông tơ. Hoa: riêng lẻ ở ngọn hay nách lá, kiểu vòng xoắn, đều, lưỡng tính ít khi đơn tính khác gốc hay tạp tính. Đế hoa lồi. Bao hoa: thường gồm 3 vòng, mỗi vòng có 3 bộ phận, vòng ngoài là lá đài, 2 vòng trong là cánh hoa. Đài có thể rời hay dính, thường tiền khai van. Cánh hoa to, dày và mềm; đôi khi hoa chỉ có 3 cánh. Bộ nhị: nhiều nhị rời xếp theo một đường xoắn ốc. Chỉ nhị rất ngắn. Chung đới tận cùng bằng một phụ bộ hình phiến đứng hay quặp xuống, hình đĩa lồi hay hình nón nhọn giống như một đầu đinh, rộng bằng hay to hơn bao phấn. Ô phấn hẹp, mở bằng một đường nứt dọc, hướng ngoài. Bộ nhụy: nhiều lá noãn rời xếp khít nhau, nhưng đôi khi giảm còn 3 hoặc 1 lá noãn, số noãn thay đổi. Vòi nhụy ngắn. Quả: thông thường theo 2 kiểu: – Kiểu Annona: Quả tụ, mỗi lá noãn cho một quả mọng riêng biệt và tất cả các quả này dính vào nhau. – Kiểu Cananga: Mỗi lá noãn cho một quả mọng có cuống và mỗi hoa cho một chùm quả mọng. Mỗi quả mọng mang 2 hàng hạt. Ở cây Gié nam (Unona cochinchinensis Lour.), mỗi lá noãn cho ra một chuỗi hạt thắt lại thành nhiều khúc, mỗi khúc đựng một hạt. Hạt có vỏ cứng, láng. Nội nhũ to, xếp nếp. Tế bào tiết tinh dầu trong tất cả các mô mềm. Mãng cầu xiêm: Annona muricata L. Bình bát: Annona reticulata L. Mãng cầu ta: Annona squamosa L. Dây Công chúa Artabotrys hexapetalus (L.f.) Bhandari. Ngọc lan tây Cananga odorata (Lamk.) Hook. f & Thoms Bộ Na chỉ có 1 họ. BỘ MÁU CHÓ (Myristicales) Họ Máu Chó Myristicacea Thân: gỗ to hay vừa. Lá: đơn, nguyên, mọc cách, không có lá kèm. Gân lá hình lông chim. Cụm hoa: xim, chùm ở nách lá, hiếm khi ở ngọn. Hoa: đơn tính khác gốc Bao hoa: 3 lá đài dính liền nhau có dạng chén, không có cánh hoa. Bộ nhị: Hoa đực có 6–20 nhị. Chỉ nhị dính liền nhau thành một cột ở giữa, mang bao phấn ở đỉnh, hướng ngoài. Bộ nhụy: hoa cái có 1 lá noãn, bầu trên, 1 ô đựng 1 noãn. Không có Tế bào tiết tinh dầu trong tất cả các mô mềm. Có dịch màu đỏ tươi hay màu vàng. Xăng (săng) máu rạch: Horsfieldia irya (Gaertn.) Warb. Máu chó cầu: Knema globularia (Lamk.) Warb Đậu khấu: Myristica fragrans Houtt Bộ Máu chó chỉ có 1 họ. vòi nhụy hoặc vòi nhụy rất ngắn. Quả: quả mọng nhưng thường mở thành 2 mảnh vỏ (baie bivalve), đường nứt theo đường hàn mép lá noãn và theo gân giữa của lá noãn. Hạt có áo hạt nguyên hay có rìa, màu đỏ hay màu vàng. Nội nhũ nhăn. BỘ LONG NÃO (Laurales) - Cây gỗ to hay cây nhỡ, ít khi là cây thân cỏ. - Lá thường mọc so le, đôi khi mọc đối, không có lá kèm. - Trong mô mềm của thân và lá thường có tế bào tiết tinh dầu thơm. - Ở một số loài, gỗ chưa có mạch thông, các loài khác có mạch thông với bản ngăn đơn. - Hoa lưỡng tính, đôi khi đơn tính. - Các bộ phận của hoa xếp thành vòng. - Gốc các mảnh bao hoa và nhị thường dính với nhau thành một ống ngắn. - Hạt phấn một rãnh. - Lá noãn rời hay dính. - Noãn đảo hay thẳng, có 2 lớp vỏ. Họ Long Não Lauraceae Thân: gỗ to hay nhỏ, có mùi thơm, trừ dây Tơ xanh là một loài bán ký sinh leo quấn, hình sợi, màu lục sậm. Lá: đơn, mọc cách đôi khi mọc đối, không có lá kèm. Phiến nguyên, dày, bóng láng. Gân lá hình lông chim thường có 2 gân bên nổi rõ. Dây Tơ xanh có lá teo thành vẩy. Cụm hoa: xim 2 ngả tụ thành chùm hay thành tán giả ở ngọn hay ở nách lá, hiếm khi là gié như ở Cassytha. Hoa: nhỏ, đều, lưỡng tính đôi khi trở thành đơn tính vì bộ nhị bị trụy; khi đó trên cùng một cây có cả hoa cái và hoa lưỡng tính. Bao hoa: 6 phiến cùng màu dạng lá đài xếp trên 2 vòng. Hoa mẫu 2 hiếm gặp (Laurus). Bộ nhị: 4 vòng, mỗi vòng có 3 nhị và thường vòng trong cùng mang nhị lép. Ở Laurus, mỗi vòng có 2 nhị và vòng trong cùng mang nhị hữu thụ. Nhị hữu thụ có bao phấn gồm 4 ô phấn nhỏ chồng lên nhau hai cái một (tông Perseineae, chi Cinnamomum, Camphora) hoặc 2 ô phấn (tông Laurineae, chi Laurus). Mỗi ô phấn mở bằng một nắp bật lên. Bao phấn có thể mở quay vào phía trong hoặc 2 vòng nhị ngoài bao phấn mở quay vào trong, vòng nhị thứ ba bao phấn mở quay ra ngoài. Chỉ nhị thường mang 2 tuyến Tế bào tiết tinh dầu trong tất cả các mô mềm vài chi có tế bào tiết chất nhầy (Persea, Litsea). Trụ bì ở thân là vòng mô cứng, gồm tế bào mô cứng và sợi. Libe 2 có sợi. Hoa đồ: Cây Quế quan (Cinnamomum zeylanicum) Tơ xanh: Cassytha filiformis L. Long não: Cinnamomum camphora (L.) Presl. Quế rừng (Hậu phác nam): Cinnamomum iners Reinw. ex Blume. Quế quan: Cinnamomum Bộ Long Não gồm 6 họ, chỉ đề cập 1 họ nhỏ ở gốc. Bộ nhụy: một lá noãn, bầu 1 ô đựng 1 noãn đảo đính ở nóc thòng xuống. Có thể bầu trên đính trên một đế hoa lồi hoặc phẳng (hoa cái của Laurus) hoặc giữa và tự do trong một đế hoa lõm (Cinnamomum, Persea) hoặc dưới và dính vào đế hoa (Cryptocarya). Ở Ravensera, bầu chia thành nhiều ô bởi một số vách giả không hoàn toàn Quả: quả mọng 1 hạt hay quả hạch, vỏ quả mỏng hay dày. Hạt không nội nhũ. Mầm thẳng. Nhị cây Quế quan (Cinnamomum zeylanicum) verum Presl (C. zeylanicum Blume). Màng tang: Litsea cubeba (Lour.) Pers. Bơ: Persea americana Mill Bời lời nhớt: Litsea glutinosa (Lour.) Rob BỘ HỒI (Illiciales) - Cây gỗ vừa, cây leo. - Lá đơn, mọc so le, không có lá kèm. - Yếu tố mạch thường có mạch ngăn hình thang. - Hoa ở nách lá, lưỡng tính (Illiciaceae) hay đơn tính (Schisandraceae) - Hoa kiểu xoắn hay vòng, có bao hoa đôi không đều. - Màng hạt phấn 3 rãnh. - Bộ nhụy có lá noãn rời. - Noãn đảo, có 2 lớp vỏ, phôi tâm dày. - Hạt có nội nhũ dầu, phôi rất nhỏ. Họ Hồi Illiciaceae Thân: cây bụi hay gỗ vừa, có mùi thơm. Lá: đơn, nguyên, mọc cách, không có lá kèm. Hoa: riêng lẻ, đều, lưỡng tính, kiểu xoắn vòng. Bao hoa: nhiều phiến xếp xoắn ốc, những phiến ngoài cùng thường nhỏ và đôi khi là dạng lá bắc, những phiến trong lớn dần, nhưng những phiến trong cùng lại nhỏ và đôi khi chuyển tiếp thành nhị lép. Bộ nhị: thường nhiều (4–50) xếp xoắn ốc. Bộ nhụy: Lá noãn nhiều (5–21, thường 7–15), xếp vòng như ngôi sao. Mỗi lá noãn chứa một noãn. Quả: tụ, gồm nhiều quả đại xếp thành vòng trên một đế chung. Hạt có phôi rất nhỏ. Hồi núi: Illicium griffithii Hook. f. et Thoms. Hồi: Illicium verum Hook.f. Bộ Hồi gồm 2 họ, chỉ đề cập 1 họ BỘ HỒ TIÊU (Piperales) - Hoa nhỏ, trần, lưỡng tính hay đơn tính, hợp thành gié đơn. 3–6 nhị, hạt phấn một rãnh. - Ba lá noãn hợp thành bầu 1 ô, đựng một hay nhiều noãn thẳng. - Hạt có nội nhũ và ngoại nhũ, phôi rất nhỏ. - Bộ gồm 2 họ sau: 1. Họ Hồ Tiêu (Piperaceae) 2. Họ Giấp cá (Saururaceae) Họ Hồ Tiêu Piperaceae Thân: cỏ (Peperomia) hay dây leo thân gỗ nhờ rễ bám (Piper). Lá: đơn, nguyên, mọc cách, có hay không có lá kèm. Phiến lá hình tim hay hình trứng. Gân lá hình chân vịt hay lông chim. Cụm hoa: gié không phân nhánh mọc ở nách lá hay đối diện với lá vì phát hoa ở tận cùng nhánh bị hất qua một bên do sự phát triển của nhánh nách (phát triển cộng trụ). Trục phát hoa thường mập. Mỗi hoa mọc ở nách một lá bắc, xếp theo đường xoắn ốc và thông thường áp sát vào trục. Hoa: trần, lưỡng tính, mẫu 3 với 2 vòng nhị; nhưng hoa có thể trở thành đơn tính vì trụy. Bộ nhị: 6 nhị đính trên 2 vòng (Piper amalago). Nhưng số nhị thường bị giảm do vòng trong có thể mất đi hoàn toàn hoặc một phần. Ở hầu hết các Piper và Peperomia, vòng ngoài lại mất thêm 1 nhị nên hoa chỉ còn 2 nhị. Bộ nhụy: thông thường 3 lá noãn, nhưng cũng có thể có 1–4 hay 5 lá noãn, hợp thành bầu 1 ô, đựng 1 noãn thẳng đính ở đáy. Quả: mọng, đựng 1 hạt. Hạt có nội nhũ và ngoại nhũ Thân có ít nhất 2 vòng bó libe–gỗ. Ở Piper, các bó libe– gỗ của vòng ngoài nối liền nhau bởi một vòng mô cứng, bó libe–gỗ vòng trong là của vết lá. Ở Peperomia có nhiều vòng bó libe– gỗ của vết lá xếp không thứ tự và không có vòng mô cứng ở ngoài; cấu tạo này giống cấu tạo của cây lớp Hành. Tất cả các mô mềm đều có tế bào tiết tinh dầu và ống chứa gôm. Rau càng cua: Peperomia pellucida (L.) Kunth. Trầu: Piper betle L. Tiêu dài: Piper longum L. Tiêu: Piper nigrum L. 1: Hoa đồ Piper amalago, 2: Hoa đồ Peperomia pellucida, 3: Gié hoa của Piper nigrum, 4: Quả Piper nigrum bổ dọc Họ Giấp cá Thân: cỏ, có mùi thơm. Giấp cá: Saururaceae Lá: đơn, nguyên, mọc so le. Cụm hoa: gié. Ở cây Giấp cá, gié màu vàng mọc đối diện với lá, 4 lá bắc ở phía dưới to tạo thành một tổng bao bao bên dưới gié. Hoa: trần, lưỡng tính. Bộ nhị: 3–6 nhị. Bộ nhụy: 3–4 lá noãn, bầu 1 ô đựng nhiều noãn thẳng, đính noãn bên. Quả: nang. Houttuynia cordata Thunb. Hàm ếch: Saurupus chinensis (Lour.) Baill. BỘ NAM MỘC HƢƠNG (Aristolochiales) Cỏ hay cây gỗ nhỏ mọc leo, thường có tế bào tiết tinh dầu. Lá mọc so le, không có lá kèm. Hoa lưỡng tính hoặc đơn tính, đều hay không đều, mẫu 3. Bao hoa chỉ có một vòng, thường có màu sặc sỡ như cánh, có thể rời hay dính. Bầu dưới, nhiều ô, đính noãn trung trụ. Đôi khi có một trục hợp nhụy do sự dính liền của chỉ nhị với vòi nhụy. Họ Nam mộc hƣơng Aristolochiaceae Thân: cỏ, sống nhiều năm, có thân rễ hình trụ hay hình củ hoặc cây gỗ, đứng hay leo. Thân ít phân nhánh. Lá: đơn, nguyên, mọc so le, không có lá kèm. Hoa: thường mọc riêng lẻ ở nách lá, lưỡng tính, đều hay không đều. Bao hoa: 3 lá đài dính liền nhau, có màu, phình ở gốc. Bộ nhị: 6–12 nhị, chỉ nhị rời hay dính liền với đỉnh vòi nhụy tạo thành trục hợp nhụy. Bộ nhụy: 6 lá noãn tạo thành bầu dưới, 6 ô, mỗi ô nhiều noãn, đính noãn trung trụ. Quả: nang, hạt có nội nhũ. Thường có tế bào tiết tinh dầu trong mô mềm của thân và lá. Nam mộc hương: Aristolochia balansae Franch. Khoai ca (Sơn địch): Aristolochia indica L. Bộ chỉ có 1 họ PHÂN LỚP SÚNG (NYMPHAEIDAE) GỒM 2 LIÊN BỘ, 3 BỘ VÀ 6 HỌ HỌ ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU HỌC CÂY TRONG HỌ GHI CHÚ BỘ SÚNG (Nymphaeales) Cỏ sống ở nước. Lá nguyên hay xẻ, mọc so le hay mọc vòng. Trụ giữa mang nhiều bó mạch kín xếp rải rác. Gỗ chưa có mạch thông, chỉ có mạch ngăn vòng hay xoắn. Hoa riêng lẻ, lưỡng tính, kiểu xoắn vòng, mẫu 3. Nhiều nhị, hạt phấn một rãnh. Bộ nhụy có lá noãn rời hay dính. Họ Súng Nymphaeaceae Thân: cỏ ở nước, sống nhiều năm. Thân rễ to, vùi dưới bùn, mang lá và hoa; có ống nhựa mủ, nhựa mủ khi ra gió đặc lại thành sợi. Lá: to, nổi trên mặt nước, có cuống dài. Phiến lá hình khiên hoặc hơi tròn với một khuyết hình tim nơi gắn cuống lá. Không có lá kèm. Hoa: riêng lẻ, to, lưỡng tính, đều, có cuống dài. Đế hoa thường lồi hay rất dài, tận cùng bằng một mặt lõm mang các lá noãn. Bao hoa: thường gồm một số lớn phiến xếp theo đường xoắn ốc. Các phiến bên ngoài màu xanh dạng lá đài, các phiến ở trong dạng cánh hoa. Bộ nhị: nhiều nhị xếp xoắn ốc nối tiếp đường xoắn của tràng. Hạt phấn một rãnh. Bộ nhụy: Lá noãn nhiều (5–35) dính liền nhau thành bầu trên, bầu giữa hay bầu dưới. Quả: khô, không mở. Ở Súng, sau khi thụ phấn, bao hoa và nhị rụng, hoa chìm xuống nước và tạo quả chứa rất nhiều hạt. Hạt có áo hạt, nội nhũ và ngoại nhũ. Súng (Súng lam): Nymphaea nouchali Burm. f. (Nymphaea stellata Willd.). Súng trắng: Nymphaea pubescens Willd. Súng đỏ: Nymphaea rubra Roxb. ex Salisb. Bộ có 3 họ, chỉ đề cập 1 họ PHÂN LỚP SEN (NELUMBONIDAE) GỒM 1 BỘ HỌ ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU HỌC CÂY TRONG HỌ GHI CHÚ BỘ SEN (NELUMBONALES) Bộ chỉ có 1 họ Sen (Nelumbonaceae) với 1 loài Sen (Nelumbo nucifera Gaertn.) Họ Sen Nelumbonaceae Cỏ sống ở nước, Thân: thân rễ rất to (ngó sen). Lá: Lá hình khiên, cuống dài có gai nhỏ. Hoa: Hoa lưỡng tính, xếp xoắn vòng. Lá đài 2; cánh hoa nhiều, màu trắng hay hồng, xếp xoắn ốc, ít phân biệt với lá đài. Bộ Nhị: Nhị nhiều, xếp xoắn ốc. Bộ Nhụy: Nhiều lá noãn rời, xếp vòng, vùi sâu trong đế hoa hình nón ngược (gương sen) nằm vượt lên trên bộ nhị. Nelumbo nucifera Gaertn. Sen trồng để ăn và làm thuốc. PHÂN LỚP HOÀNG LIÊN (RANUNCULIDAE) GỒM 9 BỘ HỌ ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU HỌC CÂY TRONG HỌ GHI CHÚ BỘ HOÀNG LIÊN (Ranunculales) Thân cỏ. Lá đơn hay kép, mọc so le hay đối, không có lá kèm. Hệ thống dẫn nhựa gồm toàn mạch thông có thủng lỗ đơn, một số ít có mạch ngăn hình thang. Hoa lưỡng tính hay đơn tính, đều, đôi khi không đều, kiểu xoắn vòng với bao hoa kép hay đơn. Nhị nhiều. Bộ nhụy gồm nhiều lá noãn rời. Hạt phấn có 3 rãnh hay dạng biến đổi từ 3 rãnh. Noãn đảo, có 2 vỏ. Hạt có phôi nhỏ, phần lớn có nội nhũ to. Hoàng liên Ranunculaceae Thân: cỏ, sống một năm, hai năm hoặc nhiều năm; đôi khi là dây leo (Dây ông lão). Rễ có thể phù lên thành củ (Ô đầu). Không có mô tiết. Lá: mọc so le, ít khi mọc đối. Bẹ lá phát triển ít nhiều. Ở Dây ông lão, cuống lá quấn vào các vật xung quanh giống như tua cuốn. Phiến lá có thể đơn, nguyên, hình tròn, hình tim với gân hình chân vịt hoặc xẻ sâu. Vài loại có lá kép hình lông chim. Cụm hoa: chùm, xim, tán đơn hay kép ở nách lá hay ngọn cành. Đôi khi hoa riêng lẻ ở ngọn. Hoa: lưỡng tính, đều hay không đều. Đế hoa lồi. Các bộ phận của hoa thường xếp theo kiểu vòng xoắn, đôi khi theo kiểu vòng hay kiểu xoắn. Bao hoa: gồm một số lá đài dạng cánh hoặc bao hoa đôi, phân hoá thành đài và cánh. Ở các chi cổ sơ như Clematis, Anemone, Naravelia, hoa không có cánh, cánh hoa xuất hiện do những biến đổi của những nhị phía ngoài cùng (tông Poeonieae) hay những tuyến mật có hình dạng biến thiên: hình mũ, hình bình hay hình cúp có chân, hình ống có 2 môi (tông Helleboreae, Ranunculeae). Bộ nhị: nhiều nhị xếp theo đường xoắn ốc hoặc thành vòng xen kẽ nhau. Chỉ nhị luôn luôn rời. Bao phấn nứt dọc, hướng trong hay hướng ngoài. Bộ nhụy: Cấu tạo theo 2 kiểu: – Nhiều lá noãn đính xoắn ốc tiếp theo đường xoắn của nhị, mỗi lá noãn chứa 1 noãn. – 1–5 lá noãn đính thành vòng, mỗi lá noãn chứa nhiều noãn. Các lá noãn thường rời, trường hợp dính nhau rất hiếm gặp. Quả: Đa bế quả hay quả đại tụ. Nang hay quả mập hiếm. Hạt có nội nhũ; mầm nhỏ, thẳng. Ô đầu Aconitum carmichaeli Debx. Phong quỳ: Anemone japonica (Thunb.) Sieb. & Zucc Dây ruột gà (Mộc thông): Clematis chinensis Osbeck. Dây ông lão Clematis smilacifolia Wall. Hoàng liên: Coptis chinensis Franch. Mao lương Ranunculus sceleratus L. Thổ hoàng liên: Thalictrum foliolosum DC. Bộ này chỉ có 1 họ . nhỏ Magnolia coco (Lour.) DC Ngọc lan trắng: Michelia alba DC. Ngọc lan ngà (Sứ vàng): Michelia champaca L. Bộ Ngọc Lan gồm 3 họ, chỉ đề cập 1 họ BỘ NA. hoa được sắp xếp trong 589 họ thuộc 232 bộ. Lớp Ngọc lan được chia làm 11 phân lớp: 1. Phân lớp Ngọc lan (Magnoliidae) 2. Phân lớp Súng (Nymphaeidae) 3.Ngày đăng: 31/12/2013, 12:46
Xem thêm
- LỚP NGỌC LAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
- cấu tạp rễ cây lớp ngọc lan
- đặc điểm lớp ngọc lan
Từ khóa » Cây Mầm Lớp Ngọc Lan Gồm Các Thành Phần
-
Lớp Ngọc Lan (magnoliopsida) Và Họ Ngọc Lan (magnoliaceae)
-
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
-
Trình Bày Cấu Tạo Cấp 1 Của Thân Cây Lớp Ngọc Lan
-
[PDF] LỚP NGỌC LAN (MAGNOLIOPSIDA) - PDFCOFFEE.COM
-
Lớp Ngọc Lan - Magnoliopsida (Lớp Hai Lá Mầm Dicotyledoneae)
-
Top 14 Các Phần Của Rễ Cây Lớp Ngọc Lan 2022
-
Phân Lớp Ngọc Lan-sau Sau-mao Luong - Sinh Học - Phan Thị Anh Ngọc
-
[PDF] Cấu Tạo Giải Phẫu Của Rễ Cây Lớp Ngọc Lan - 5pdf
-
Cấu Tạo Cấp 1 Của Rễ Cây Lớp Ngọc Lan - Kinh Nghiệm Trader
-
Tai Lieu Thuc Vat - SlideShare
-
Cây Lớp Ngọc Lan Có Kiểu Gân Lá - Toàn Thua
-
Vài Nét Về Nguồn Gốc Và Sự Tiến Hóa Của Ngành Ngọc Lan